Mặt Phù Vì Chữa Trị Bệnh Viêm Xoang Không Đúng Cách.
Bệnh viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức lao động. Tuy nhiên, nhiều người còn coi thường, tự ý điều trị mà không biết rằng viêm xoang có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Viêm Xoang.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ, bệnh viêm xoang có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, khí phế quản; biến chứng ở mắt như nhiễm trùng ổ mắt, viêm thần kinh thị giác; biến chứng sọ não như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm não, viêm màng não. Khi người bệnh viêm xoang bị sốt cao, đau đầu nghiêm trọng, đau mắt hay giảm thị lực, cần kịp thời đi khám bác sĩ. Đặc biệt, khi dịch nhầy viêm xoang chảy xuống họng rất dễ gây viêm amidan. Amidan bị viêm sẽ sinh ra liên cầu trùng nhiễm khuẩn có nhóm cấu trúc tương tự như ở màng thận, tim, khớp. Amidan sưng đưa vi khuẩn vào máu và cơ thể sẽ sinh ra vi khuẩn kháng lại, gây ra phản ứng sưng khớp, thận. Đối với những người thường xuyên phải đi lại bằng máy bay hay lặn biển, do sự thay đổi về nhiệt độ hay áp suất không khí cũng gây viêm xoang. Dị ứng có thể gây viêm xoang. Sử dụng thuốc xịt thông mũi quá nhiều, hút thuốc lá, bơi lặn làm tăng nguy cơ viêm xoang. Người bị polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc VA (sùi vòm họng) phì đại cản trở dẫn lưu xoang dễ dẫn đến viêm xoang. Đôi khi, nhiễm nấm cũng có thể gây viêm xoang ở những người giảm khả năng miễn dịch hoặc dị ứng với nấm. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
Chữa Bệnh Viêm Xoang Theo Phương Pháp Tây y.
Để giảm những cơn đau do viêm xoang hoặc điều trị viêm xoang, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc như thuốc uống giảm đau, chống viêm, thuốc xịt. Ưu điểm là thuốc có tác dụng nhanh, thế nhưng cần cảnh giác một số thuốc tễ hoặc dạng bột chữa viêm xoang không rõ nguồn gốc có thể chứa corticosteroid, dùng lâu ngày có nhiều tác dụng phụ như tăng cân bất thường, tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, tăng nguy cơ nhiễm trùng, đục thuỷ tinh thể, chậm lành vết thương, lệ thuộc thuốc…
Với người viêm xoang nặng, viêm nhiều lần trong một năm thường được khuyên lựa chọn biện pháp phẫu thuật. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh, mặc dù phẫu thuật nội soi ít chảy máu, ít nguy hiểm nhưng chỉ định đối với bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính – polype mũi, điều trị nội khoa thất bại, tái phát trên 4 lần/năm, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt mới được thực hiện. Khi phẫu thuật phải thực hiện gây mê toàn thân tại phòng mổ. Nội soi mũi xoang chỉ thực hiện bên trong mũi, không rạch da bên ngoài. Thời gian phẫu thuật mất khoảng 1 giờ tùy từng ca nặng hay nhẹ. Đa phần bệnh nhân sau mổ giảm đáng kể các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu, đau vùng mặt. Với bệnh nhân là nam giới hút thuốc lá, sau khi phẫu thuật phải nhanh chóng bỏ thuốc lá vì những người hút thuốc lá có khả năng có biến chứng sau mổ. Phẫu thuật nội soi an toàn nhưng vẫn có khoảng 50% bệnh nhân còn than phiền về triệu chứng chảy mũi sau và polype có thể tái phát vài năm sau đó. Ở một số bệnh viện đa khoa vẫn xảy ra các tai biến như chảy máu trong phẫu thuật hoặc hai tuần sau phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể cần mổ lần hai để cầm máu. Nếu bệnh nhân có mổ vách ngăn có thể có nguy cơ biến dạng sống mũi. Tai biến nặng nhất có thể gặp như mù, nhìn đôi, chảy dịch não tủy, viêm màng não, tổn thương nhu mô não, xuất huyết ồ ạt do vỡ động mạch cảnh trong… Các tai biến nặng thường rất hiếm xảy ra nhưng người bệnh cũng như bác sĩ vẫn phải cân nhắc trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi.
Đông y Chế Ngự Căn Bệnh Viêm Xoang Thế Nào Có Tốt Không ?
