Đau đầu: nguyên nhân và điều trị

Đau đầu là do tín hiệu tương tác giữa não, mạch máu và dây thần kinh xung quanh. Trong khi đau đầu, các dây thần kinh cụ thể của các mạch máu và cơ bắp ở đầu được kích hoạt gửi tín hiệu đau tới não. Cơ chế gây đau đầu tuy không rõ ràng, nhưng một số nguyên nhân có thể bao gồm:

– Đau đầu xảy ra đột ngột (khởi phát – cấp tính) thường do một căn bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh hoặc sốt. Các trường hợp khác cũng có thể gây đau đầu cấp tính bao gồm viêm xoang, viêm họng, hoặc viêm tai giữa.

Đau đầu có thể do bệnh lý khác

– Một số trường hợp những cơn đau đầu có thể là kết quả của chấn thương vùng đầu hoặc hiếm khi là dấu hiệu của căn bệnh nghiêm trọng hơn.

– Nguyên nhân phổ biến của đau đầu căng thẳng hoặc đau đầu mãn tính không tiến triển bao gồm các căng thẳng liên quan tới gia đình, bạn bè, công việc, sử dụng rươu, bỏ ăn, lạm dụng thuốc quá mức, căng thẳng và trầm cảm. Nguyên nhân khác gây đau đầu căng thẳng là do mỏi mắt, cổ hoặc lưng do lười thay đổi tư thế.

– Đau đầu cũng có thể do yếu tố môi trường chẳng hạn như tiếp xúc với khói thuốc lá, mùi mạnh từ hoá chất gia dụng hoặc nước hoa, tiếp xúc với chất gây dị ứng, hoặc thức ăn. Căng thẳng, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng hay thời tiết thay đổi cũng có thể gây ra các cơn đau đầu.

– Hoạt động thể chất quá mức cũng có thể gây ra hội chứng đau nửa đầu ở cả người lớn và trẻ em.

Đau đầu có thể do áp lực từ cuộc sống

– Do di truyền: đặc biệt là chứng đau nửa đầu có xu hướng phát triển trong gia đình. Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên (90%) mắc chứng đau nửa đầu có thành viên khác trong gia đình đã mắc. Khi cả cha mẹ cùng mắc chứng đau nửa đầu thì con cái có 70% nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu, nếu chỉ 1 người mắc thì nguy cơ giảm xuống còn 20% đến 25%.

Nhức đầu ở trẻ em có thể được cải thiện khi lớn lên. Những cơn nhức đầu có thể biến mất sau đó quay trở lại. Nam học sinh trung học có nguy cơ đau đầu nhiều hơn nhưng tần suất thấp hơn nữ sinh do sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới.

Để phát hiện và điều trị tốt đau đầu, cần đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ có những bài kiểm tra và đánh giá về tình trạng nhức đầu. Người bệnh phải mô tả chi tiết chứng đau đầu, danh sách những yếu tố làm trầm trọng chứng đau đầu. Đối với hầu hết người mắc đau đầu, xét nghiệm đặc biệt là không cần thiệt. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ rối loạn cấu trúc của hệ thống thần kinh trung ương thì cần thêm chụp CT hoặc cộng hưởng từ MRI. Cả hai sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những vùng bất thường hoặc vấn đề nghiêm trọng trong sọ não. Chụp X-quang não la fkhoong cần thiết. Điện não đồ cũng không cần thiết nếu cơn đau đầu không kèm theo mất ý thức.

Điều trị đau đầu mãn tính cần có một kế hoạch dài hạn

Điều trị đau đầu

Điều trị đau đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: loại nhức đầu, tần xuất và nguyên nhân nhức đầu. Không phải tất cả các cơn nhức đầu cần được chăm sóc y tế. Điều trị đau đầu có thể bao gồm thay đổi lối sống, quản lý căng thẳng và thuốc. Điều trị theo quỵ định sẽ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân.

Sau khi bắt đầu chương trình điều trị và theo dõi kết quả, người bệnh cần tiếp tục làm theo lịch trình các cuộc tái khám theo yêu cầu của bác sĩ. Bác sĩ có thể theo dõi và có những thay đổi cần thiết trong chương trình điều trị khi cần thiết.

D.P

Related Posts

Add Comment