Nguyên nhân bệnh gout

Bệnh gout là do tích tụ axit uric trong máu. Axit uric là một sản phẩm chất thải tạo thành khi cơ thể phá vỡ một chất gọi là purine.

Axit uric được đào thải khỏi cơ thể qua thận và một phần nhỏ qua hệ thống tiêu hoá.

Axit uric thường vẫn hoà tan tỏng máu và được thận bài tiết qua nước tiểu.  Nếu có thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc cơ thể không bài tiết được sẽ tích tụ tại các khớp và xung quanh khớp. Các tinh thể axit lan truyền trong sụn khớp gây phản ứng từ màng mềm (màng hoạt dịch), từ  đó sinh ra các cơn đau dữ dội và viêm khớp kết hợp với bệnh gout.

Yếu tố làm tăng nguy cơ axit uric tăng cao trong máu.

– Do bệnh tật: Một số bệnh gây nồng độ axit uric trong máu cao như béo phì, huyết áp cao, nồng độ lipid cao và suy giảm chức năng thận lâu dài.

– Do lối sống: Chế độ ăn uống không phù hợp hoặc lạm dụng một số loại thuốc.

Cụ thể:

1. Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng axit uric trong máu và nguy có phát triển bệnh gout. Bao gồm:

– Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp cao, hoặc một bất thường tích tụ chất lỏng trong cơ thể.

– niacin, thuốc điều trị cholesterol cao

2. Giới tính

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn phụ nữ do mức axit uric tăng cao trong tuổi dậy thì. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao.

3. Chế độ ăn

Thực phẩm có hàm lượng purine cao bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt xông khói, hải sản, gan, thận, rượu.

4. Rượu

Đồ uống có cồn làm tăng nồng độ axit uric thông qua việc kích thích gan sản xuất nhiều hơn và giảm bài tiết qua nước tiểu.

5. Đồ uống có đường

Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh gout và đồ uống có đường. Cụ thể, những người đàn ông thường xuyên uống nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh gout. Nước giải khát có đường cũng tăng nguy cơ tương tự.

6. Di truyền

Nguy cơ bệnh gout tăng giữa các thành viên trong gia đình.

7. Bệnh tật

Một số bệnh có nguy cơ cao phát triển bệnh gout bao gồm:

– Huyết áp cao

– Bệnh tiểu đường tuýp 2 và 1

– Bệnh thận

– Nồng độ chất béo và cholesterol trong máu cao

8. Tính nhạy cảm

Gout thường xảy ra thường xuyên nhất ở các khớp bàn tay và bàn chân bởi nhiệt độ trong các khớp thường thấp hơn so với những phần còn lại của cơ thể. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao một số người lại nhạy cảm hơn với một mức độ axit uric trong máu nhất định.

Related Posts

Add Comment