Chế độ ăn cho người tiểu đường cần biết

Chế độ ăn cho người tiểu đường có ảnh hưởng tới 55% kết quả điều trị bệnh. Do đó, cần đặc biệt chú ý và xây dựng cho mình một chế độ thích hợp với tình trạng của mình.

Tỷ lệ người mắc tiểu đường ngày càng gia tăng

Tiểu đường là một trong những căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Mọi đối tượng đều có thể trở thành “nạn nhân” của căn bệnh nguy hiểm này. Đây là loại bệnh liên quan tới sự rối loạn chuyển hóa đường khiến đường huyết bên trong cơ thể gặp vấn đề nghiêm trọng, thêm vào đó những vấn đề về việc chuyến hóa lipid, điện giải và protid khiến người bệnh gặp thêm nhiều rắc rối. Trong quá trình điều trị, việc chú ý tới chế độ ăn cho người tiểu đường hết sức quan trọng. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc ăn uống cũng có thể gây ra hậu quả đáng tiếc, xuất hiện những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Một trong những nguyên tắc đầu tiên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh chính là đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất: vitamin, khoáng chất, chất đạm, đường bột, chất báo một cách hợp lý. Béo phì có thể coi là “nỗi đe dọa” lớn nhất đối với bệnh nhân tiểu đường nên việc duy trì cân nặng ổn định là điều hết sức cần thiết. Nên rèn luyện cho mình thói quen ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói, hạn chế tình trạng khiến cho lượng đường trong máu tăng hoặc hạ đột ngột.

Mặc dù nhu cầu năng lượng cũng tương tự người bình thường nhưng cũng cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có những điều chỉnh thích hợp, phù hợp với tình trạng bệnh, độ tuổi và thể trạng của mỗi người.

Nên cân bằng hàm lượng protein trong bữa ăn hàng ngày

Một lưu ý khác trong chế độ ăn cho người tiểu đường chính là việc bổ sung không quá 0.8g/kg chất đạm trong khẩu phần ăn của người lớn. Có thể kết hợp cả protein thực vật ( vừng lạc, đỗ, đậu…) cùng với protein động vật ( thịt, trứng, cá, sữa…)

Giảm mỡ động vật và hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều lipid, đặc biệt chất béo chưa bão hòa vì có thể đẫn dến xơ vữa động mạch- điều hết sức nguy hiểm tới tình mạng của bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt chú trọng tới việc bổ sung các nguyên tố vi lượng ( iot, sắt…) vitamin cần thiết từ các nguồn rau củ, quả tươi.

Sẽ thật tuyệt vời nếu người bệnh tiểu đường thường xuyên ăn thức ăn có nhiều chất xơ ( chất xơ hòa tan) từ gạo không xay kỹ, rau, củ quả…vì chúng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân rất nhiều lần.

Chất xơ có trong hàm lượng rau củ quả tươi rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Khi mắc tiểu đường, thường thì lượng đường huyết trong máu sẽ tăng rất cao sau các bữa ăn nên người bệnh nên hạn chế hàm lượng chất đường bột. Nên ăn ở mức độ vừa phải và dùng những loại glucid phức hợp như khoai củ, gạo ( nhỏ hơn 70g trong bữa chính). Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, nhất là đường đơn vì nó có thể khiến tình trạng của bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài việc chú ý tới chế độ ăn cho người tiểu đường, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày, không nên gắng sức, làm việc quá nhiều. Nên luyện tập thể thao thường xuyên để có thể mang lại kết quả tốt nhất.

Related Posts

Add Comment