Thời tiết hanh khô, chuyển lạnh là môi trường thuận lợi cho bệnh viêm da cơ địa có cơ hội tái phát. Một số thuốc bôi viêm da cơ địa thường được chỉ định để kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tình trạng ngứa và viêm da. Tìm hiểu về các loại thuốc này trong bài viết sau.
Thuốc bôi viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có đặc trưng là các mụn nước mọc thành từng đám trên da. Các mụn nước này chứa đầy dịch, dễ vỡ và khi chảy hết nước thì sẽ đóng vảy tiết, làm phần da tổn thương bị dày lên, xù xì và thô ráp.
Viêm da cơ địa có thể thuyên giảm nhưng không khỏi hoàn toàn, âm ỉ ủ bệnh dai dẳng và chờ các đợt để tái phát lại nên gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống và tâm lý của người bệnh.
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp.
- Thuốc dưỡng ẩm và hạn chế ngứa
Thuốc dưỡng ẩm là loại thuốc bôi viêm da cơ địa rất phổ biến và thường được đề nghị sử dụng đầu tiên khi bệnh mới khởi phát. Đây có thể là một loại thuốc dạng mỡ hoặc kem bôi dưỡng ẩm cho da.
Vai trò chính của thuốc dưỡng ẩm là giúp da kiểm soát được lượng nước cần thiết và hạn chế cảm giác ngứa, căng tức da. Thuốc dưỡng ẩm có nhiều loại và thường không cần kê toa nhưng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn (bào mòn, mỏng da) thì trước khi sử dụng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý an toàn:
- Sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi
- Che chắn cẩn thận, tránh ánh nắng mặt trời khi đang sử dụng thuốc để tránh tình trạng kích ứng.
- Thuốc mỡ chống viêm không chứa Steroid
Là các loại thuốc được chỉ định dùng theo toa và được điều trị cho các trường hợp viêm da cơ địa ở thể nhẹ đến trung bình.
Vai trò của các loại thuốc mỡ này thường là chống viêm, giảm ngứa, khôi phục cấu trúc da bị tổn thương.
Lưu ý an toàn:
- Dùng cho trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành.
- Cần sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa này theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
- Thuốc bôi Steroid tại chỗ
Là thuốc dùng theo toa, có tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ, giảm ngứa, có thể làm lành các vết thương và tổn thương cấu trúc da.
Có nhiều dạng bào chế thuốc bôi Steroid như: Thuốc mỡ, kem dưỡng da, kem bôi, thuốc xịt. Tuy nhiên, ở dạng thuốc mỡ và kem bôi thì thường được báo cáo rằng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: Làm mỏng – teo da, làm dày da, rạn da, thay đổi màu da hoặc tăng nhãn áp, tổn thương thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể hoặc tăng sinh mụn li ti trên da hoặc mụn trứng cá…
- Thuốc ức chế Calcineurin
Là loại thuốc bôi viêm da cơ địa tại chỗ thường được chỉ định để ngăn chặn một số thành phần của hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa các triệu chứng điển hình như đỏ và ngứa.
Calcineurin có thể được dùng trên tất cả vùng da trên cơ thể (bao gồm cả mí mắt, trong tai hoặc bộ phận sinh dục). Hơn nữa, việc sử dụng Calcineurin được cho là an toàn khi sử dụng trong một thời gian dài mà không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý an toàn:
Mặc dù được đánh giá là an toàn nhưng Calcineurin vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Nóng rát da
- Cảm giác châm chích trong lần đầu sử dụng
- Thuốc ức chế PDE4 tại chỗ
Là thuốc bôi viêm da cơ địa được sử dụng để điều trị tình trạng ngứa, đỏ da, lichen hóa, tổn thương ngoài da. PDE4 hoạt động với nguyên lý ức chế enzym Phosphodiesterase 4 (PDE4).
PDE4 hiện đã được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn, thông thường thuốc cho hiệu quả điều trị rõ ràng sau 28 ngày dùng.
Lưu ý an toàn:
PDE4 có thể gây kích ứng da tại vùng da quá mẫn cảm. Một số tác dụng phụ được ghi nhận gồm đỏ da và cảm giác châm chích trong lần đầu sử dụng.
Trên đây là những loại thuốc bôi viêm da cơ địa thường được chỉ định. Người bệnh lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này khi chưa được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Chỉ bôi thuốc trên vùng da bị bệnh và bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa
- Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ
- Sử dụng trên da tốt nhất sau khi tắm 3-5 phút
- Không tự ý bỏ thuốc để tránh tác dụng phụ
- Không dùng thuốc trên vùng da quá rộng bởi có thể gây dị ứng hoặc thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu có ý định dùng thuốc trong thời gian dài
- Nếu dùng thuốc bôi viêm da cơ địa trên vùng da bộ phận sinh dục hoặc các vùng cọ xát nhiều như mông, đùi, bên dưới ngực thì nên thoa lớp dày hơn một chút để thuốc hấp thụ tốt hơn.
Ngoài sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa, người bệnh cần áp dụng các biện pháp làm giảm nhẹ tình trạng bệnh mà không cần dùng thuốc như:
- Mặc quần áo có chất vải mềm (cotton, lụa) để hạn chế ma sát với da. Không dùng hoặc tránh dùng sản phẩm bằng len dạ vì có thể gây ngứa.
- Ban đêm nên duy trì nhiệt độ mát, có thể sử dụng máy làm ẩm không khí trong cả mùa đông và mùa hè.
- Giặt quần áo bằng chất tẩy có nồng độ nhẹ, không dùng chất tẩy trắng để hạn chế tình trạng kích ứng da.