Thực tế cho thấy, nhiều người chưa thực sự quan tam đến sức khỏe hệ tiêu hóa, trong đó có bệnh rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, có nhiều người lung túng, không biết xử trí ra sao khi bị bệnh. Hãy cùng Baosuckhoe tìm hiểu vấn đề trên nhé.
1. Khi nào bạn bị rối loạn tiêu hóa?
Ngày càng nhiều người mắc chứng rối loạn tiêu hóa
Bác sĩ chuyên khoa nội cho rằng, chứng rối loạn tiêu hóa do sự co thắt các cơ vòng trong hệ tiêu hóa dẫn đến cảm giác đau bụng dữ dội, kéo dài trong khoảng vài giờ. Mặc dù không gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh nhưng gây ra những cơn đau dữ dội, kéo dài, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh rõ rệt
Một số triệu chứng dễ nhận biết của rối loạn tiêu hóa:
Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, không chỉ dừng lại ở triệu chứng đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy như nhiều người vẫn nghĩ.
– Chảy máu: Đây là triệu chứng mà nhiều người dễ bị nhầm tưởng với bệnh xuất huyết tiêu hóa ( xuất huyết dạ dày hoặc xuất huyết thực quản). Ở nhiều bệnh nhân, máu xuất hiện trong phân màu đen.
– Đau bụng: Những cơn đau bụng kéo dài, âm ỉ, dữ dội là biểu hiện điển hình của rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, đau bụng có thể do một số bệnh lý khác: gian sán…
Táo bón – biểu hiện thường thấy của rối loạn tiêu hóa
– Táo bón hoặc tiêu chảy: Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, thất thường hãy cảnh giác với rối loạn tiêu hóa.
– Đầy bụng, trướng hơi: Mặc dù hiếm gặp nhưng ở một số bệnh nhân thì đau bụng, đầy hơi có thể xuất hiện.
2. Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa
Nhiều người khi có những hiện tượng đau bụng, đầy hơi, táo bón…thường tự mua thuốc về uống, không có sự chi dẫn của bác sĩ. Điều này không chỉ khiến bệnh thuyên giảm mà có nguy cơ làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Trước hết, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống – điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh.
Chế độ dinh dường hợp lý cần thiết để phòng chống rối loạn tiêu hóa
– Bạn nên ăn uống điều độ, đúng bữa, không nên bỏ bữa sáng hoặc lạm dụng đồ ăn nhanh.
– Không nên ăn nhiều loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các đồ ăn chiên, xào…
– Tránh xa các chất kích thích, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá…, tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu, mềm, nhuận tràng: rau mồng tơi, rau đay…
– Sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kích thích tiêu hóa, trị rối loạn tiêu hóa, tăng cường vai trò, chức năng gan – bộ phận quan trong trong hệ thống tiêu hóa: cam cúc, cam thảo, gừng tươi….