Tài liệu tham khảo – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Fri, 28 Jun 2019 02:50:47 +0000 vi hourly 1 162709760 HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG https://yhocthuongthuc.net/kinh-te-c13.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=de-cuong-mon-hoc-kinh-te-luong-ung-dung https://yhocthuongthuc.net/kinh-te-c13.html#respond Fri, 28 Jun 2019 02:50:47 +0000 https://triviet24h.vn/?p=620 1. Lộ trình thực hiện đề án Nộp đề cương nghiên cứu: buổi học tuần 6 hoặc 7, tùy theo yêu cầu của GV (làm đề cương sơ bộ trên 1 trang giấy A4, có thể viết tay). Nộp báo cáo sơ bộ: nộp vào tuần 10. Nộp báo cáo chính thức: nộp vào tuần 13.  2. Yêu cầu chung Đề án môn học là yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên tham gia lớp học. Các sinh viên sẽ tự thiết lập nhóm cho mình (5÷8 SV) và tự lựa chọn chủ đề nghiên cứu thích

Bài viết HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
1. Lộ trình thực hiện đề án

Nộp đề cương nghiên cứu: buổi học tuần 6 hoặc 7, tùy theo yêu cầu của GV (làm đề cương sơ bộ trên 1 trang giấy A4, có thể viết tay). [xem mục 4]
Nộp báo cáo sơ bộ: nộp vào tuần 10. [xem mục 5]Nộp báo cáo chính thức: nộp vào tuần 13. [xem mục 6]

2. Yêu cầu chung

Đề án môn học là yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên tham gia lớp học. Các sinh viên sẽ tự thiết lập nhóm cho mình (5÷8 SV) và tự lựa chọn chủ đề nghiên cứu thích hợp với khả năng của nhóm. Từ chủ đề ban đầu, sinh viên sẽ xây dựng một mô hình hồi quy tổng thể (hồi quy bội/đa biến) dựa trên những kiến thức được học. Sau đó, nhóm tiến hành thu thập số liệu và phân tích kinh tế lượng (ước lượng, kiểm định, v.v.). Cuối cùng, nhóm làm thành một báo cáo hoàn chỉnh và nộp cho giảng viên hướng dẫn (GVHD).Tác dụng: Bài tập này nhằm rèn luyện cho SV nắm vững các khái niệm cơ bản của kinh tế lượng, phát huy tinh thần làm việc tập thể, tạo tính chủ động trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng môn học.

3. Hướng dẫn chi tiết

3.1. Chủ đề nghiên cứu

Từng nhóm sinh viên sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu. Chủ đề cần có sự đồng thuận của các thành viên trong nhóm. Cụ thể hơn, nhóm sẽ tìm một quan hệ thống kê giữa các đại lượng kinh tế mà các thành viên quan tâm nghiên cứu.
Gợi ý một số chủ đề tham khảo:(1) Chủ đề chung về kinh tế. Ví dụ: (a) Mức tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình và 1 số yếu tố khác; (b) Doanh thu phụ thuộc vào Chi phí quảng cáo và 1 số chi phí khác; (c) Giá nhà phụ thuộc vào diện tích, số phòng ngủ, số tầng, nhà mặt tiền hay trong hẻm… (d) Các yếu tố tác động đến GDP; (e) Tiền lương phụ thuộc vào thâm niên, trình độ chuyên môn, bậc thợ, nam hay nữ…
(2) Chủ đề tài chính – ngân hàng. Ví dụ: Giá trị Nợ dài hạn phụ thuộc vào Giá trị Tổng tài sản và các khoản mục khác; …
(3) Chủ đề xã hội. Ví dụ: Số giờ tự học của SV trong một tuần, Số phút đọc sách trong một ngày, Số tiền chi tiêu cho mua sách trong một tháng, Số giờ xem tivi trong một tuần, v.v. phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • Chủ đề của nhóm nên ở mức độ phù hợp với năng lực nghiên cứu hiện tại, thời gian và khả năng tài chính của nhóm.
  • Chủ đề nghiên cứu của các nhóm trong lớp không được trùng nhau. Nhóm nào chọn chủ đề (nộp đề cương) trước sẽ được ưu tiên.

3.2. Biến phụ thuộc

Do giới hạn của chương trình nên biến phụ thuộc nên là biến định lượng hay liên tục (con số đo lường cụ thể, có đơn vị). Biến phụ thuộc được chọn phải sát với chủ đề nghiên cứu.

