Những suy nghĩ của trẻ tự kỷ bạn nên biết

Trẻ tự kỷ luôn muốn sống trong thế giới riêng của mình, hãy tìm cách hiểu tâm tư của trẻ để tìm ra phương pháp chứa bệnh tự kỷ tốt nhất cho trẻ.

1. Tại sao phải thử làm?

Trẻ em hay có xu hướng bắt chước người lớn nhưng với trẻ tự kỷ luôn tồn tại câu hỏi: tại sao phải thử làm? Vì vậy, khi dạy cho trẻ tự kỷ bất cứ một điều gi người lớn cần phải chú ý tạo cảm giác hào hứng cho trẻ và luôn có suy nghĩ trẻ sẽ làm được.

2. Cảm nhận giác quan của em bị rối loạn

Bé bị rối loạn vì không nhận biết rõ

Các cảm nhận giác quan: của em sẽ vô cũng nhanh nhạy nhưng em bị rối loạn và không xử lý được các thông tin đó. Trẻ tự kỷ luôn muốn sống trong thế giới của mình và ghét sự ồn ào, nên đôi khi đi học, chợ, cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị làm cho em cảm thấy không an toàn. Em có thể thấy như co lại hoặc hung hăng với những người xung quang nhưng thực ra em chỉ tìm cách bảo vệ chính mình.

Thính giác: của trẻ tự kỷ cũng trở nên vô cùng sắc bén. Tất cả các âm thanh xung quanh như: tiếng ồn, tiếng đạp xe, tiếng máy xay, nói chuyện….đều được em thu nạp.Nhưng não của em không thể lọc hết mọi âm ghi nhận và em bị tràn ngập bởi không phân biệt được!

Quan sát và im lặng: trẻ tự kỷ thường dùng quan sát nhiều thứ hơn. Tất cả mọi thứ em nhìn thấy như: đèn trong nhà sáng lóa, cửa sổ chói, quạt quay trên trần ….đều ảnh hưởng đến hệ tiền đình của em, khiến em mất cảm quan về vị thế, nên chính bản thân em cũng không biết em đang ở viij trí nào.

Khứu giác trở nên nhạy cảm: em có thể biết được hết các mùi xung quanh em như mùi xà phòng quá đặc, mùi cá ở quầy không tươi….nhưng em không phân biệt được hết mọi chuyện và cảm thấy buổn nôn.

 3. Hãy chỉ rõ mục đích việc làm cho em

Kiên nhẫn dạy trẻ nói

Như đã nói ở trên, trẻ tự kỷ có cảm âm rất tốt, bé có thể thu nhập tất cả các cảm âm nhưng bộ não không phâm biệt và xử lý. Khi bạn muốn trẻ tự kỷ làm một việc gì đó, hãy đến và nói thẳng với em bằng từ rõ ràng.

Ví dụ: Bạn gọi em qua một căn phòng nào đó, thì câu trả bé sẽ nhận được chuỗi hôi thoại: !@%^*&*%&)_)*&%  và câu trả lời bạn nhận lại là: sự im lặng hoặc đôi khi là những từ ngữ không rõ mục đích và không biểu lộ cảm xúc.

Nhưng khi bạn lại gần em trẻ tự kỷ và nói: Xin hãy đi siêu thị cùng mẹ. Nói vậy cho em biết là bạn muốn em làm gì.

4. Với em câu chỉ có nghĩa đen

Bạn là người lớn bạn kiểm soát được cơ thể mình cũng như ngôn ngữ của mình, trong cuộc sống đôi khi bạn hay dùng câu có cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Nhưng với trẻ tự ký xin lưu ý: với em câu chỉ có nghĩa đen. Thành ngữ, chơi chữ, ẩn ý, nghĩa đôi, hàm ý, ẩn dụ, ám chỉ và mỉa mai em đều không thể hiểu được.

