Bệnh ho gà – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Tue, 21 May 2019 13:58:42 +0000 vi hourly 1 162709760 Bệnh ho gà (pertussis): Dự phòng sau phơi nhiễm, thời điểm và lựa chọn kháng sinh điều trị https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/trieu-chung/sot/benh-ho-ga-pertussis-du-phong-sau-phoi-nhiem-thoi-diem-va-lua-chon-khang-sinh-dieu-tri-310.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=benh-ho-ga-pertussis-du-phong-sau-phoi-nhiem-thoi-diem-va-lua-chon-khang-sinh-dieu-tri https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/trieu-chung/sot/benh-ho-ga-pertussis-du-phong-sau-phoi-nhiem-thoi-diem-va-lua-chon-khang-sinh-dieu-tri-310.html#respond Sun, 01 Feb 2015 13:11:15 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2118 Điều trị sớm bệnh ho gà bằng kháng sinh rất quan trọng. Điều trị có thể khiến nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn nếu nó được bắt đầu sớm, trước khi những cơn ho xuất hiện. Hơn nữa, sử dụng kháng sinh để điều trị và dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, CDC chỉ ủng hộ việc sử dụng kháng sinh sau phơi nhiễm theo mục tiêu cho những người có nguy cơ cao xuất hiện bệnh ho gà nặng và cho những người sẽ có tiếp xúc

Bài viết Bệnh ho gà (pertussis): Dự phòng sau phơi nhiễm, thời điểm và lựa chọn kháng sinh điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Điều trị sớm bệnh ho gà bằng kháng sinh rất quan trọng. Điều trị có thể khiến nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn nếu nó được bắt đầu sớm, trước khi những cơn ho xuất hiện. Hơn nữa, sử dụng kháng sinh để điều trị và dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, CDC chỉ ủng hộ việc sử dụng kháng sinh sau phơi nhiễm theo mục tiêu cho những người có nguy cơ cao xuất hiện bệnh ho gà nặng và cho những người sẽ có tiếp xúc gần với những người có nguy cơ cao xuất hiện bệnh ho gà nặng.

Thời điểm và lựa chọn kháng sinh

Điều trị sớm bệnh ho gà rất quan trọng. Càng được điều trị sớm, nhất là đối với trẻ sơ sinh, thì càng tốt. Nếu điều trị ho gà được bắt đầu sớm trong quá trình bệnh, trong 1 – 2 tuần đầu tiên trước khi các cơn ho xuất hiện, thì triệu chứng có thể giảm bớt. Các bác sĩ rất nên xem xét việc điều trị trước khi có kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử có những gợi ý mạnh/rõ ràng hoặc bệnh nhân có nguy cơ bệnh ho gà nặng hoặc biến chứng nặng do ho gà (ví dụ: trẻ sơ sinh). Nếu bệnh nhân được chẩn đoán muộn, thuốc kháng sinh sẽ không làm thay đổi quá trình bệnh và, thậm chí không có kháng sinh, bệnh nhân không còn lây lan bệnh ho gà.

Người bị bệnh ho gà dễ lây nhiễm từ khi bắt đầu giai đoạn viêm (chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường) hoặc cho tới 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh có hiệu quả.

Hướng dẫn phù hợp là điều trị trẻ em trên 1 tuổi trong vòng 3 tuần khởi phát ho và trẻ em < 1 tuổi và phụ nữ có thai (đặc biệt khi gần đủ tháng) trong vòng 6 tuần khởi phát ho. Các loại thuốc kháng sinh được khuyến cáo cho điều trị hoặc dự phòng bệnh ho gà là azithromycin, clarithromycin và erythromycin. Trimethoprim-sulfamethoxasole (biseptol) cũng có thể được sử dụng. Việc lựa chọn thuốc kháng sinh nên được thực hiện sau khi cân nhắc:

