Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ đã có thời gian phát triển trong tử cung từ 38 – 42 tuần (Tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng)- Có tài liệu ghi là từ 39 tuần. Thời kỳ sơ sinh được tính từ ngay khi sinh đến 1 tháng sau sinh. Thời kỳ nhũ nhi là 12 tháng đầu. Bài này chỉ nói đến thời kỳ sơ sinh: 1 tháng đầu.
Contents
1. MỘT VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
– Tắm nắng: Sau sinh khoảng 1 tuần đến 10 ngày đã có thể cho bé tắm nắng. Tắm nắng để tiền Vitamin D dưới da bé được chuyển thành Vitamin D3, hỗ trợ chuyển hóa canxi giúp bé lớn lên.
Mới đầu, không đặt ngay trẻ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Phải tập dần từ trong bóng râm, nắng chiếu qua cửa kính, nắng nhẹ sáng sớm… với thời lượng từ ít tăng dần. (Nên tìm xem kỹ về hướng dẫn tắm nắng cho trẻ)
– Khứu giác: Đã bắt đầu phân biệt được mùi, dần dần có thể nhận ra hơi mẹ và mùi sữa mẹ.
– Vị giác: Chưa hoàn thiện nhưng có thể phân biệt được vị ưa thích, dễ uống thuốc đắng vì chỉ biết nuốt chưa biết đẩy ra. (Thói quen thích mùi vị ở trẻ là do được tập dần mà hình thành)
– Phản xạ bú: Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú mẹ để bú sữa. Khi có bất kỳ vật gì chạm vào khóe miệng của bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú.
– Phản xạ mút: Khi môi của bé chạm vào vật gì, bé sẽ có xu hướng mút một cách tự nhiên. Phản xạ này giải thích tại sao bé có thể bú bình ngay sau khi mới sinh. Bé cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay.
– Các hiện tượng hay gặp như hạ thân nhiệt, hạ đường huyết có thể tránh bằng cách cho bú sớm, ăn đủ no và giữ ấm cho trẻ.
– Cân nặng: 2,5 kg trở lên được coi là sinh đủ cân. Sụt cân sinh lý gặp ở 80% trẻ đủ tháng. Bắt đầu từ ngày thứ 2-3 dến ngày thứ 10 – 12 thì hết. Sụt chỉ dưới 10% trọng lượng sinh. Chỉ cần cho bé ăn sớm và đầy đủ. Theo dõi cân nặng hàng tuần để biết bé được bú đủ hay không: Tăng trung bình 250g/tuần trong tháng đầu.
– Trẻ bài tiết phân su rồi sau đó đi ngoài đều đặn hàng ngày, đặc điểm phân có thể khác nhau tùy mỗi trẻ. Tiểu trung bình 6 bãi lớn/ngày (Nếu tiểu ít hơn có thể do bú chưa đủ).
2. LƯU Ý NUÔI DƯỠNG:
Không được cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trước khi cho bú mẹ. (Mật ong, các loại nước …)
Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu, người mẹ nên cho trẻ bú, bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh tốt. Khi cho con bú sau sinh, mẹ co hồi tử cung và cầm máu nhanh hơn.
SỮA NON bắt đầu được tạo ra từ khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ, khoảng tháng thứ sáu đến tháng thứ bảy thì có thể bắt đầu tiết sữa. Sữa non vẫn còn tồn tại trong một vài ngày sau khi sinh. Nó là một loại sữa đặc, dính và có màu từ gam vàng nhạt đến cam. Mặc dù khối lượng ít, nhưng sữa có nồng độ dinh dưỡng cao, rất giàu chất đạm, kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành. Nhiều thành phần quan trọng khác như immunoglobulin miễn dịch, các yếu tố tăng trưởng, kháng thể, vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin…. Là loại thực phẩm hoàn hảo đầu tiên của trẻ nhỏ.