3.3. Các biến độc lập

Nhóm nghiên cứu sẽ tự chọn các nhân tố (biến độc lập) tác động lên biến phụ thuộc. Biến độc lập có thể là biến định lượng hoặc biến định tính (định danh/phân loại, định bậc/thứ bậc) nhưng phải có ít nhất một biến định lượng (liên tục).Một số lưu ý khi chọn biến độc lậpBiến độc lập phải được chọn một cách cẩn thận sao cho:

  • Có thể phát biểu bằng lời để giải thích tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc (phát biểu này dựa trên lý thuyết kinh tế hoặc giả định dựa trên sự suy luận hợp lý).
  • Các biến độc lập được chọn là các nhân tố chính tác động lên biến phụ thuộc.

Các biến phụ thuộc và biến độc lập phải:

  • Được định nghĩa rõ ràng với đơn vị đo lường cụ thể hoặc được phân loại một cách rõ ràng.
  • Dễ tìm hoặc dễ điều tra.

3.4. Xây dựng mô hình

Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến theo tham số.

3.5. Thu thập số liệu mẫu

(ít nhất gồm 20 quan sát, khuyến khích: trên 30 quan sát)Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sử dụng cho mô hình phải được ghi chú rõ nguồn gốc và các phương pháp tổng hợp hay biến đổi dữ liệu nếu có.Đối với dữ liệu sơ cấp: Phải nêu rõ phương pháp chọn mẫu và phải lưu giữ phiếu điều tra cho đến khi kết thúc môn học.Lưu ý:

  • Tiến hành phân tích số liệu đã thu thập thập được trên máy vi tính dựa vào các phần mềm thống kê Eviews 6.0, SPSS, v.v.
  • Bất cứ hành động chỉnh sửa dữ liệu hoặc kết quả hồi quy đều không được chấp nhận.
  • Hoàn thành báo cáo hoàn chỉnh trên Microsoft office word (gồm những mục chính như trình bày ở phần dưới).

 

4. Đề cương nghiên cứu

Hạn nộp: đề cương cần nộp sớm để nhóm có thời gian thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo (tuần 6 hoặc 7, tùy theo yêu cầu của GV tại lớp).Đề cương là cơ sở để giảng viên hướng dẫn nhóm tiếp tục nghiên cứu.Bản đề cương này phải nêu rõ ràng và ngắn gọn:

  • Tên đề tài.
  • Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
  • Danh sách các biến phụ thuộc và độc lập.
  • Nêu rõ biến nào đã có dữ liệu kèm theo nguồn gốc của dữ liệu, biến nào chưa tìm được số liệu và dự kiến khả năng tìm được (Không in dữ liệu kèm theo đề cương).

Lưu ý: Những nhóm không được giảng viên thông qua đề cương thì bài làm không được chấp nhận.

5. Báo cáo sơ bộ

Hạn nộp: vào tuần 10.Yêu cầu: báo cáo tình hình thực hiện đề án bằng cách gởi file báo cáo bằng Word qua email của GV với nội dung bao gồm như sau:

  • Cơ sở lý thuyết (nếu có) của nghiên cứu là gì?
  • Tình hình thu thập dữ liệu, mã hóa dữ liệu.
  • Kỳ vọng dấu của các hệ số bêta là gì?
  • Đặt/phát biểu các giả thiết để kiểm định các hệ số hồi qui.

 

6. Báo cáo chính thức

6.1. Thời gian và hình thức

Ngày nộp: nộp word file báo cáo qua email của GV trong tuần học 13, có hình thức theo tiêu chuẩn ISO5966 của ĐHHS hoặc theo hình thức như sau:

  • Có đánh số trang, mục lục tự động
  • Khổ chữ (size): 13
  • Font: Times New Roman
  • Line spacing (khoảng cách dòng): multiple 1.5
  • Khoảng cách đoạn trước/sau: 6pt/6pt
  • Lề trái: 1.25” hay 3 cm
  • Các lề còn lại: 0.8” hay 2 cm
  • Canh lề hai bên
  • Tên bảng đặt trên bảng
  • Tên hình đặt dưới hình

6.2. Nội dung báo cáo

Trang bìa: Có tên nhóm, tên tác giả, tên đề tài và ngày hoàn thành.Báo cáo chính thức: Phần báo cáo chính thức không quá 15 trang với các nội dung sau:

