sỏi mật – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Sun, 11 Aug 2019 04:27:40 +0000 vi hourly 1 162709760 Vì sao lại bị sỏi mật? https://yhocthuongthuc.net/vi-sao-lai-bi-soi-mat.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=vi-sao-lai-bi-soi-mat https://yhocthuongthuc.net/vi-sao-lai-bi-soi-mat.html#respond Sat, 03 Aug 2019 10:50:07 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=892 Sỏi mật là trong lòng ống mật có những viên sỏi nhỏ, to, hay bùn mật ở vị trí trong gan hoặc ngoài gan, ở túi mật. Bệnh có thể gây viêm phúc mạc mật, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa… rất nguy hiểm. Sỏi mật hình thành như thế nào? Người ta thấy có hai loại sỏi mật thường được hình thành là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Loại sỏi cholesterol: vì một lý do nào đó làm cho các thành phần dịch mật thay đổi tỷ lệ: nồng độ cholesterol tăng lên, nồng độ chất

Bài viết Vì sao lại bị sỏi mật? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Sỏi mật là trong lòng ống mật có những viên sỏi nhỏ, to, hay bùn mật ở vị trí trong gan hoặc ngoài gan, ở túi mật. Bệnh có thể gây viêm phúc mạc mật, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa… rất nguy hiểm.

Sỏi mật hình thành như thế nào?

Người ta thấy có hai loại sỏi mật thường được hình thành là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.

Loại sỏi cholesterol: vì một lý do nào đó làm cho các thành phần dịch mật thay đổi tỷ lệ: nồng độ cholesterol tăng lên, nồng độ chất làm tan (muối mật – lecithin) giảm xuống, khi đó cholesterol kết tủa tạo ra những tinh thể là tiền đề cho sự hình thành sỏi mật. Những yếu tố làm giảm bài tiết muối mật gồm: bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật; người béo: dự trữ muối mật giảm, sản xuất muối mật tăng nhanh nhưng không nhanh bài tiết; người cao tuổi. Những trường hợp làm tăng tổng hợp cholesterol: chế độ ăn giàu calo, dùng thuốc oestrogen, cloflbrat. Vai trò của túi mật: túi mật tái hấp thu nước nên làm cho cholesterol được cô đặc hơn; đồng thời túi mật tiết ra chất mueus có tác dụng làm cho cholesterol và sắc tố mật dễ bị kết tủa.

vi sao lai bi soi mat

Sự hình thành sỏi sắc tố mật: ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á hay gặp loại sỏi này. Nguyên nhân là do trứng giun đũa hoặc xác giun làm “nhân” cho sắc tố mật và canxi bám vào gây sỏi. Nếu giun đũa lên đường mật nó gây nhiễm khuẩn và tăng áp lực trong đường mật, gây ra những vết loét xước và sau đó là những chít hẹp xơ vòng ở những nhánh mật phân thùy gan, phía trên vòng xơ ống mật giãn to, mật bị ứ đọng dần dần từ đó hình thành sỏi mật.

Biểu hiện của bệnh sỏi mật

Một người bị sỏi mật sẽ có các dấu hiệu sau: đau bụng với tính chất đau ở vùng hạ sườn phải (HSP), kiểu đau quặn gan, thường xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, đau nhiều về đêm khoảng 23 – 24 giờ; khi đau kèm theo nôn, bệnh nhân không dám thở mạnh; cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày. Rối loạn tiêu hoá: chậm tiêu, bụng trướng hơi, bệnh nhân sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy sau bữa ăn. Cơn đau nửa đầu (Migraine), đau nửa đầu dữ dội, khi đau có nôn nhiều. Sốt do bị viêm đường mật, túi mật, sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ; sốt và đau HSP đi đôi với nhau, nếu đau nhiều thì sốt cao; có khi sốt kéo dài vài tuần, hằng tháng; có khi sốt nhẹ 37,5 – 380C; nếu không viêm thì không sốt.

Vàng da và niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1 – 2 ngày; vàng da kiểu tắc mật gồm da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu; vàng da có ngứa, thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm; vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt. Ba chứng: đau, sốt, vàng da còn gọi là Tam chứng Charcot  tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt vài tuần, vài tháng, vài năm. Khám thấy: gan to đều, mức độ to từ mấp mé dưới bờ sườn  đến 5 – 6cm dưới bờ sườn tùy mức độ tắc mật; mặt gan nhẵn, mật độ chắc, bờ tù, ấn đau tức. Túi mật to cùng với gan to, túi mật to, đau khi sờ nắn, có thể co cứng HSP. Xét nghiệm máu: bilirubin toàn phần tăng. Siêu âm thấy sỏi túi mật, sỏi ống mật. Chụp phim Xquang thấy sỏi.