Cho bé ăn: 8-12 bữa/24giờ. Số lần cho trẻ bú không nên gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.
BẢO VỆ SỮA MẸ:
– Ôm ấp và trò chuyện với bé trìu mến yêu thương.
– Bú kiệt từng bên rồi mới chuyển sang bên kia. Vắt kiệt sữa thừa sau mỗi lần trẻ bú để kích thích vú sản xuất sữa mới, nếu không, sẽ dần mất sữa.
– Khi cho con bú, người mẹ cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường.
– Mẹ uống vitaminA 50.000 đv/ngày – sau sinh (trong vòng 2 tuần) : sau đó có thể dùng liều hàng ngày 10.000 – 20.000/ngày trong vòng 2 tháng (Uống hoặc tiêm bắp)
VITAMIN A là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Với trẻ em, Vitamin A có các vai trò chính:
• Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường.
• Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt.
• Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.
• Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể.
• Vitamin A có khả nǎng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…
– Các th/ăn giàu VTM A: Gan các loài, Lươn, trứng. Gấc, rau lá xanh …
MẸ THIẾU SỮA HAY KHÔNG THỂ CHO CON BÚ?
Việc chọn lựa nguồn dinh dưỡng thay thế như thế nào sẽ quyết định đến việc trẻ có tiếp tục giữ được nhịp sinh lý, tăng trưởng, sức khỏe tốt và phát triển toàn diện hay không.
Thực tế cho thấy 2 trong 3 trẻ sử dụng sữa bò công thức có các vấn đề như nôn trớ, đầy hơi, lười bú, táo bón, chậm tăng cân và hay ốm vặt.
Để bé có thể chấp nhận nguồn dinh dưỡng thay thế một cách nhẹ nhàng, duy trì nhịp sinh lý bình thường của trẻ như khi bú mẹ: Bú tốt, ngủ ngoan, đi ngoài đều đặn, sức khỏe và tăng trưởng tốt, thì sữa dê công thức là giải pháp mẹ nên cân nhắc lựa chọn ngay từ đầu.
Sữa Dê Công Thức với bản chất dinh dưỡng tương thích với trẻ một cách tự nhiên, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng quan trọng cao, bao gồm vitamin (A, D, B1, B2 và B12), khoáng chất (canxi, phốt pho, magiê, kẽm và iốt), protein và axit béo. Nó cũng tự nhiên chứa một nồng độ nucleotide cao, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng trưởng tế bào.
Thành phần chất béo và protein trong sữa dê khá độc đáo. Phân tử protein của sữa dê nhỏ hơn của sữa bò rất nhiều, trong môi trường axit của dạ dày trẻ, protein sữa dê tạo thành các cấu trúc xốp như bọt biển, dịch và men tiêu hóa dễ thấm vào nên được tiêu hóa rất nhanh, khác với protein trong sữa bò với phân tử lớn, thường kết lại thành mảng đặc khó tiêu và có thể làm tổn thương đường tiêu hóa của trẻ. Các giọt chất béo của sữa dê cũng nhỏ hơn sữa bò và số lượng các axit béo chuỗi ngắn và trung bình tương đối cao dễ dàng tiêu hóa và được hấp thu trọn vẹn. Do vậy, cơ thể bé có thể sử dụng các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả cho việc tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Đặc biệt sữa dê có mùi vị dụi nhẹ gần với sữa mẹ hơn, nên không gây bỏ bú mẹ khi cho bé dùng kèm với sữa mẹ.
Tháng đầu tiên của cuộc đời – Là thời kỳ sơ sinh, thời kỳ bé rời cơ thể mẹ để làm quen với thế giới bên ngoài. Bạn đã rất hạnh phúc khi bé chào đời – Và nỗi vất vả của bạn cũng không hề nhỏ bé.
Vì con mà, bạn sẽ còn dành rất nhiều sự quan tâm, thời gian và tình yêu thương của mình cho Bé.
Nguồn: DR Hoang Anh