  • Phát biểu vấn đề và lược khảo các nghiên cứu có liên quan (nếu có).
  • Cơ sở lý thuyết của vấn đề đang được nghiên cứu (nếu có).
  • Thiết lập mô hình tổng quát (mô hình hồi quy bội).
  • Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu (vẽ đồ thị Scatter plot), nêu nhận xét. Tính hệ số tương quan để biết được mức độ chặt chẽ trong quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến giải thích hoặc lập ma trận hệ số tương quan của tất cả các biến trong mô hình.
  • Ước lượng mô hình và kiểm định giả thiết: Ước lượng mô hình hồi quy mẫu. Nêu nhận xét về sự phù hợp của kết quả với lý thuyết mà ta đã biết về chủ đề, ý nghĩa của các tham số ước lượng được, mức độ phù hợp của mô hình. Nếu không phù hợp thì đưa ra 1 số nguyên nhân. Nếu được thì sửa chữa, khắc phục để có mô hình phù hợp (phần này sẽ được đánh giá cao).
  • Tính khoảng tin cậy của hệ số hồi quy, tiến hành kiểm định giả thiết và thực hiện 1 vài dự báo dựa trên mô hình phù hợp đã được ước lượng. Rút ra kết luận.
  • Kiểm tra các giả thiết về phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên; kiểm tra sự tồn tại của: Đa cộng tuyến, Phương sai thay đổi, Tự tương quan, và khắc phục (nếu được).
  • Diễn dịch kết quả
  • Kết luận và đề xuất
  • Các hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng nghiên cứu
  • Cảm ơn
  • Tài liệu tham khảo


Ghi chú: trong phần báo cáo chính thức này nhóm phải diễn đạt bằng lời là chính, chỉ trình bày các phương trình và đại lượng thống kê chính một cách thật đơn giản. Lưu ý là người đọc báo cáo có thể không có chuyên môn sâu về Thống kê và Kinh tế lượng. Bảng dữ liệu và kết quả tính toán được thể hiện ở phụ lục.

6.3. Phụ lục

  • Bảng dữ liệu tổng hợp dùng cho tính toán và nguồn gốc của từng biến số.
  • Thống kê mô tả tổng hợp
  • Ma trận tương quan
  • Kết quả hồi quy bằng Eviews hoặc SPSS.
  • Kết quả kiểm định (đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi, tự tương quan và phân phối chuẩn) bằng Eviews nếu có.

Báo cáo cần trình bày rõ ràng, kiểm tra lỗi chính tả và văn phạm.

7. Một vài lưu ý

Những hành vi sau được xem là vi phạm nguyên tắc nghiên cứu khoa học và cũng là vi phạm quy chế học tập và sẽ bị xử lý theo đúng quy chế:

  • Copy lại công trình của tác giả khác.
  • Sử dụng số liệu không rõ nguồn gốc.
  • Chỉnh sửa số liệu và/hoặc kết quả ước lượng.

Báo cáo sẽ được GV đưa lên Turnitin để kiểm tra đạo văn, nếu tỷ số tương đồng (SI) vượt quá 25% thì báo cáo sẽ được yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục.

Bài viết HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/kinh-te-c13.html/feed 0 620
Phương pháp học tập tốt môn học tư tưởng Hồ Chí Minh https://yhocthuongthuc.net/xa-hoi/chinh-tri/moi-nguoi-dan-viet-nam-hay-xung-dang-la-cong-dan-cua-dat-nuoc-ho-chi-minh-40483.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phuong-phap-hoc-tap-tot-mon-hoc-tu-tuong-ho-chi-minh https://yhocthuongthuc.net/xa-hoi/chinh-tri/moi-nguoi-dan-viet-nam-hay-xung-dang-la-cong-dan-cua-dat-nuoc-ho-chi-minh-40483.html#respond Thu, 27 Jun 2019 10:10:28 +0000 https://triviet24h.vn/?p=612 Bác Hồ kính yêu đã để lại cho nhân dân ta, đất nước ta không chỉ một nền độc lập vững bền, một cuộc sống tự do, hạnh phúc mà còn cả một tình thương bao la, một tư tưởng trong sáng, một tấm gương đạo đức cao cả rạng ngời bằng cả cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của mình… Tư tưởng của Người đến hôm nay cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và trở thành một bộ môn khoa học có ý nghĩa lý luận

Bài viết Phương pháp học tập tốt môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bác Hồ kính yêu đã để lại cho nhân dân ta, đất nước ta không chỉ một nền độc lập vững bền, một cuộc sống tự do, hạnh phúc mà còn cả một tình thương bao la, một tư tưởng trong sáng, một tấm gương đạo đức cao cả rạng ngời bằng cả cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của mình…

Tư tưởng của Người đến hôm nay cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và trở thành một bộ môn khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục Quốc dân và toàn xã hội. Để học tốt môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học này đề tạo cho mình một động cơ học tập tích cực, một niềm tin và niềm hứng thú say mê đối với môn học.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học rất cần thiết đối với mọi người chúng ta. Bởi trong đó là hình ảnh của một người cộng sản mẫu mực, có tư tưởng sáng suốt, tâm hồn cao thượng, ý chí kiên cường bất khuất, tình cảm sâu đậm với con người, tác phong khiêm tốn, cuộc sống giản dị, mà bất kì một người Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy hình ảnh của mình trong Hồ Chủ tịch để soi vào đó mà học tập, làm theo.