– Khả năng gây ra các tác dụng phụ và tương tác thuốc

– Khả năng dung nạp

– Dễ tuân thủ theo phác đồ điều trị được chỉ định

– Chi phí

Ngày 12 tháng 3 năm 2013, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra một cảnh báo rằng azithromycin có thể gây ra sự thay đổi bất thường trong hoạt động điện thế của tim mà nó có thể dẫn tới các rối loạn nhịp tim có khả năng gây tử vong ở một số bệnh nhân. Azithromycin vẫn là một trong những loại thuốc kháng sinh được khuyến cáo để điều trị và dự phòng bệnh ho gà, nhưng cân nhắc sử dụng các loại thuốc thay thế khác nếu bệnh nhân có sẵn các bệnh lý tim mạch, bao gồm:

– Bệnh nhân có khoảng QT kéo dài, trong tiền sử xoắn đỉnh (torsades de pointes), hội chứng QT dài bẩm sinh, rối loạn nhịp tim chậm, hoặc suy tim mất bù.

– Bệnh nhân đang dùng thuốc làm kéo dài khoảng QT

– Bệnh nhân đang ở trong tình trạng có khả năng gây rối loạn nhịp tim chẳng hạn như hạ kali máu hoặc hạ magiê máu chưa được điều chỉnh, nhịp tim chậm có biểu hiện lâm sàng, và ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống rối loạn nhịp tim (Class IA: quinidine, procainamide; hoặc Class III: dofetilide, amiodarone, sotalol)

Bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân có bệnh lý tim mạch có thể nhậy cảm ơn đối với tác dụng của thuốc chống rối loạn nhịp tim trên khoảng QT.

Sử dụng liệu trình kháng sinh đối với những người có phơi nhiễm gần trong vòng 3 tuần phơi nhiễm, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ cao; liều lượng tương tự như phác đồ điều trị bệnh ho gà.

Trẻ sơ sinh

Erythromycin, clarithromycin, và azithromycine được ưa thích cho việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ ≥ 1 tháng tuổi. Với trẻ sơ sinh < 1 tháng tuổi, azithromycine được ưa thích dành cho dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị bởi vì azithromycin không liên quan với hẹp môn vị do phì đại ở trẻ (IHPS: infantile hypertrophic pyloric stenosis), trong khi erythromycin thì có liên quan. Với trẻ sơ sinh < 1 tháng tuổi, nguy cơ xuất hiện bệnh ho gà nặng và các biến chứng đe dọa tính mạng vượt quá nguy cơ có khả năng gây hẹp môn vị phì đại ở trẻ em mà nó liên quan với việc sử dụng kháng sinh macrolide. Trẻ sơ sinh < 1 tháng tuổi được điều trị bằng macrolide cần được theo sự xuất hiện dõi hẹp môn vị phì đại ở trẻ em và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác của thuốc. Với trẻ ≥ 2 tháng tuổi, thuốc thay thế cho macrolide là trimethoprim-sulfamethoxazole.

Dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm

Mục tiêu chính của dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm là để ngăn ngừa tử vong và các biến chứng nặng do bệnh ho gà ở những người có nguy cơ gia tăng bệnh nặng.

Với tỷ lệ mắc gia tăng và sự lây lan rộng rãi trong cộng đồng của bệnh ho gà, việc theo dõi phơi nhiễm trên quy mô rộng và áp dụng rộng rãi dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm trong số những người có phơi nhiễm có thể không phải là biện pháp hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực y tế công cộng hạn chế. Trong khi thuốc kháng sinh có thể dự phòng bệnh ho gà nếu được sử dụng trước khi khởi phát triệu chứng, thì không có dữ liệu nào chứng tỏ rằng áp dụng rộng rãi dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm cho những người có phơi nhiễm sẽ kiểm soát hoặc hạn chế được một cách có hiệu quả phạm vi của dịch bệnh ho gà.

