Tại sao nữ giới hay mắc bệnh loãng xương hơn nam giới?

Bệnh loãng xương thường xảy ra ở những người cao tuổi và tỉ lệ nữ giới mắc căn bệnh này thường cao hơn nam giới. Tại sao lại như vậy?

Bệnh loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp, nó có thể gây thoái hóa cột sống, gai đôi cột sống, vẹo cột sống hoặc biến chứng nặng nề dẫn đến gãy xương. Theo thống kê, ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh. Vậy tại sao tỉ lệ nữ giới bị loãng xương lại thường cao hơn nam giới?

Phụ nữ chiếm tỉ lệ cao về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có thể do di truyền. Vì vậy, phụ nữ có thể là người có bộ xương yếu giống như bà hoặc mẹ của mình. Song cũng có thể là do quá trình ăn uống sinh hoạt không cung cấp đủ canxi cho xương nên dễ dẫn đến loãng xương.

Chế độ ăn uống thiếu canxi thường gây bệnh loãng xương

Về kích cỡ bộ xương của nữ giới cũng thường nhỏ hơn và ít lượng xương đỉnh thấp hơn nam giới nên cũng là nguyên nhân của bệnh loãng xương. Đặc biệt, ở những phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh thì khối lượng xương đỉnh thường bị mất đi, chiếm khoảng nhiều hơn 40% so với nam giới nên điều đó chứng tỏ rằng khả năng loãng xương ở nữ giới thường cao hơn nam giới.

Phụ nữ cao tuổi dễ mắc bệnh loãng xương nhất

Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt và thai nghén cũng như thời gian nuôi con ở nữ giới cũng khiến họ phải cung cấp một nguồn canxi lớn nên nếu không được cung cấp đầy đủ cũng sẽ khiến họ dễ bị mắc bệnh loãng xương. Thêm vào đó, tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc corticoid giúp điều trị bệnh viêm khớp hoặc viêm cột sống thường gặp ở phụ nữ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương.

N.A

Related Posts

Add Comment