Một số loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp các chất cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu không sử dụng đúng cách và hợp lý có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé yêu trong suốt thai kỳ.
1. Dứa
Trong trái dứa có chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các khoáng chất cần thiết như kali, mangan, magie,… giúp bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn tới stress trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên dứa lại cũng chứa nhiều enzym bromelain làm mềm khung xương chậu và tử cung, gây ra hiện tượng co thắt tử cung, dễ dẫn tới sảy thai. Bên cạnh đó ăn quá nhiều dứa cũng dễ khiến bà bầu bị tiêu chảy hoặc dị ứng.
Bà bầu không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ
Các chuyên gia sức khỏe khuyên bà bầu nên kiêng ăn dứa trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn nhạy cảm và có nhiều biến đổi trong bà bầu để thích nghi dần với sự hình thành của thai nhi. Sau giai đoạn này, bà bầu có thể ăn dứa nhưng không nên ăn quá nhiều. Còn đối với những bà bầu hay bị dị ứng thì tốt nhất là không nên ăn dứa đã qua chế biến nấu chín để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
2. Ngao
Ngao là loại thực phẩm giàu axit béo omega-3, đây là chất rất cho sự hình thành và phát triển não bộ của bé. Bên cạnh đó ngao cũng chứa nhiều phôt pho giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng của thai nhi. Đồng thời vitamin A trong ngao giúp thai nhi phát triển thị giác một cách toàn diện.
Bà bầu nên rửa sạch và nấu chín ngao trước khi ăn
Ngoài ra, ngao còn rất tốt cho sức khỏe của bà bầu nhờ hàm lượng canxi và sắt dồi dào, giúp bà bầu giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Ăn ngao đúng cách còn giúp bà bầu giữ dáng, đẹp da và giảm stress hiệu quả. Tuy nhiên, do ngao thường sinh sống trong môi trường ven biển ô nhiễm nên dễ gây dị ứng và nhiễm khuẩn cho bà bầu. Vì vậy, bà bầu nên rửa ngao thật sạch và nấu thật kỹ trước khi ăn nhé.
3. Nhãn
Nhãn là một loại trái cây cũng rất được ưa chuộng bởi vị ngọt và mùi thơm của nó. Tuy nhiên nhãn có tính nóng nên bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu không nên ăn. Bởi khi mang bầu, phần lớn chị em phụ nữ đều bị nóng trong và thường bị táo bón vì vậy ăn nhiều nhãn thời điểm này sẽ làm tăng độ nóng trong cơ thể, gây động thai, ra huyết và đau tức bụng, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai.
Bà bầu nên thận trọng khi ăn nấm
4. Nấm
Hiện nay có rất nhiều nấm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Nhưng bên cạnh đó thì cũng không thiếu các loại nấm độc, gây hại cho sức khỏe.
Nấm giàu vitamin B và kẽm nên rất cần thiết cho sự tăng cưởng cũng như phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó nấm còn cung cấp chất chống oxy hóa làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bà bầu tránh được các bệnh thường gặp khi mang thai như bệnh cúm, các bệnh lây nhiễm,… Để đảm bảo an toàn, bà bầu chỉ nên ăn các loại nấm thông dụng như nấm rơm, nấm mồng gà, nấm kim châm,… và tuyệt đối không nên ăn các loại nấm hoang, không rõ nguồn gốc.
Bà bầu không nên ăn trứng sống
5. Trứng gà
Ăn trứng gà trong thời kỳ mang thai giúp bà bầu giảm được hàm lượng cholesterol trong máu và kích thích tăng cường trí não. Bên cạnh đó, trứng gà cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi trong quá trình hình thành.
Tuy nhiên, bà bầu tuyệt đối không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo, mì tôm hay nước nóng. Ăn chín uống sôi là tiêu chí rất quan trọng trong các thực đơn ăn uống của bà bầu bởi những thức ăn chưa chín kỹ sẽ có chứa nhiều vi khuẩn trong khi sức đề kháng của bà bầu lại kém nên sẽ rất dễ mắc bệnh.