Bác sĩ tư vấn ngủ ngáy có bị lây không?

Mọi người thường nghĩ, ngáy ngủ không lây và cũng không có nguy hại gì cho sức khỏe. Vậy thực sự ngủ ngáy có bị lây không? Bản chất của tật ngủ ngáy là gì? Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên môn mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về căn bệnh này đấy. Cùng tham khảo nhé!

“Ngủ ngáy có bị lây không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Nội dung chính

1. Ngủ ngáy tốt hay xấu?

Ngủ ngáy (kéo gỗ) là hiện tượng phát ra tiếng động khi ngủ, đây là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường mà bất kỳ ai cũng có thể mắc ít nhất 1 lần trong đời. Dân gian thường quan niệm, ban ngày con người lao động mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần thì tối dễ dàng ngáy ngủ.

Đôi lúc, ngủ ngáy đơn giản chỉ là do nằm ngủ bị sai tư thế, kê gối quá cao hoặc ngủ ở những nơi quá bí bách, lượng oxi không đủ để cung cấp cho quá trình thở. Trong trường hợp này thì ngáy ngủ không hề gây hại đến sức khỏe.

Vậy “ngủ ngáy tốt hay xấu“?. “Ngủ ngáy có nguy hiểm không?” nếu tình trạng ngáy khi ngủ diễn ra trong một thời gian dài, tiếng ngáy phát ra càng ngày càng to, đôi khi có dấu hiệu ngừng thở trong vài giây sau khi ngáy thì bạn cần phải thận trọng. Nếu có những biểu hiện này, đây có thể là điềm báo sức khỏe của bạn có vấn đề đấy. Trường hợp ngáy ngủ ngừng thở diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến đột qụy nữa.

Ngủ ngáy không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh

Ngoài ra những âm thanh bạn phát ra khi ngủ ngáy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần của những người ngủ cùng bạn. Và có thể nói, đã là bệnh thì không có gì tốt cả. Vì vậy với câu hỏi ngủ ngáy có tốt không, thì câu trả lời là không hề tốt. Bởi nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh.

2. Ngủ ngáy có bị lây không?

2.1 Bản chất của ngủ ngáy

  • Trong quá trình hô hấp, không khí được đưa vào từ mũi đôi lúc là miệng đi xuống phổi thông qua khí quản, quá trình này diễn ra liên tục, đều đặn và tự nhiên. Trong một số trường hợp, khi ngủ một bộ phận nào đó của khí quản (hầu, họng, mũi…) bị hẹp hơn các vị trí khác, không khí đi vào tác động lên các niêm mạc mô vùng bị hẹp đó tạo ra âm thanh. Âm thanh đó được gọi là tiếng ngáy.
  • Một số nguyên nhân chính gây lên tiếng ngáy là do béo phì, những người mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan,… gây sưng họng, tắc nghẽn đường thở.
  • Một số người mắc bệnh ngáy bẩm sinh do vòm họng mở rộng, khí quản hẹp.
  • Do tâm sinh lý không ổn định, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Ngáy ngủ còn xảy ra ở phụ nữ có thai, người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác.

2.2 Một số phương pháp phòng tránh ngáy ngủ có thể bạn cần biết

Ngủ ngáy không tốt và cần phải phòng tránh ngay

  • Hạn chế ăn khuya hoặc uống các chất kích thích trước khi đi ngủ: Nhiều người thường có thói quen ăn khuya trước khi ngủ mà không hề biết rằng hành động này có thể kích thích tuyến nước bọt và chất nhầy gây nên hiện tượng ngáy ngủ. Đặc biệt, nếu sử dụng chất kích thích, chất chứa cồn khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, tổn hại hệ thần kinh và các cơ ở cổ họng từ đó cũng gây nên chứng ngáy ngủ.
  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ để bảo vệ sức khỏe: Rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên ngáy khi ngủ. Bởi vậy, bạn cần ngủ đúng và đủ giờ để nạp năng lượng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Sửa lại tư thế ngủ cho đúng: Các nghiên cứu khoa học cho thấy với tư thế nằm ngửa bạn sẽ có nguy cơ ngủ ngáy cao hơn so với nằm nghiêng. Bởi, khi nằm ngửa sẽ tạo khoảng cách giữa hai hàm khiến miệng bị hở, điều này dễ dẫn đến ngáy ngủ. Để khắc phục, bạn chỉ cần đổi lại tư thế nằm nghiêng với một chiếc gối cao hơn chút là đã có một giấc ngủ sâu rồi đấy.
  • Sử dụng thực phẩm tự nhiên giàu vitamin và protein có tác dụng an thần như: hạt hướng dương, hạt kê, hạt sen…
  • Thay đổi không gian phòng ngủ: Một không gian thoải mái, dễ chịu sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn. Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như: luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ, đủ độ ẩm, tạo mùi thơm dịu nhẹ hay loại bỏ hết các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ…

2.3. Kết luận ngủ ngáy có bị lây không?

Vậy ngủ ngáy có lây không? Với những bản chất nguyên nhân trên, các chuyên gia y tế khẳng định ngáy ngủ không có khả năng lây từ người này sang người khác hay di truyền.

Ngáy ngủ không có khả năng lây từ người này sang người khác hay di truyền

Với những tác động vật lý gây nên chứng ngủ ngáy, tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sỹ để được khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề ngủ ngáy có bị lây không trên, bạn và người thân đã có thể hoàn toàn yên tâm khi phát hiện dấu hiệu nhé và đừng quên chữa trị kịp thời căn bệnh này.

Related Posts

Add Comment