Bước sang tuần 20 cũng đồng nghĩa với việc bà bầu đã đi được nửa chặng đường của mình rồi. Để có một sự chuẩn bị tốt nhất trong giai đoạn này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu tuần 20 nhé.
1. Sự phát triển của bé
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20
Thai nhi ở tuần 20 thường nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Trong giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết nuốt dịch ối và thận đã bắt đầu quá trình bài tiết ra nước tiểu. Do đó, bà bầu tuần 20 cần chú ý để nhận ra những thay đổi trong cơ thể.
Đặc biệt, sự phát triển của các giác quan sẽ đạt đỉnh cao khi trong tuần này đồng thời các tế bào thần kinh cũng được chuyên biệt hóa để hình thành 5 xúc giác, đó chính là thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Vào tuần thứ 20, quá trình sản sinh các tế bào thần kinh diễn ra chậm dần và thay vào đó là sự lớn lên của các tế bào và tập trung vào sự kết nối giữa các tế bào này.
Bà bầu có thể nhận rõ được sự lớn lên của thai nhi thông qua các cú đạp và nhào lộn ở vùng bụng.
2. Sức khỏe bà bầu tuần 20
Sức khỏe bà bầu tuần 20
Bước sang tuần 20, tử cung đã mỡ rộng nhanh chóng và dần lấn chiếm ổ bụng đồng thời đỉnh tử cung đã chạm đến rốn. Một số trường hợp bà bầu tuần 20 gặp phải tình trạng đau nhói ở vùng bụng dưới, tuy nhiên triệu chứng này không có gì đáng lo ngại cả vì đơn giản là do căng cơ và dây chằng gây ra.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, bà bầu cũng dễ gặp phải chứng ợ nóng, đầy bụng và khó tiêu. Chính vì vậy, nhiều bà bầu thường bị khó ngủ, mất ngủ và nhanh có cảm giác đói.
3. Lời khuyên hữu ích
Lời khuyên hữu ích cho bà bầu tuần 20
Khi bị đau bụng dưới do sự căng cơ và dây chằng, bạn hãy xoa bóp các dây chằng, hoặc đơn giản dùng 1 chai nước nóng, 1 miếng dán nóng hay một miếng vải ấm để chườm vào chỗ bị đau. Nếu cảm giác đau không những không thuyên giảm mà lại còn lan sang vùng lưng thì bà bầu tuần 20 nên sớm đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.