Phòng và trị bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là bệnh làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, biến chứng nặng nề của bệnh là gây ra gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, cột sống, và gây thoát vị đĩa đệm không những làm tàn phế mà còn tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Hiện nay, chưa có các biện pháp nào để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Vì vậy, việc phòng và trị bệnh loãng xương cần được chú ý.

1. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Phòng và trị bệnh loãng xương 1

Loang xương gây đau vai, gáy

– Do thời gian khi tuổi càng cao canxi càng giảm dần, từ 20 –80 tuổi khối lượng xương mất khoảng 30% ở nam và 40 % ở nữ.

– Do chế độ ăn uống hàng ngày không bổ xung đủ các chất dinh dưỡng nhất là canxi và phospho và các chất khoáng khác; không đảm bảo đủ vitamin D để giúp hấp thụ canxi; nồng độ các chất nội tiết tố có vai trò đối với sự phát triển của xương gây loãng xương

 – Ít hoạt động, không tập luyện thể dục thể thao sẽ khiến bạn dễ bị bệnh loãng xương.

–  Uồng thuốc có thành phần gây loãng xương như steroids (cortisone hay predinisone). Đây là một số loại thuốc chuyên trị kể cả bệnh viêm đa khớp dạng thấp nặng. Nếu dùng corticosteroids trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ dàng mắc bệnh loãng xương

2. Phòng và trị bệnh

Phòng và trị bệnh loãng xương 2

Tập thể dục để ngừa loãng xương

– Nên tập ít nhất một môn thể thao như: đi bộ, bơi, yoga….

– Chế  độ ăn uống hợp lý: ăn uống đủ chất và  và có chế độ ăn uống hợp lý, đủ canxi, trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày.

-Nên uông 1/4 lít sữa tươi/ngày và estrogen để phòng loãng xương.

– Các thuốc dùng để điểu trị bệnh loãng xương như: alendronate, calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

N.T

Related Posts

Add Comment