Từ lâu y học cổ truyền luôn chú trọng tăng cường khả năng tự đề kháng của cơ thể và nâng cao thể trạng. Các vị thuốc, bài thuốc quý trong dân gian nay lại được nhiều nhà thuốc khai thác để chữa cho người bệnh. Tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Các Bài Thuốc Gia Truyền tôi gặp Lương y Nguyễn Xuân Tùng, người đã gắn bó lâu năm với bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang 4 đời để lại cho biết, nền tảng của bài thuốc gồm hơn chục vị có tác dụng khu phong, phát tán phong hàn, phong nhiệt, tuyên phế khí. Bài thuốc gồm tân di, bạch chỉ, bạc hà, kim ngân hoa, phòng phong, liên kiều, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật… Giúp thông mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm đau mũi, chống phù nề, sưng viêm, làm hết mủ. Khi dùng thuốc người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, căng tức, muốn hắt hơi, giảm tiết dịch. Nếu dùng trước mùa lạnh 3 tháng sẽ tránh được viêm xoang. Dùng trong quá trình điều trị viêm xoang cấp hoặc mãn sẽ giúp bệnh mau khỏi, ngăn bệnh tái phát. Thuốc bốc theo thang, liều lượng khác nhau với từng người bệnh. Mỗi thang thuốc cứ đun khoảng 3 lít nước đến sôi, đun thêm 15 phút lửa nhỏ cho chất thuốc hòa hết vào nước rồi cho vào tủ lạnh uống hai ngày thay nước.
Chị Nguyễn Kim Liên (Khê Lôi, Liêm Tiết, Thanh Liêm, Hà Nam) bị viêm xoang 4 năm nay. Chị đi chữa cả Tây y và Đông y nhiều nơi nhưng không khỏi, chị cho biết : “Tháng 8 vừa rồi căn bệnh viêm xoang của tôi lại tái phát. Nghe người làng mách bảo, tôi đã khăn gói lên Hà Nội để gặp ông lang chuyên chữa viêm xoang trên đường Hồng Hà. Kết quả bệnh không khỏi mà mặt sưng phù lên. May mắn thay, trong khi chữa bệnh, tôi ở nhờ nhà chị gái. Chị dẫn tôi đến với Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Các Bài Thuốc Gia Truyền. Đến nơi tôi Lương y nói ngay tôi bị hội chứng cushing khuôn mặt trăng rằm do dùng corticosteroid điều trị viêm xoang. Xem các kết quả thăm khám ở BV tỉnh của tôi cùng với việc hỏi thăm các triệu chứng hàng ngày, sau đó cô kê cho tôi 30 thang thuốc dặn đun và uống trong 30 ngày. Thuốc uống thay nước và chỉ kiêng ăn canh cải. Lúc chưa uống thuốc tôi thường bị nghẹt mũi, nhức đầu, mủ xanh chảy xuống họng rất ghê. Mủ chảy nhiều thành ra viêm họng, hơi thở hôi, rất khó chịu, có đợt viêm luôn cả tai. Uống thuốc vào tự nhiên tôi thấy mủ loãng ra, rửa mũi dễ dàng hơn, họng không đau, đặc biệt mũi không nghẹt, không nhức đầu, tối ngủ ngon giấc. Như mọi năm, nếu cứ gặp trời mưa, ẩm vài hôm là bệnh tôi trở nặng nhưng mấy hôm nay trời mưa liên miên nhưng tôi thấy mũi khô thoáng, không tiết dịch nữa. Hôm nay tôi đến để khám lại và xin thêm thuốc của trung tâm về uống thêm”.
Trò chuyện với Lương y Nguyễn Xuân Tùng, ông cho biết:“ Thuốc Đông y thường phải điều trị dài nhưng với trường hợp của chị Liên do dùng thuốc đúng chỉ định, bản thân chị lại kết hợp tập khí công (đặc biệt là thở) nên đáp ứng với thuốc rất nhanh. Ngoài thuốc uống tôi có bày cho chị Liên mỗi buổi sáng và tối dành ra 1 tiếng để tập khí công và đi bộ, tập hít đằng mũi thật sâu, thở ra đằng mồm. Sáng, trưa, chiều, tối rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Khi mũi ngạt cho thêm 1-2 giọt nước cốt tỏi hòa vào muối sinh lý để nhỏ mũi. Nhờ đó chị không phải dùng kháng sinh, mặt hết phù, bệnh khỏi đến 90% và đang dùng thuốc uống để duy trì kết quả chữa bệnh của chị”.