Ví dụ:

Em sẽ không hiểu khi bạn nói: “Dừng ngựa lại, cao bồi”. Thay bằng đó hãy chỉ nói với em nghĩ đen: “Xin đừng chạy nữa”

Khi bạn nói: “Dễ như ăn kẹo” thì phản ứng đầu tiên của em là tìm kiếm cục kẹo. Hãy nói với trẻ: “Chuyện này dễ làm lắm”

5. Vốn từ vựng của em còn hạn chế lắm

Vốn từ vựng của trẻ tự kỷ rất hạn chế, em có tất nói nhái lại các từ được lặp đi lặp lại xung quanh mà không hiểu ngữ nghĩa hay em chỉ có thể nói những câu ngắn như: ngôi sao, vâng tôi biết rồi….Việc trả lời các câu hỏi chỉ làm em có cảm giác rằng đã thoát nạn với ciệc phải trẻ lời. Hãy kiên trì dạy nói tăng thêm vốn từ vựng cho em bằng cách giao tiếp nói chuyện với em thường xuyên hơn.

6. Xin hãy quan sát cử chỉ của em

Chú ý các hành động của trẻ tự kỷ để dạy trẻ ứng xử

Vì vốn từ vựng của em còn hạn chế, nên đôi khi đói bụng, bực bội, sợ hãi hoặc hoang mang nhưng ngay lúc này những chữ ấy nằm ngoài khả năng của em. Hãy để ý tới ngôn ngữ của điệu bộ, sự thu mình không muốn giao tiếp hay những dấu hiệu khác cho thấy có gì đó không ổn ở em.

Trẻ tự kỷ thường không dùng nhiều lời nói mà dùng mắt để học hỏi. Xin hãy chỉ em cách làm 1 chuyện thay vì chỉ nói cho em nghe và hãy lặp lặp lại hành động đó cho đến khi em có thể làm theo. Thời gian biểu của em hãy mô tả bằng hình ảnh, thời biểu giúp em nghi nhớ việc hàng ngày mà không làm cho em phải căng thẳng cì phải nhớ việc mình cần làm.

7. Đừng tạo áp lực cho em

Hãy chú tâm vào những việc em làm được hơn là việc em không làm được, hãy khuyến khích và khen ngợi em kịp thời. Khi em chưa lem được một việc gì đó tring một thời gian lâu đừng chỉ trích em không giỏi. Hãy tìm ưu điểm và thế mạnh của em và khai thác nó. Với đa số việc, không phải chỉ có một mà có nhiều cách ‘đúng’ để làm được nó.

 8. Giúp em giao tiếp và quan hệ xã hội

Khuyến khích em tham gia các hoạt động xã hội cùng với những trẻ khác

Trẻ tự kỷ bị suy giảm chức năng ứng xử qua lại với mọi người, thích cô lập, thích chơi một mình, không phản ứng khi được gọi tên, tránh né giao tiếp bằng mắt nhưng lại có thể nhìn chăm chú vào một điểm bất thường, khả năng gắn bó với người thân rất kém.

Hãy khuyến khích em tham gia các hoạt động xã hội cùng với những trẻ khác, kêu em tới nhập bọn đá banh hoặc thẩy bóng rổ, có thể là em rất mừng được chơi chung. Dạy em ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc: em cười khi thấy một bạn té ngã không phải em thấy nó hay và cười trên nỗi đau của người khác, mà chỉ là vì em khoogn biết biểu lộ ngôn ngữ thích hợp thế nào. Xin hãy dạy em nói: Bạn có sao không?

9. Hãy hiểu những nguyên nhân làm em nổi cáu

Trẻ tự kỷ thường hay có những biểu hiện nóng nảy, ăn vạ, nổi cơn…Cơn kích động thường xảy ra khi cảm quan của bé bị kích động quá mức. Vì vậy, hãy quan sát thật kỹ những nguyên nhân làm cho em dễ nổi cơn.

 10. Quan tâm em hơn

Đừng giữ ý nghĩ so sánh trẻ tự kỷ với những trẻ bình thường, muốn con phải đạt được thế này, muốn con phải đạt được thế khác. Dạy trẻ tự kỷ hãy kiên nhẫn tuyết đối.

N.T

Related Posts

Add Comment