Vào thời điểm giao mùa xuân hạ có rất nhiều loại côn trùng sản sinh. Không cẩn thận vị côn trùng đốt nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Côn trùng đốt gây dị ứng
Các loại côn trùng thường cắn đốt người là ruồi, muỗi, ong, kiến, nhện, ve, rết, bọ chét, bò cạp, rệp… Chúng còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết… Vết cắn của côn trùng ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên từ lông, ngòi của côn trùng hay từ vết cắn gây ra. Tuy nhiên, một số côn trùng có nọc độc nguy hiểm như ong, kiến… sẽ gây sốc phản vệ hoặc suy thận, suy gan cấp cho người bị cắn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí và cấp cứu kịp thời.
Biểu hiện:
– Côn trùng cắn hoặc đốt có thể gây các phản ứng trên da ngay lập tức. Kiến và ong đốt, nhện cắn thường gây đau, trong khí vết cắn do muỗi, nhện, ve, chấy, rận, bọ chét thường chét thường gây ngứa hơn là đau.
– Đau tại chỗ, đỏ da, sưng nề, có thể hoại tử vùng da bị cắn, đốt (vùng da bị chết do nọc độc, thường do một số loài nhện). Có những trường hợp dẫn đến nhiễm trùng (sưng nề lan rộng hơn, da đỏ đau tăng lên, có mủ, sốt). Cũng có thể có cảm giác bỏng rát, tê bì hoặc kim châm.
– Các biểu hiện dị ứng: có thể từ sẩn ngứa, đỏ da đến khó thở, tụt huyết áp (sốc). Có trường hợp dị ứng nặng và diễn biến nhanh dễ tử vong.
Cách xử lý khi bị côn trùng đốt:
Nếu bị côn trùng bay vào mắt, không nên dụi mắt liên tục. Cách xử trí tạm thời là chớp mắt liên tục trong cốc nước sạch để dị vật (côn trùng) trôi ra, hoặc chườm lạnh, nhỏ nước mắt nhân tạo (hoặc nước muối sinh lý). Nếu mắt vẫn cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn nhòe, sưng đỏ hoặc sung huyết, cần đến ngay bệnh viện để khám chữa kịp thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực. Tuyệt đối không dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt vì rất nguy hiểm.
Khi bị đốt hãy rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối (3 – 4 lần/ngày), hoặc dùng nước muối đặc bôi lên chỗ bị đốt.
Nếu rát, ngứa ở da cũng rửa bằng nước muối – xà phòng để ngăn nổi phỏng nước, mụn mủ. Nếu là vết hồng ban dùng nước muối loãng 9% chấm 3 – 4 lần/ngày. Nếu đau rát nhiều, tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ nên đến các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh biến chứng.
Nếu bị ong, kiến đốt cần rửa sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới bệnh viện để được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin làm dịu, hoặc dán miếng dán hạn chế co mạch. Chữa trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu của nọc độc côn trùng, nhưng dùng thuốc gì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn điều trị.
TT