Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì? Nguy hiểm không và cách điều trị

Da em bé vốn rất mỏng manh, cộng với sức đề kháng từ môi trường còn yếu nên rất dễ mắc viêm da cơ địa. Trên thực tế, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý rất thường gặp, khiến bé rất ngứa ngáy và khó chịu.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
 

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hay “cứt trâu” (theo cách gọi dân gian) là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh 2-4 tháng tuổi sau sinh. Bệnh đặc trưng bởi các đám sần đỏ, mụn nước li ti ở hai má hoặc các tổn thương sần trên đầu có nhiều vảy tiết màu vàng ẩm ướt hoặc nâu xám khô.

Nếu lấy hết các vảy da trên đầu bé thì nền da ở dưới có màu đỏ tiết dịch hoặc khô. Nhiều trường hợp, tình trạng viêm da, ban đỏ có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể trẻ, gây cảm giác rất ngứa, làm trẻ mất ngủ, quấy khóc vào ban đêm.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa chủ yếu liên quan đến yếu tố gia đình, do di truyền và do dị ứng. Theo thống kê, khoảng 50% trẻ bị viêm da cơ địa có thể chấm dứt bệnh khi đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh khu trú trong cơ thể nhiều năm nhưng đến tuổi trưởng thành lại tái phát trở lại.

Một số yếu tố gây tăng nặng tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

  • Nóng: Cho trẻ mặc quần áo quá dày, chất vải nóng không thấm mồ hôi, tắm nước quá nóng hoặc sưởi lò sưởi quá lâu.
  • Khô: Thời tiết khô nóng, nằm điều hòa nhiều, dùng xà phòng không đúng… có thể làm khô da bé.
  • Ngứa: Do nhãn mác trên quần áo, lông vật nuôi trong nhà, cát, bụi.
  • Virus, vi trùng, mắc một số bệnh nhiễm khuẩn.
  • Do hóa chất, môi trường, một số yếu tố gây dị ứng khác.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa đúng cách

Mục đích hướng tới của việc chăm sóc tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là giúp bé cải thiện được tình trạng ngứa, viêm da. Bên cạnh đó là giúp dưỡng ẩm đúng cách cho da bé, tăng cường sức đề kháng đồng thời phòng tránh/điều trị việc nhiễm trùng.

Vì vậy, bố mẹ khi chăm sóc bé cần biết được các thông tin quan trọng sau:

Thuốc điều trị

Ở giai đoạn cấp tính, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ bôi corticoid loại nhẹ để làm giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, corticoid thường gây nhiều tác dụng phụ và nếu dừng thuốc không đúng cách có thể gây tái phát bệnh. Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thông thường, corticoid loại nhẹ (hydrocortisone cream 1%) được dùng để bôi da vùng mặt và vùng da mỏng của bé với liều lượng bôi 1 lần/ngày (dùng liên tục tối đa trong 10 ngày), sau đó cách ngày mới dùng và bôi duy trì 2 lần/tuần thì mới ngưng để giảm tỉ lệ phụ thuộc thuốc.

Thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Kem dưỡng ẩm

Bản chất của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ tình trạng khô da, mất nước gây giảm cơ chế bảo vệ da. Vì vậy, dùng kem dưỡng để giữ ẩm cho da là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho bé nhất là trong thời tiết hanh khô.

Chú ý: Hãy bôi lớp dưỡng ẩm dày lên da bé, bôi cả vùng da bị tổn thương và vùng da bình thường. Số lần bôi kem tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh và thời điểm bôi kem tốt nhất là sau khi tắm cho bé.

Nguyên tắc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Không tắm bằng các loại lá

Một số cách tắm lá truyền miệng với tác dụng làm mát da cho trẻ nhưng thật sự chưa được kiểm nghiệm độ an toàn thực sự. Ngoài ra, nhiều loại lá khi tắm cho bé có thể khiến da trẻ bị khô hơn do làm thay đổi độ PH ở da trẻ. Nguy hiểm nhất là nếu lá chưa được làm sạch đúng cách thì có thể chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn có thể gây nhiễm trùng, tăng nặng tình trạng viêm da của bé.

An tâm nhất là bố mẹ hãy dùng nước đun sôi để nguội rồi phá nước với nhiệt độ vừa phải rồi mới tắm cho bé. Nhiệt độ nước thích hợp nhất trong khoảng 36-38 độ C.

Lựa chọn sữa tắm

Làn da trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh, nhạy cảm và dễ bị kích thích vì vậy khi lựa chọn sữa tắm cho bé cần đảm bảo loại sữa tắm đó có độ PH phù hợp với độ PH tự nhiên trên da trẻ.

Bố mẹ tuyệt đối không dùng xà phòng thông thường tắm cho con vì sẽ khiến làm khô da bé và có thể chứa các thành phần gây kích ứng.

Khi tắm, nên cho trẻ ngâm mình trong chậu hoặc bồn tắm có pha sữa tắm trong vòng 15-30 phút để giúp bé thư giãn hơn.

Tắm cho trẻ sơ sinh viêm da cơ địa
Tắm cho trẻ sơ sinh viêm da cơ địa

Quần áo bé mặc cần có chất liệu mềm mại

Quần áo bằng sợi cotton, sợi thiên nhiên có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát là thích hợp nhất cho da trẻ sơ sinh. Tuyệt đối tránh các loại vải nặng, vải sợi, len dạ vì có thể gây kích ứng da bé.

Hạn chế các yếu tố gây dị ứng

Lông chó mèo, bụi, thuốc lá… là những tác nhân có thể gây tăng nặng tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Giảm ngứa cho bé bằng phương pháp băng ướt

Băng ướt hay đắp ẩm là phương pháp được dùng nếu viêm da cơ địa ở trẻ không được kiểm soát trong 24-48 giờ sau khi được điều trị bằng cortisone.

Để tăng cường độ ẩm cho da bé có thể sử dụng dung dịch tăng ẩm theo chỉ định của bác sĩ. Băng ướt nên thực hiện vài lần trong ngày và tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Làm ướt khăn hoặc băng gạc sạch với nước ấm có pha dung dịch làm ẩm da
  • Bôi cortisone hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ vào vùng da khô, mẩn đỏ
  • Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân trẻ
  • Dựa vào vị trí tổn thương da để dùng băng ướt như sau:

– Viêm da vùng mặt: Làm ướt khăn bằng nước mát rồi đắp lên vùng da bị mẩn đỏ trong 5-10 phút cho bé.

– Vùng đầu: Làm ướt khăn bằng nước mát rồi trùm lên đầu trẻ trong 5-10 phút.

– Tay, chân: Dùng băng dạng ống mềm hoặc khăn, làm ướt bằng nước mát rồi quấn vào khu vực da bị viêm. Đeo một lớp băng dạng ống khô/quấn khăn khô bên ngoài đến khi băng khô thì tháo ra rồi bôi kem dưỡng ẩm cho bé.

– Lưng, ngực, bụng: Làm tương tự như vùng tay, chân.

Trên đây là những thông tin hết sức cần thiết bố mẹ cần biết để chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa. Chúc bé và bố mẹ luôn khỏe mạnh!

Related Posts

Add Comment