Người già thay đổi về tâm sinh lý như thế nào?

Con người không ai là trẻ mãi, đến lúc già ở một độ tuổi nhất định nào đó chúng ta sẽ cảm thấy chính bản thân chúng ta càng thay đổi. Hãy thử tìm hiểu một chút về tâm sinh lý của người già thay đổi như thế nào nhé !

Những thay đổi về tâm sinh lý

Chỉ khoảng từ trên 60 tuổi, chúng ta đã cảm thấy cách nhìn nhận đến cơ thể có sự thay đổi lạ thường; Và hãy nhận biết để có bí quyết sống khoẻ hơn cho riêng mình.

Sự thay đổi tâm lý

Tâm lý lo lắng cho con trẻ, cháu và gia đình ngày càng nhiều và thậm chí còn lo xa. Giai đoạn này, chúng ta sẽ không còn phải làm việc vất vả nữa, bắt đầu được rảnh rỗi ở nhà. Nhưng theo nghiên cứu gần đây, ngày càng nhiều người có tuổi hay bị mắc chứng lo xa dẫn đến các bệnh liên quan như trầm cảm, lo lắng và đa nghi. Con người thì khó tính, cẩn thân hơn trước.

Rất sợ cô đơn

Rồi khi chúng ta già đi, chúng ta sẽ thèm khát được nhận sự quan tâm, chăm sóc từ con cháu. Càng già chúng ta lại càng yêu cuộc sống hơn , không chịu đựng được sự quan tâm, trống trải. Chúng ta sẽ kể nhiều chuyện về những chuyện đã qua hơn, nói chuyện với bạn bè nhiều hơn, rất dễ bị tủi thân. Bởi lẽ, khi già rồi chúng ta không còn đủ sức lực để làm việc, khi đó cuộc sống sẽ bị lệ thuộc vào con cháu mình. Với những đứa cháu ngoan – làm ta ấm lòng nhưng ngược lại với cháu hư thì bị tủi thân vô cùng. Đặc biệt, về già chúng ta sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn về cuộc sống vì vậy mà sẽ khó tính hơn.Những hãy cứ nghĩ rằng bạn rất khoẻ để cuộc sống thú vị hơn.

Thay đổi về sinh lý

Điều đầu tiên phải nhắc đến đó là bệnh đãng trí, rất hay quên . Lý do cũng 1 phần bởi sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Rồi phản xạ thì chậm, tay nghe không rõNgười cao tuổi rất mau quên:

Tuy nhiên, cần phân biệt sự chậm chạp và hay quên bình thường của người già với bệnh lẫn, vì sự chậm chạp hay quên là vấn đề sinh lý bình thường của NCT còn lẫn là một bệnh do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương.

Người cao tuổi luôn mong muốn được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn

Tuổi càng cao phản xạ càng chậm:

Trong giao tiếp, phản ứng của người già chậm hơn . Cách lắng nghe và cảm nhận cũng cần phải rõ rành và chính xác. Cần phải kiên nhẫn và nói chuyện chậm rãi

Trong sinh hoạt hàng ngày, do sự đi đứng chậm chạp và phản ứng chậm cho nên các cụ cần rất nhiều thời gian cho bất cứ một vấn đề gì khi có sự di chuyển và chuẩn bị kể cả chuyện ăn uống, đi lại. Do vậy, trước khi ăn uống, di chuyển cần thông báo sớm cho các cụ càng sớm càng tốt để các cụ chuẩn bị. Cần hết sức tránh những cử chỉ, lời nói làm cho các cụ cảm thấy tủi thân và mủi lòng.

Người cao tuổi là tài sản quý của xã hội vì trong quá trình sống và làm việc

Dễ mắc bệnh:

Do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm,  thường rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phổi, nhất là viêm phổi đang là bệnh rất nguy hiểm đối với người cao tuổi .  Chế độ ăn uống cũng cần phải hợp lý cân bằng

Related Posts

Add Comment