Trên thực tế thường gặp ba thể bệnh chính như sau: một là trường hợp điển hình có Tam chứng Charcot, hội chứng tắc mật, bệnh tái phát nhiều lần, với các triệu chứng như trên chẩn đoán đúng sỏi mật 60- 75%. Hai là triệu chứng lâm sàng không điển hình: có cơn đau quặn gan, không vàng da, không tắc mật; hoặc tắc mật nhưng không đau quặn gan. Ba là bệnh nhân bị sỏi nhưng đến bệnh viên cấp cứu vì biến chứng như: viêm phúc mạc mật với các dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, bụng cứng, vàng da; sốc nhiễm khuẩn; sốt, túi mật to, đau; chảy máu tiêu hoá: nôn ra máu có hình thỏi kiểu như ruột bút chì; đau bụng cấp, nôn, trướng bụng.

Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh 

Việc dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn là rất quan trọng trong điều trị viêm nhiễm đường mật do sỏi. Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ để dùng thuốc vừa hiệu quả, vừa rút ngắn thời gian mắc bệnh cho bệnh nhân. Trường hợp chưa làm được kháng sinh đồ thì phải dùng các loại kháng sinh có hoạt phổ rộng, liều cao như: colistin, cephalosporin, ampixillin, gentamyxin… Các thuốc giãn cơ, giảm co thắt như atropin, spasmaverin…; thuốc lợi mật như: sunfat magie, siro actiso, sorbitol…; các thuốc làm tan sỏi dùng trong các trường hợp viên sỏi nhỏ dưới 2cm, túi mật còn tốt, bệnh nhân không thể mổ được, hoặc đề phòng sỏi tái phát sau mổ. Phẫu thuật trong các trường hợp: sỏi gây viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp, đau dữ dội mà dùng thuốc giảm đau không kết quả, chảy máu đường mật, áp-xe đường mật dọa vỡ, viêm đường mật kéo dài, tắc mật kéo dài,  tái phát nhiều lần, sỏi túi mật… Lấy sỏi qua máy soi tá tràng…

Bệnh nhân bị sỏi mật cần thực hiện một chế độ ăn kiêng hợp lý đó là: kiêng ăn mỡ, nhất là các loại thịt mỡ động vật như bò, gà, lợn… Ăn giảm calo: chỉ ăn  2.000 calo/24 giờ. Uống các loại nước thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như nước  khoáng, nước nhân trần, actiso.

Phòng bệnh sỏi mật cần thực hiện nhiều biện pháp sau đây: khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh là nguyên nhân gây sỏi mật như bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật, rối loạn lipid máu; kiểm soát ăn uống chống thừa cân béo phì; tránh ăn chế độ ăn giàu calo; tránh dùng các thuốc oestrogen chữa bệnh cho người có bệnh sỏi mật từ trước; định kỳ 6 tháng một lần tẩy giun, thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun.

Bài viết Vì sao lại bị sỏi mật? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/vi-sao-lai-bi-soi-mat.html/feed 0 892
Bệnh Sỏi Mật Không Nên Ăn Cà Chua https://yhocthuongthuc.net/benh-soi-mat-khong-nen-an-ca-chua.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=benh-soi-mat-khong-nen-an-ca-chua https://yhocthuongthuc.net/benh-soi-mat-khong-nen-an-ca-chua.html#respond Wed, 24 Jul 2019 01:47:07 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2707 Những thực phẩm hàng ngày chúng ta thường dùng đôi khi không tốt cho sức khỏe mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh của chúng ta thêm nặng hơn trước như bệnh sỏi mật thì không nên ăn   Cà chua là một loại quả quen thuộc, nó có tính lương huyết, giải độc, chống khát nước, thông tiểu tiện và tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ là thực ngon tuyệt vời trong các món ăn mà cà chua còn là cứu tinh cho chị em phụ nữ trong việc làm đẹp. Dưới đây là một số

Bài viết Bệnh Sỏi Mật Không Nên Ăn Cà Chua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Những thực phẩm hàng ngày chúng ta thường dùng đôi khi không tốt cho sức khỏe mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh của chúng ta thêm nặng hơn trước như bệnh sỏi mật thì không nên ăn
 
Cà chua là một loại quả quen thuộc, nó có tính lương huyết, giải độc, chống khát nước, thông tiểu tiện và tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ là thực ngon tuyệt vời trong các món ăn mà cà chua còn là cứu tinh cho chị em phụ nữ trong việc làm đẹp. Dưới đây là một số tác dụng của cà chua mà bất cứ ai cũng cần biết: 
 
Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
 
Tuy nhiên, lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua.
 
Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng
 
Cà chua là loại quả đứng đầu bảng trong số những thực phẩm dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Trong cà chua có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa, và đặc biệt là giàu lycopene – chất giúp loại quả này có màu đỏ đậm là một trong những dưỡng chất có lợi giúp bạn khỏe đẹp, làm chậm quá trình lão hóa. Kích thích tiêu hóa, làm đẹp da: Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Ba thứ dùng máy ép lấy nước; Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.
 
– Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 – 3 lần.
 
– Hỗ trợ chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối… làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mạn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Bài viết Bệnh Sỏi Mật Không Nên Ăn Cà Chua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/benh-soi-mat-khong-nen-an-ca-chua.html/feed 0 2707
Bị Sỏi Mật Nên Và Không Nên Ăn Thực Phẩm Gì ? https://yhocthuongthuc.net/bi-soi-mat-nen-va-khong-nen-an-thuc-pham-gi.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bi-soi-mat-nen-va-khong-nen-an-thuc-pham-gi https://yhocthuongthuc.net/bi-soi-mat-nen-va-khong-nen-an-thuc-pham-gi.html#respond Mon, 22 Jul 2019 10:05:51 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2535 Bị sỏi mật nên và không nên ăn thực phẩm gì ? Bệnh sỏi mật là một căn bệnh thuộc về đường tiêu hóa, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất hạn chế sự phát triển của sỏi mật và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gây ra. Người bệnh cần biết rằng khi bị sỏi mật tức là sỏi có thể ở bất cứ bộ phận nào của hệ thống ống mật (túi

Bài viết Bị Sỏi Mật Nên Và Không Nên Ăn Thực Phẩm Gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>

Bị sỏi mật nên và không nên ăn thực phẩm gì ? Bệnh sỏi mật là một căn bệnh thuộc về đường tiêu hóa, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất hạn chế sự phát triển của sỏi mật và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gây ra.

Người bệnh cần biết rằng khi bị sỏi mật tức là sỏi có thể ở bất cứ bộ phận nào của hệ thống ống mật (túi mật và ống mật), gồm có hai loại, kết sỏi do cholexterol và kết sỏi do giảm sắc tố. Nguyên nhân bệnh tương đối phức tạp, chủ yếu viêm nhiễm ống mật, trở ngại chuyển hóa chất béo. Loại bệnh này thường gặp ở phụ nữ, người béo, trung niên 40 tuổi trở lên.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật có nhiều khác biệt với bệnh sỏi thận là có thể buồn nôn, ói mửa, sốt. Khi túi mật sưng to, sờ tay thấy đau. Chiếu X quang có thể thấy sỏi. Ngoài ra còn thấy do sỏi làm tắc ống mật mà sinh vàng da vàng mắt, đau dữ dội, rét, phát sốt, có thể gây viêm ống mật, tuyến tụy cấp.
Bị sỏi mật nên và không nên ăn thực phẩm gì ?

Người Bị Sỏi Mật Nên Ăn

Nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ thực vật như ngô, gạo lức, cám , và các loại rau xanh; rau cần, rau chân vịt, cải thìa. .. Xơ như thực vật có thể kết hợp với axit, mật làm tăng hoặ giảm độ hòa tan cholexterol trong mật, hoặc ngăn chặn khả năng hình thành sỏi. Ăn ít protein cũng là một nguyên nhân dẫn tới sỏi mật, người bệnh có thể tăng lượng protein, nên dùng các loại thực phẩm có chứa ít mỡ như thịt bò, thịt lơn lạc, lòng trắng trứng, sữa tách bơ và các loại thủy sản, cá tôm… protein thực vật ít mỡ, có chứa nhiều trong đậu và chế phẩm từ đậu.

Người Bị Sỏi Mật Không Nên Ăn Những Thứ Gì ?

Ăn đường tinh chế, mỡ, thực phẩm nhiều cholexterol được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi mật. Ăn nhiều đường tinh chế, làm tăng cholexterol trong gan và hạn chế bài tiết axit mật làm cho việc chuyển đổi axit mật bị thu nhỏ lại, dễ bị kết sỏi.

Vì vậy, nên tránh dùng những chất có chứa nhiều đường như mía, kẹo, mật ong… ăn nhiều mỡ có thể làm túi mật co lại vì vậy nên kiêng không dùng thịt mỡ , bơ, sữa, tốt nhất là dùng dầu thực vật. Những thực phẩm chứa nhiều cholexterol như lòng đỏ trứng gà, trứng muối, trứng cá, gạch cua, nên hạn chế ăn hoặc không nên ăn.

Bài viết Bị Sỏi Mật Nên Và Không Nên Ăn Thực Phẩm Gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bi-soi-mat-nen-va-khong-nen-an-thuc-pham-gi.html/feed 0 2535