Một vấn đề quan trọng khác là việc lạm dụng thuốc kháng sinh; Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã tham gia vào việc thúc đẩy một cách tích cực việc sử dụng đúng đắn thuốc kháng sinh cho nhân viên y tế và các bậc cha mẹ. Với những vấn đề này, CDC ủng hộ việc sử dụng kháng sinh sau phơi nhiễm theo mục tiêu cho những người có nguy cơ cao xuất hiện bệnh ho gà nặng và cho những người sẽ có tiếp xúc gần với những người có nguy cơ cao xuất hiện bệnh ho gà nặng. Để đối phó với số lượng ngày một tăng các trường hợp bệnh ho gà, rất nhiều cơ sở y tế của Hoa Kỳ đã tiếp cận cách tiếp cận tương tự.

Theo đó, CDC ủng hộ các trường hợp sau:

– Cung cấp dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm cho tất cả các thành viên phơi nhiễm trong gia đình của trường hợp mắc bệnh ho gà. Trong gia đình, tỷ lệ tấn công thứ phát đã được chứng minh là cao, ngay cả khi các thành viên phơi nhiễm trong gia đình đã có miễn dịch với ho gà. Sử dụng dự phòng kháng sinh cho thành viên phơi nhiễm trong gia đình không có triệu chứng trong vòng 21 ngày kể từ khi bệnh nhân khởi phát ho có thể dự phòng được nhiễm trùng có triệu chứng.

– Cung cấp dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm cho những người có phơi nhiễm trong vòng 21 ngày với những trường hợp ho gà ở giai đoạn dễ lây – những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng hoặc những người sẽ có tiếp xúc gần với những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng, chúng bao gồm:

Trẻ sơ sinh và phụ nữ đang có thai 3 tháng cuối – các biến chứng nặng và đôi khi gây tử vong liên quan tới bệnh ho gà có thể xuất hiện ở trẻ em < 12 tháng tuổi, đặc biệt ở trẻ em < 4 tháng tuổi. Phụ nữ đang có thai 3 tháng cuối có thể là nguồn lây bệnh ho gà cho trẻ mới sinh của họ.

Tất cả những người có vấn đề về sức khỏe từ trước (không giới hạn ở người suy giảm miễn dịch và bệnh nhân hen từ trung bình tới nặng đang được điều trị bằng thuốc) mà có thể bị trầm trọng hơn do nhiễm ho gà.

Những người phơi nhiễm mà bản thân họ có tiếp xúc gần với hoặc trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, hoặc phụ nữ có thai, hoặc những người có vấn đề về sức khỏe từ trước có nguy cơ mắc bệnh hoặc biến chứng nặng.

Tất cả những người phơi nhiễm ở trong hoàn cảnh có nguy cơ cao (không giới hạn ở các đơn vị hồi sức tích cực sơ sinh, môi trường chăm sóc trẻ em, và khoa sản) bao gồm trẻ em < 12 tháng tuổi hoặc phụ nữ đang có thai 3 tháng cuối.

– Việc áp dụng rộng rãi dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm trong những môi trường kín và hạn chế khi số lượng các trường hợp ho gà được xác định còn ít và dịch bệnh trong cộng đồng không liên tục; tuy nhiên, khi việc lây lan liên tục bệnh ho gà đã rõ ràng thì việc sử dụng nhiều đợt kháng sinh sẽ không được khuyến cáo. Thay vì lặp lại một liệu trình kháng sinh, người phơi nhiễm cần được theo dõi sự khởi phát các dấu hiệu và triệu chứng bệnh ho gà trong vòng 21 ngày.

