Thời tiết trở lạnh là lúc bệnh phong thấp khởi phát gây khó chịu vì đau nhức gân, xương, đau mình, chân tay mỏi, mất ngủ. Dựa trên quá trình nghiên cứu và tìm hiểu bệnh, y học dân gian đã điều chế ra các bài thuốc sau để điều trị bệnh.
Trời lạnh làm bệnh nhân phong thấp đau mỏi các khớp
Y học hiện đại cho rằng bệnh nhân bị phong thấp do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A ở tai mùi, họng gây dị ứng nội sinh. Y học cổ truyền cho đây là triệu chứng của bệnh phong thấp và hướng điều trị cần phải khu phong hòa huyết, giảm đau, thanh nhiệt mát gan, tiêu viên, bổ thận, thông huyết – tán hàn, bồi bổ thể lực. Dựa và các nguyên tắc trên, bài thuốc dân gian chữa bệnh phong thấp được điều chế như sau:
Nguyên liệu:
Cây cỏ xước điều trị bệnh phong thấp
– 10 g mỗi vị thuốc: vòi voi, thiên niên kiện, dây đau xương.
– 12g mỗi vi thuốc: cốt toái bổ, cỏ xước, huyết đằng, phong đằng sâm, bồ công anh.
– 20g mỗi vi thuốc: hà thủ ô, sinh địa.
Công năng của các vị thuốc
Bồ công anh có tính mát, an thần
Vị sinh địa: còn có tên khoa học là Rhizoma Rehmanniae, có tác dụng thông mạch, bổ huyết, hào huyết dùng trong các trường hợp thiếu máu, suy nhược, giúp tim mạch khỏe mạnh, lợi tiểu.
Cây cỏ xước: tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume. Dùng trong các bài thuốc trị viêm khớp, đau lưng, mỏi gối, tan vết máu bầm, bổ gan, thận.
Huyết đằng: bộ phận cây được dùng làm vị thuốc chữa bệnh phong thấp là thân cây, lấy thân cây phơi khô. Ngoài ra, huyết đằng còn có tác dụng: sát khuẩn, lợi tiểu, bổ huyết, giúp gân cốt khỏe mạnh.
Vòi voi: dùng trong điều tri bệnh tê thấp, thông kinh ngạc, chữa mụn nhọt, viêm, làm gân cốt chắc khỏe. Vị thuốc còn có tên khoa học khác là Heliotropium indicum Lin
Hà thủ ô: lấy dễ, củ phơi khô làm thuốc. Vị thuốc có tác dụng bổ huyết, trị các chứng thần kinh suy nhược, giúp gân cốt chắc khỏe. Tên khoa học của cây là Radix Polygoni multiflori.
Bồ công anh: thuộc họ cúc có tính mát, sát khuẩn, tiêu viêm, an thần.
Hy thiêm: cùng là một loại thuộc họ cúc có tên khoa học là Sieges beckia orientalis L. Dùng trong điều trị các chứng bệnh phong thấp như: đau nhức xương, gân cốt lạnh, bán thân bát toại, lưng và gối mỏi.
Cách dùng:
Có thể ngâm rượu hoặc sắc uống các vị thuốc trên uống hàng ngày để trị bệnh phong thấp
- Ngâm rượu: ngâm các vị thuốc trên với rượu, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, uống tốt nhất trước khi đi ngủ, uống liên tục trong vòng 20 – 25 ngày.
- Sắc thuốc: mỗi thang thuốc cho 500ml nước vào, đun nhỏ lửa, đun cạn còn 150 – 200ml, chia tôi uống mỗi ngày, uống liên tục trong vòng 20 – 25 ngày.
N.A