Ác mộng – tiếng ngáy ngủ có thể ảnh hưởng sức khỏe của bạn thế nào?

Bạn mắc chứng ngáy ngủ nhưng hoàn toàn không biết, chỉ người cùng giường chung gối mới có thể hiểu được nỗi khổ mà tiếng ngáy ngủ đó mang đến. Sự ồn ào đó khiến người thân, người bạn đời của bạn mất ngủ triền miên, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của tiếng ngáy ngủ. Cùng tham khảo nhé!

Người cùng giường là người gánh chịu nỗi khổ mà tiếng ngáy ngủ mang lại

Nội dung chính

1. Các loại tiếng ngáy ngủ thường gặp

Ngủ ngáy là hiện tượng phát ra tiếng ồn từ vòm họng trong lúc ngủ. Nguyên nhân chính là do một vị trí nào đó của đường thở bị thu hẹp, không khí lưu thông sẽ bị va chạm vào thành và niêm mạc gây rung và phát ra tiếng.

Nguyên nhân ngủ ngáy do vòm họng

Xét về nguyên nhân ta có thể chia ngáy ngủ làm 2 loại

  • Ngáy ngủ do sinh lý: Cơ thể mệt mỏi hay nằm sai tư thế đều là những nguyên nhân có thể gây ngáy ngủ.
  • Ngáy ngủ do bệnh lý: Thường các bệnh nhân mắc các chứng liên quan như: viêm amidan, cảm cúm, viêm vòm họng,… Ngoài ra, ngáy ngủ còn có thể do mắc những tật bẩm sinh như: cổ họng hẹp, cuống họng dài, cuống lưỡi to gây tắc đường thở. Bệnh nhân mắc chứng béo phì, tim mạch hay dị ứng đều có biểu hiện ngáy khi ngủ.

Ngáy ngủ có thể do bệnh lý hoặc sinh lý

Xét trên phương diện mức độ của tiếng ngáy ngủ có thể chia làm 3 cấp độ

  • Cấp độ 1: Tiếng ngáy nhỏ trong thời gian ngắn, hoặc đứt quãng thông thường ở cấp độ này bệnh nhân có thể ngừng hẳn khi đổi sang tư thế ngủ nghiêng.
  • Cấp độ 2: Tiếng ngáy to hơn cấp độ 1, liên tục trong thời gian khá dài dù có thay đổi mọi tư thế.
  • Cấp độ 3: Bệnh nhân ngáy to và liên tục ở mọi tư thế nằm ngủ. Đặc biệt bệnh nhân có thể đi kèm một số triệu chứng như: dừng thở trong một vài giây sau tiếng ngáy, cảm giác mệt mỏi sau khi tỉnh giấc. Đây là mức độ đáng báo động, có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó mà bạn cần đên sự trợ giúp của các bác sỹ chuyên khoa.

2. Tiếng ngáy ngủ ảnh hưởng không tốt cho những người xung quanh

2.1 Đến người ngủ cạnh

Tiếng ngáy ngủ ảnh hưởng xấu đến người bên cạnh

  • Thử tưởng tượng, sau một ngày học tập hay làm việc mệt mỏi thời gian buổi tối vốn dành để nghỉ ngơi mà bạn lại còn bị tra tấn bởi tiếng ngáy kéo dài liên tục. Đặc biệt, sau khi bị đánh thức bởi tiếng ngáy thì họ lại khó có thể chìm vào giấc ngủ, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất ngủ mãn tính, cơ thể sẽ luôn mệt mỏi thậm chí gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc thậm chí là đổ vỡ vì tiếng ngáy của người ngủ cạnh. Họ chia sẻ “Từ ngày lấy anh/cô ấy tôi liên tục bị sụt cân, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi do thiếu ngủ”. Vợ/chồng hay người thân phải mất một khoảng thời gian khá dài thậm chí là không thể thích nghi được tiếng ồn được phát ra từ người nằm kế bên.

2.2 Đến chính bản thân

Mặc dù bạn không hề biết hay nghe được tiếng ngáy của chính mình tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của bạn. Tình trạng ngáy ngủ kéo dài có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất học tập và công việc. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể có nguy cơ mắc các chứng bệnh như: suy giảm chức năng tình dục, huyết áp cao, tim loạn nhịp, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột tử…

3. Làm sao để giảm mức độ ảnh hưởng của tiếng ngáy ngủ?

3.1 Đối với người xung quanh

Để tránh bị ảnh hưởng thụ động bởi tiếng ồn biện pháp tốt nhất là cách ly chủ nhân của tiếng ngáy sang một căn phòng khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của các loại chụp tai giúp giảm sự ảnh hưởng của tiếng ồn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn, cách tốt nhất là nên có phương án điều trị triệt để cho người bệnh.

3.2 Đối với chủ nhân của tiếng ngáy ngủ

Không chỉ ảnh hưởng người xung quanh, tiếng ngáy ngủ lớn cũng ảnh hưởng đến bạn

  • Thực hiện giảm cân nếu béo phì là nguyên nhân gây chứng ngủ ngáy.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường oxy cho não, điều hòa hơi thở.
  • Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, không ăn uống ngay sát giờ đi ngủ.
  • Thường xuyên ngủ với tư thế nằm nghiêng, sử dụng gối ngủ có độ cao phù hợp.
  • Điều trị triệt để các bệnh liên quan đến đường hô hấp – Nguyên nhân gây nên chứng ngáy ngủ.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, khi bị cảm cúm bạn cần lưu ý thường xuyên làm sạch đường đường thở bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để rửa trôi các chất dịch làm tắc đường thở hay làm ẩm đường thở khi quá khô.
  • Luôn giữ cho không gian phòng ngủ sạch sẽ với độ ẩm vừa phải để tạo sự thoải mái tối đa.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà các bác sỹ điều trị trực tiếp có thể kê đơn thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật để bệnh có thể khỏi hẳn.

Cuối cùng, để giữ gìn sức khỏe cũng như giữ mối quan hệ trong gia đình được bền vững, bản thân bạn phải chủ động khắc phục tật xấu của mình. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ giúp bạn đánh bay tiếng ngáy ngủ bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và thăng hoa.5 (100%) 1 vote

Related Posts

Add Comment