ThS. BS. Lương Quốc Chính

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn tham khảo:

1. Pertussis | Whooping Cough | Clinical | Treatment | CDC

2. Pertussis | Outbreaks | PEP Postexposure Antimicrobial Prophylaxis | CDC

Bài viết Bệnh ho gà (pertussis): Dự phòng sau phơi nhiễm, thời điểm và lựa chọn kháng sinh điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/trieu-chung/sot/benh-ho-ga-pertussis-du-phong-sau-phoi-nhiem-thoi-diem-va-lua-chon-khang-sinh-dieu-tri-310.html/feed 0 2118
Bệnh ho gà (Pertussis): Nguyên nhân, lây truyền, cách phát hiện, điều trị và dự phòng https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/trieu-chung/sot/benh-ho-ga-pertussis-nguyen-nhan-lay-truyen-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong-298.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=benh-ho-ga-pertussis-nguyen-nhan-lay-truyen-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/trieu-chung/sot/benh-ho-ga-pertussis-nguyen-nhan-lay-truyen-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong-298.html#respond Fri, 30 Jan 2015 12:50:04 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2111 Bệnh ho gà (pertussis hoặc whooping cough) là một bệnh rất dễ lây, gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis. Vi khuẩn này bám vào các nhung mao (nhỏ, duỗi thẳng như sợi tóc) lót ở phía trong một phần đường hô hấp trên. Vi khuẩn giải phóng độc tố, làm tổn thương nhung mao và gây viêm (phù nề). BỆNH HO GÀ (PERTUSSIS, WHOOPING COUGH) Nguyên nhân Bệnh ho gà (pertussis hoặc whooping cough) là một bệnh rất dễ lây, gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis. Vi khuẩn này

Bài viết Bệnh ho gà (Pertussis): Nguyên nhân, lây truyền, cách phát hiện, điều trị và dự phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bệnh ho gà (pertussis hoặc whooping cough) là một bệnh rất dễ lây, gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis. Vi khuẩn này bám vào các nhung mao (nhỏ, duỗi thẳng như sợi tóc) lót ở phía trong một phần đường hô hấp trên. Vi khuẩn giải phóng độc tố, làm tổn thương nhung mao và gây viêm (phù nề).

BỆNH HO GÀ (PERTUSSIS, WHOOPING COUGH)

Nguyên nhân

Bệnh ho gà (pertussis hoặc whooping cough) là một bệnh rất dễ lây, gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis. Vi khuẩn này bám vào các nhung mao (nhỏ, duỗi thẳng như sợi tóc) lót ở phía trong một phần đường hô hấp trên. Vi khuẩn giải phóng độc tố, làm tổn thương nhung mao và gây viêm (phù nề).

Lây truyền

Ho gà là một bệnh rất dễ lây lan, chỉ được phát hiện ở người và được lây truyền từ người sang người. Người bị ho gà thường lây bệnh khi ho hoặc hắt hơi trong khi tiếp xúc gần với những người khác, sau đó những người này hít thở phải vi khuẩn ho gà. Nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà do lây bệnh từ anh chị em, bố mẹ hoặc người chăm sóc mà thậm chí có thể họ không biết họ có bệnh. Các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong vòng 5 – 7 ngày sau khi phơi nhiễm, nhưng đôi khi nó không biểu hiện trong khoảng thời gian 3 tuần.

Trong khi vắc xin ho gà là công cụ hiệu quả nhất mà chúng ta có để dự phòng bệnh này thì không có vắc xin nào đạt hiệu quả 100%. Nếu ho gà lưu hành trong cộng đồng, khả năng mà một người ở bất cứ tuổi nào đã được tiêm phòng đầy đủ đều có thể mắc bệnh rất dễ lây lan này. Nếu bạn đã được tiêm phòng thì nhiễm trùng thường ít nghiêm trọng hơn. Nếu bạn hoặc con bạn bị cảm lạnh bao gồm ho nhiều hoặc ho kéo dài trong một thời gian dài thì đó có thể là ho gà. Cách tốt nhất để biết chắc chắn là đi khám bác sĩ.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Ho gà có thể gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng giống như cảm lạnh và có thể có ho ít hoặc sốt nhẹ. Sau 1- 2 tuần thì ho nhiều bắt đầu. Không giống như cảm lạnh, ho gà có thể biểu hiện một loạt các cơn ho liên tục trong nhiều tuần.

