Ước tính có khoảng 2,5 triệu trẻ em trên thế giới đang sống chung với HIV/AIDS, theo thống kê của chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS (JNAIDS).
HIV (virus suy giảm miễn dịch ở người) là virus gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch). Virus gây tổn thương và phá huỷ các tế bào của hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng và ung thư.
Lây truyền từ mẹ sang con là con đường lây nhiễm phổ biến nhất (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Nguyên nhân lây nhiễm HIV ở trẻ em
Nhiễm HIV ở trẻ em được lây truyền nhiều nhất là từ mẹ sang con khi mang thai, lao động hoặc cho con bú. Tuy nhiên, nhờ những phác đồ điều trị dự phòng, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giảm. Trong năm 2009, có khoảng 370.000 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn sơ sinh và đang bú, giảm 500.000 trẻ so với năm 2001, theo báo cáo của JNAIDS.
Các nguyên nhân khác bao gồm:
– Đường máu: Truyền máu bằng kim tiêm chưa được tiệt trùng có thể dẫn tới nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em. Ở Mỹ và các nước giàu khác, nguyên nhân này được loại trừ, nhưng ở các nước đang phát triển và nước nghèo tình trạng này vẫn xảy ra.
– Sử dụng ma tuý bất hợp pháp: Sử dụng chung kim tiêm khi tiêm chích ma tuý có thể là nguyên nhân. Nhiều trẻ lang thang, trẻ vị thành niên có thể nằm trong nhóm nguyên nhân này.
– Quan hệ tình dục: Mặc dù đây không phải là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm HIV ở trẻ em nhưng không phải hoàn toàn không xảy ra. Ở những nước mà trẻ em quan hệ tình dục sớm, hoặc trẻ bị lạm dục tình dục khi còn nhỏ có thể bị lây nhiễm HIV.
Trẻ nhiễm HIV thường xuyên ốm hơn so với trẻ khoẻ mạnh (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Triệu chứng nhiễm HIV ở trẻ em
Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm HIV nếu mẹ của chúng bị nhiễm bệnh Tuy nhiên, đôi khi trẻ chỉ được phát hiện khi có những triệu chứng. Các triệu chứng của nhiễm HIV khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi và từng các nhân trẻ. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến:
– Chậm lớn, không tăng cân hoặc không phát triển theo đúng biểu đồ tăng trưởng bình thường của trẻ.
– Không đạt được các mốc phát triển theo thời gian dự kiến như bò, nói, đi…
– Não có vấn đề đặc trưng bởi các cơn co giật, khó khăn khi đi lại hoặc phản ứng kém.
– Ốm đau thường xuyên như nhiễm trùng tai, cảm lanh, đau bụng, tiêu chảy.
Vì HIV ở trẻ tiến triển sớm hơn, nên trẻ bắt đầu phát triển các bệnh nhiễm trùng cơ hôi. Đây là những nhiễm trùng hiếm khi phát triển ở những trẻ bình thường nhưng gây tử vong cho trẻ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch bị phá huỷ. Các nhiễm trùng cơ hội thường gặp liên quan tới HIV bao gồm:
– Viêm phổi do nấm ở phổi.
– Nhiễm trùng nghiêm trọng do cytomegalo virus (VMV)
– Sẹo phổi được gọi là viêm phổi mô kẽ lymphocytic (LIP).
– Nấm miệng hoặc phát ban nặng do nấm Candida.
Thuốc điều trị HIV thường gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
Điều trị HIV/AIDS ở trẻ em
Do cải tiến về khoa học điều trị, nếu được điều trị đúng cách có thể giảm tử vong ở trẻ nhiễm HIV.
Điều trị HIV/AIDS ở trẻ em cơ bản giống điều trị ở người lớn: kết hợp các loại thuốc kháng virus để cơ thể có thể bảo vệ khỏi sự xâm nhập của virus khác. Tuy nhiên, một số thuốc chống HIV không có sẵn ở dạng lỏng để phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, một số thuốc điều trị HIV có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ em.
D.P