Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong ngày. Bệnh tiêu chảy nếu kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, nhiễm trùng,.. thậm chí là gây tử vong.
1. Vì sao trẻ bị tiêu chảy?
Bệnh tiêu chảy là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Ở độ tuổi dưới 3 thì trung bình mỗi năm trẻ sẽ mắc 1-3 đợt tiêu chảy. Phần lớn trẻ nhỏ tử vong do bệnh tiêu chảy đều gặp dưới 2 tuổi và sống ở các nước đang phát triển.
Trẻ bị bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể do nhiều lý do nhưng lý do thường gặp nhất là do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Nguyên nhân có thể là do vi trùng, virus hoặc do ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy cũng có thể do dị ứng với thức ăn, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng kháng sinh kéo dài, do tác dụng phụ của thuốc,…
Theo các chuyên gia cho biết hầu hết các em trẻ nhỏ đều có ít nhất 1 lần trong đời mắc bệnh tiêu chảy nhưng những trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có chế độ ăn uống không hợp vệ sinh,… vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
2. Tại sao tiêu chảy lại nguy hiểm?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ kéo dài có thể gây tử vong
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, từ đó khiến cho cơ thể yếu dần. Nếu trẻ không được bổ sung nước kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn tới tử vong. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy còn làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể. Do đó, tiêu chảy kéo dài sẽ dễ dẫn tới suy dinh dưỡng và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Một số trường hợp bệnh tiêu chảy ở trẻ do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, lúc này việc điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong.
3. Các nguyên tắc trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Để điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ đem lại hiệu quả cao, bạn cần nhớ 3 nguyên tắc sau:
Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
+ Cho trẻ uống nhiều nước hơn so với bình thường: Các bà mẹ nên cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi nên uống thêm nước hoa quả không đường, nước súp, nước cháo hoặc nước lọc.
+ Tiếp tục cho ăn: nếu trẻ đang bú sữa mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú còn đối với trẻ lớn hơn thì nên tăng dần khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt, đối với những trẻ nhỏ hay bị nôn ói thì nên chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
+ Bổ sung kẽm: nên cho trẻ uống bổ sung kẽm dưới dạng nước hoặc dạng viên theo sự chỉ định của bác sĩ. Hàm lượng kẽm cung cấp cho cơ thể sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các triệu chứng bệnh tiêu chảy.