Ở trẻ sơ sinh, ho có thể tối thiểu hoặc thậm chí không có. Trẻ sơ sinh có thể có một triệu chứng là “ngừng thở”. Ngừng thở là một tình trạng tạm dừng hô hấp của trẻ. Ho gà là bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Một nửa số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho gà phải nhập viện.

Ho gà có thể gây ho dữ dội và ho nhanh, nhiều và nhiều nữa, cho tới khi khí ra khỏi phổi và trẻ/bạn phải hít vào gắng sức tạo ra một tiếng rít lớn. Ho dữ dội có thể khiến trẻ/bạn nôn khan và rất mệt. Thường không có tiếng rít và nhiễm trùng thường nhẹ hơn (ít nặng nề) ở thiếu niên và người lớn, đặc biệt là những người đã được tiêm chủng.

Các triệu chứng sớm có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần và thường bao gồm:

– Chảy nước mũi

– Sốt nhẹ (thường nhẹ trong suốt quá trình bệnh)

– Ho nhẹ hoặc thúng thắng

– Ngừng thở – tạm dừng hô hấp (ở trẻ sơ sinh)

Bởi vì ho gà ở giai đoạn đầu dường như không có gì nhiều hơn so với cảm lạnh thông thường, cho nên nó thường ít được nghĩ tới và ít được chẩn đoán cho tới khi các triệu chứng nặng hơn xuất hiện. Người nhiễm bệnh dễ lây lan nhất vào khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu ho. Kháng sinh có thể làm giảm khoảng thời gian dễ lây lan của người nhiễm bệnh.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng điển hình/kinh điển của ho gà xuất hiện bao gồm:

– Nhiều cơn ho nhanh theo sau bởi tiếng rít the thé

– Nôn mửa

– Kiệt sức (rất mệt) sau mỗi cơn ho

Những cơn ho có thể xuất hiện liên tục trong ít nhất 10 tuần. Ở Trung Quốc, bệnh ho gà được gọi là “bệnh ho 100 ngày”.

Mặc dù trẻ/bạn thường kiệt sức sau mỗi cơn ho, nhưng trẻ/bạn lại thường có biểu hiện khá tốt giữa các cơn ho. Cơn ho thường trở lên phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển, và có thể xuất hiện nhiều hơn về ban đêm. Bệnh có thể nhẹ hơn (ít nghiêm trọng hơn) và không có tiếng rít điển hình ở trẻ em, thiếu niên và người lớn đã được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Phục hồi sau ho gà có thể diễn ra chậm. Ho nhẹ hơn và ít hơn. Tuy nhiên, những cơn ho có thể quay lại vì nhiễm trùng hô hấp sau nhiều tháng sau khi mắc bệnh ho gà.

Biến chứng

Sơ sinh và trẻ em

Ho gà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa tính mạng ở sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Có khoảng một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà phải nhập viện. Trẻ em càng nhỏ tuổi thì việc điều trị tại bệnh viện sẽ càng cần thiết. Trong số những trẻ sơ sinh nhập viện vì ho gà thì có khoảng:

– 1 trong số 4 trẻ (23%) bị viêm phổi (nhiễm trùng phổi)

– 1 hoặc 2 trong số 100 trẻ (1,6%) sẽ có co giật (run dữ dội, khó kiểm soát)

– 2/3 (67%) sẽ có ngừng thở (thở chậm hoặc ngừng thở)

– 1 trong 300 trẻ (0,4%) sẽ có bệnh não

– 1 hoặc 2 trong 100 trẻ (1,6%) sẽ tử vong

Thiếu niên và người lớn

Thiếu niên và người lớn cũng có thể bị biến chứng do bệnh ho gà. Biến chứng thường ít nghiêm trọng hơn ở những lứa tuổi này, đặc biệt với những người đã được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà. Biến chứng ở thiếu niên và người lớn thường gây ra bởi bản thân các cơn ho. Ví dụ, trẻ/bạn có thể bất tỉnh, gẫy xương sườn trong cơn ho dữ dội. Trong một nghiên cứu, dưới 5% thiếu niên và người lớn mắc bệnh ho gà được nhập viện. Viêm phổi (nhiễm trùng phổi) được chẩn đoán trong 2% nhóm bệnh nhân này. Các biến chứng phổ biến nhất của một nghiên cứu khác ở người lớn mắc bệnh ho gà là:

