Khoảng 20% đến 40% người cao tuổi có bệnh viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân chính gây cứng khớp về sau.
Nguyên nhân là do miễn dịch hoạt động suy yếu từ đó gây ra tình trạng tự tấn công, tự miễn dịch, chống lại các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh cứng khớp.
Cứng khớp thông thường do nhiều nguyên nhân kết hợp, chỉ xuấ hiện vào giai đoạn sau của viêm khớp, thấp khớp mãn tính. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn trầm trọng kéo dài, bệnh lý cứng khớp càng điển hình. Tuy nhiên, cứng khớp có liên quan đến yếu tố môi trường và di truyền, chẳng hạn một số vi trùng, hoặc virus.
Cứng khớp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Phương pháp điều trị cứng khớp:
Trước hết, người mắc bệnh cứng khớp cần có một chế độ ăn phù hợp, ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hào, tăng cường thực phẩm giàu omega-3, hạn chế dùng thức ăn nhiều đạm…Hoạt động thể lực ở người cao tuổi giữ vai trò quan trọng.
Thường xuyên luyện tập một số động tác như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe đạp…với cường độ thích hợp sẽ giúp cải thiện chất lượng sống cũng như chứng năng cơ bắp của bệnh nhân cứng khớp. Người cao tuổi bị cứng khớp cần được nghỉ ngơi, giảm vận động khi vào đợt viêm cấp.
Bệnh cứng khớp ảnh hưởng đến sinh hoạt của người già
Cho tới nay, chưa có dược phẩm hay phương thức nào có thể điều trị phục hồi tế bào sụn và cải tạo sụn khớp. Phương pháp chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, kết hợp vật lý trị liệu, điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, áp dụng đúng các phương thức hiện hữu có thể giảm đau và giảm viêm, duy trì chức năng và cử động của khớp, ngăn ngừa khớp biến dạng và nâng cao chất lượng sống thì cứng khớp ở người cao tuổi được cải thiện rõ rệt.