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ gắn bó mật thiết và có tác dụng bổ trợ các môn học khác trong chương trình đào tạo của nhà trường; đặc biệt đối với các môn học thuộc bộ môn khoa học Mác- Lênin, Chính trị, Đường lối cách mạng của Đảng…Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với những dấu mốc quan trọng của lịch sử dân tộc. Do đó có thể nói học tốt môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là các bạn có một nền tảng vững chắc cho tư duy lý luận đúng đắn, có một phương pháp luận khoa học đặc biệt để bạn học tập tốt các môn chuyên ngành cũng như sau này trong quá trình công tác của bản thân. Hơn nữa trong bối cảnh xã hội có nhiều biến cố như hiện nay, sự suy thoái kinh tế, suy thoái đạo đức do chạy theo lối sống hưởng thụ, Tây hoá, sự cám dỗ của đời sống vật chất tầm thường đã làm cho đời sống xã hội bị đảo lộn.

Điều đó càng cho chúng ta thấy việc giáo dục đạo đức, tư tưởng nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học cung cấp nguồn tài liệu phong phú cho việc giáo dục đạo đức, tư tưởng lập trường cho HS trung cấp chuyên nghiệp.Những kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh là công cụ hữu hiệu để giáo viên chứng minh cho HS thấy Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động của mình là đúng đắn.

Học tốt môn tư tưởng Hồ Chí Minh để chúng ta hiểu cơ hội để mở rộng nghề nghiệp của mình, mở rộng tầm nhìn đối với thời cuộc. Với nhận thức đó trong quá trình học tập tại trường, chúng ta phải có những hành động cụ thể như thế nào và cần phải chuẩn bị gì để học tốt môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ những nhận thức đó chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp để học tốt môn học này. Trước hết, phải sử dụng và khai thác tối đa nội dung trong giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là những kiến thức cơ bản và khái quát nhất về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh mỗi sinh viên phải đọc kỹ, hiểu, nắm rõ nội dung trong giao trình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh văn hóa cổ kim, Đông- Tây; do đó để hiểu sâu sắc hơn môn học này, ngoài giáo trình các bạn phải tìm hiểu thêm thông qua các tài liệu tham khảo khác về Hồ Chí Minh, như qua các kênh thông tin: sách, báo, tạp chí…và ở trong các lĩnh vực khác: văn hoá học, Việt Nam học, tư tưởng văn hóa Việt Nam, Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo… Có phương pháp học tập đúng đắn, tự mình đặt và giải quyết vấn đề theo khả năng và sự hiểu biết của mình và cùng tham gia giả quyết vấn đề đó trên lớp mỗi khi giáo viên đặt ra trong các môn học có liên quan và những buổi thảo luận (xemina)… Để học tốt và vận dụng được những tư tưởng này thì hơn ai hết chúng ta phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức xem đó như việc rửa mặt hàng ngày.

Chúng ta phải biến những tư tưởng thành hành động của mình dù là những hành động nhỏ nhất như lời ăn tiếng nói, cách cư xử giao tiếp hàng ngày, lối sống thân thiện, biết thương yêu và giúp đỡ người khác, biết từ chối với những thứ không nên học tập……. Muốn có được thành công trong cuộc sống không có cách nào khác bằng sự nổ lực của chính bạn; bởi con đường đi đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Cơ hội sẽ đến với mọi người, nhưng chỉ có những ai đã có chuẩn bị chu đáo, đầy đủ thì mới nắm bắt được cơ hội đó. Hãy nổ lực ngay từ bây giờ. Chúc các bạn thành công! Tham khảo thêm bài viết: Đề cương môn học: Kinh tế lượng ứng dụng để ôn thi thật tốt.

Chia sẻ của: Cử nhân Phạm Thị Hiền – Bộ môn Mác- Lê Nin

Bài viết Phương pháp học tập tốt môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/xa-hoi/chinh-tri/moi-nguoi-dan-viet-nam-hay-xung-dang-la-cong-dan-cua-dat-nuoc-ho-chi-minh-40483.html/feed 0 612