Phòng ngừa táo bón khi mang thai

Một trong các vấn đề gây khó chịu cho bà mẹ khi mang thai là táo bón. Táo bón ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe cũng như các biến chứng khi sinh.

Táo bón sẽ làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, các bà mẹ sẽ không thấy đói và ăn không ngon miệng, làm cho việc đại tiện khó khăn, phân trở nên quá cứng có thể làm nứt hậu môn gây chảy máu. Khi tống xuất phân quá cứng như vậy, các bà mẹ cố sức rặn vì vậy rất dễ bị trĩ, thậm chí có thể khiến bà mẹ không thể sinh thường, phải sinh mổ. Không những thế, lúc đại tiện rặn quá mạnh sẽ dễ gây dọa sinh non và sinh con thiếu tháng.

Bà bầu dễ bị táo bón khi mang thai

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

90% bà bầu bị táo bón là do ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ. Nội tiết tố này sẽ làm giảm các nhu động ruột. Đồng thời, khi mang thai, tử cung của các bà mẹ gia tăng kích thước và trọng lượng sẽ chèn lên đại tràng góp phần làm gia tăng tình trạng táo bón. Cùng với việc giảm nhu động ruột, tử cung to chèn ép lên khung đại tràng thì vấn đề ăn uống thiếu chất xơ cũng như ít vận động cơ thể cũng làm cho táo bón trầm trọng hơn.

Phòng chống  táo bón

Dinh dưỡng được xem là tác nhân quan trọng hàng đầu trong phòng chống táo bón khi mang thai. Các bà mẹ nên chú ý ăn nhiều chất xơ. Mỗi ngày nên ăn từ 30-35 g chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ, quả.

Rau củ quả rất giàu chất xơ

–         Tránh ăn uống các thứ ăn như sô cô la, cà phê. Nên uống nhiều nước, sữa.

Ngoài ra, bà bầu nên thường xuyên vận động để làm tăng nhu động ruột, phòng táo bón. Bà bầu có thể đi bộ hoặc tập thể dục đều đặn và nhẹ nhàng 10-15 phút mỗi ngày. Tránh động tác gập bụng, đá cao chân. Không nên lắc vòng, trồng chuối, tập tạ. Thể dục còn giúp giãn nở xương khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ thăng bằng, thoải mãi khi mang thai và sinh nở.

TT

Related Posts

Add Comment