Nhiều người chỉ cần nghe đến con bọ cạp là đã nổi hết “da gà” vì sợ. Nhưng liệu bạn đã biết chính xác thông tin về nọc độc của chúng hay chỉ xem trên phim ảnh? Vậy bọ cạp cắn có nguy hiểm chết người không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.
Bọ cạp là loài động vật không xương sống, có 8 chân, thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Đặc trưng về hình thái của loài này là sở hữu một chiếc đuôi có nóc độc. Nhiều nhà làm phim trên thế giới đã tạo nên hình ảnh đáng sợ của bọ cạp. Trên màn ảnh, nọc độc của chúng có thể giết chết người trưởng thành gần như ngay lập tức.
Nọc độc của con bọ cạp mạnh đến đâu?
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy khá buồn cười vì những gì bạn biết về loài này đều đã bị thổi phồng. Nhìn chung những con vật trông gớm ghiếc này lại khá nhút nhát và vô hại. Chúng chỉ sử dụng nọc độc của mình để bắt mồi hay tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên. Chỉ có một vài loài bọ cạp được coi là nguy hiểm đối với con người. Chúng thường tập trung ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ. Và nọc độc của con bọ cạp chỉ đủ để tiêu diệt côn trùng hoặc động vật nhỏ mà chúng ăn.
Trên thực tế, chỉ có 1 loại bọ cạp ở Mỹ có nọc độc được xem là nguy hiểm. Dù vậy tỉ lệ tử vong do loài này cũng khá hiếm và hầu hết là trẻ nhỏ, đề kháng còn yếu. Đó là loài bọ cạp Bark Arizona. Triệu chứng chính khi bị Bark Arizona cắn là đau cấp tính và ngứa, tê ở vùng bị cắn. Một số người cũng bị co giật vài phút sau khi bị cắn.
Nếu trẻ nhỏ hay người già bị bọ cạp cắn bạn cần sơ cứu nhanh và theo dõi vết cắn trong vòng 12 – 36 giờ. Vết đốt vẫn không giảm mà ngày càng nghiêm trọng thì bạn phải đưa nạn nhân đi tới cơ sở y tế ngay.
Bọ cạp tại Việt Nam
Ở nước ta chỉ có 2 loài bọ cạp phổ biến là bọ cạp đen và bọ cạp nâu. Con bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao. Vết cắn của chúng thường chỉ gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ. Lưu ý chúng không thể gây chết người cũng như không cần đều trị y tế đặc biệt nào. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn. Một số người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Trong vài trường hợp nặng hơn, nạn nhân có thể co giật toàn thân hoặc bị rối loạn nhịp tim.
Nếu bị con bọ cạp hay côn trùng cắn (chích) thì nên xử lý càng sớm càng tốt. Khi để qua 6 giờ, nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ vết cắn là rất cao. Đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Khi bị con bọ cạp cắn cần làm sạch vết thương, sát trùng bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ. Sau đó chườm lạnh để giảm sưng. Có thể uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol… và thuốc kháng histamin H1 làm dịu. Nên sử dụng các loại giảm đau như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Một số trường hợp cần phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương ngoài da.
chú ý
Ngoài ra, bạn có thể dùng giấm, nước phèn chua, chanh hoặc vôi ăn trầu thoa lên vị trí bọ cạp cắn. Chất kiềm và axit trong các loại này sẽ phá hủy protein – thành phần chủ yếu trong nọc bọ cạp.
Trên thực tế có lẽ chúng ta đã “hiểu lầm” con bọ cạp khá lâu. Chúng bản chất chẳng có gì đáng sợ. Bọ cạp chỉ đốt người khi chúng ta vô tình chạm hay dẫm đạp vào nó. Hơn nữa, phần lớn nọc độc của chúng cũng không thể giết chết người trong tích tắc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải nắm vững cách sơ cứu khi bị bọ cạp cắn để phòng thân.
Vào mùa mưa bọ cạp thường trú ẩn trong các kẹt kẽ, vỏ cây, dưới kệ tủ, thậm chí cả màn, giường. Do đó bạn phải cẩn thận quan sát kỹ lưỡng mọi ngóc ngách để tránh bị con bọ cạp đốt nhé!