Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm, bệnh gây nên mất nước nghiêm trọng ở trẻ em, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây nguy hại đến tính mạng của các bé.
Bệnh tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vậy điều trị bệnh tiêu chảy cấp như thể nào? và điều trị ra sao? Sau đây là một số nguyên tắc giúp điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em mà các mẹ cần phải lưu ý như:
Uống nhiều hơn bình thường
Tiêu chảy khiến cho các bé bị mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể, vì vậy cần phải cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ em trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội để giúp bổ sung lượng nước mà cơ thể đã bị mất đi do bị tiêu chảy cấp nhiều lần.
Cho trẻ uống nhiều nước giúp cơ thể giảm mất nước khi bị bệnh tiêu chảy
Tiếp tục cho ăn
Nếu trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp mà vẫn đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú. Ở những trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục tăng dần lên, ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên để trẻ phải nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn hay pha loãng sữa vì làm như vậy trẻ sẽ dễ dàng bị giảm cân, chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn từ đó làm kéo dài thời gian tiêu chảy ở bé lâu hơn.
Không nên cho trẻ ngừng ăn hoặc bị đói khi bị bệnh tiêu chảy cấp
Bổ sung vi lượng kẽm
Khi bị mắc chứng tiêu chảy cấp thì các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới cho trẻ.
Ngoài ra, những dấu hiệu để giúp mẹ nhận biết được căn bệnh tiêu chảy cấp là: Trẻ có các biểu hiện như không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước, trong phân có xuất hiện máu.
Bổ sung các vi lượng kẽm cho trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp
Những cách phòng ngừa bệnh
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, cho ăn dặn đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất, sử dụng nước sạch, ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách, phải rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu. Ngoài ra, phải thương xuyên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.
Trên đây là một số biện pháp giúp điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ e mang lại hiệu quả cao. Các bậc phụ huynh khi thấy con em mình bị mắc các triệu chứng của bệnh như trên thì cần phải đưa cháu đến ngay bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho con mình.
N.A