Trong dân gian từ ngày xưa các cụ đã lưu truyền lại cho con cháu các cách chữa bệnh ho đơn giản mà hiệu quả chỉ với những loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên.
1. Cam thảo
Trong cam thảo có chứa nhiều hoạt chất axit glycyrhizic, có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn có hại, gây bệnh tật cho con người. Chính vì vậy, cam thảo được sử dụng như một loại thuốc chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, long đờm, khản tiếng.
Chữa bệnh ho hiệu quả với cam thảo hàng ngày
Đây là cách chữa bệnh ho rất an toàn lại hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 15-20 g cam thảo bột hay lấy lá cam thảo để sắc thuốc uống.
2. Dâu
Tất cả các thành phần của cây dâu như lá, vỏ, rễ, thân cây,… đều có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và giúp an thần nhẹ. Đặc biệt là vỏ rễ dâu được dân gian sử dụng nhiều trong việc chữa ho có đờm, ho ở trẻ em, chữa phế nhiệt. Ngoài ra, lá dâu cũng có tác dụng chữa ho, viêm họng và viêm phế quản.
Để trị ho hiệu quả, bạn hãy sắc thuốc uống hoặc pha thuốc bột, một ngày uống khoảng 4-10 g, sau đó tăng dần lên 20-40 g.
Phương pháp dân gian trị bệnh ho
2. Cát cánh
Rễ cát cánh có tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài. Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20 g dạng thuốc sắc.
4. Gừng
Trong gừng có chứa hoạt chất cineol, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giúp chống dị ứng, chống lại các cơn co thắt cơ trơn, chống viêm và giảm ho.
Gừng chữa bệnh ho nhanh chóng và hiệu quả
Gừng tươi cũng là cách chữa bệnh ho có đờm, ngạt mũi và cảm mạo phòng hàn phổ biến. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản. Gừng còn làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20 g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.
5. Tía tô
Hoạt chất luteolin có trong tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu và chống dị ứng hiệu quả.
Chính vì vậy, tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10 g, sắc uống.