– Sút cân (33%)

– Mất kiểm soát bàng quang (28%)

– Bất tỉnh (6%)

– Gẫy xương sườn do ho nặng (4%)

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Bệnh ho gà có thể được chẩn đoán bằng cách cân nhắc tới nếu trẻ/bạn đã phơi nhiễm với bệnh ho gà và bằng cách thông qua các biện pháp thăm khám sau:

– Bệnh sử/diễn biến của các dấu hiệu và triệu chứng điển hình

– Thăm khám thực thể

– Xét nghiệm bao gồm lấy mẫu dịch tiết ở thành sau họng

– Xét nghiệm máu

Điều trị

Bệnh ho gà thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và việc điều trị sớm rất quan trọng. Điều trị có thể khiến nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn nếu nó được bắt đầu sớm, trước khi những cơn ho xuất hiện. Điều trị cũng giúp dự phòng lây bệnh cho những người tiếp xúc gần (những người đã dành nhiều thời gian ở xung quanh người nhiễm bệnh). Điều trị sau 3 tuần bị bệnh gần như không giúp ích gì bởi vì vi khuẩn đã biến mất khỏi cơ thể của trẻ/bạn, ngay cả khi trẻ/bạn vẫn còn triệu chứng. Điều này là do vi khuẩn đã gây tổn thương cơ thể của trẻ/bạn.

Có một số thuốc kháng sinh điều trị bệnh ho gà. Nếu bạn hoặc con bạn được chẩn đoán bệnh ho gà, bác sĩ sẽ giải thích làm thế nào để điều trị nhiễm trùng. Sẽ có bài riêng về điều trị kháng sinh được khuyến cáo bởi Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật Hoa kỳ (CDC) trong điều trị bệnh ho gà.

Bệnh ho gà đôi khi rất nghiêm trọng, cần được điều trị tại bệnh viện. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao nhất bị các biến chứng nặng do bệnh ho gà. 

Nếu con bạn được điều trị bệnh ho gà tại nhà

Không cho thuốc ho trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cho thuốc ho có thể sẽ không giúp ích gì và nó thường không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Quản lý bệnh ho gà và làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác bằng cách:

– Tuân thủ liệu trình sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ

– Giữ cho nhà cửa không có các chất kích thích, càng nhiều càng tốt, vì nó có thể kích thích gây ho, chẳng hạn như khói thuốc, bụi, và hơi hóa chất

– Sử dụng bình xịt hơi sương sạch và mát để giúp làm lỏng chất tiết và làm dịu ho

– Thực hành rửa tay tốt

– Uống nhiều chất lỏng, bao gồm nước, nước trái cây và súp, và ăn nhiều hoa quả để dự phòng mất nước (thiếu dịch). Thông báo ngay lập tức với bác sĩ bất cứ dấu hiệu mất nước nào phát hiện được. Các dấu hiệu mất nước bao gồm miệng khô và dính, buồn ngủ hoặc mệt mỏi, khát, tiểu ít hoặc tã ướt ít hơn, không có nước mắt khi khóc, yếu cơ, đau đầu, chóng mặt hoặc hoa mắt.

– Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên giúp dự phòng nôn nếu có.

Nếu con bạn được điều trị bệnh ho gà tại bệnh viện

Con bạn có thể cần giúp giữ đường thở thông thoáng, điều này có thể cần đến việc hút chất tiết đặc đường hô hấp. Nếu cần sẽ phải được theo dõi sát hô hấp và thở oxy. Truyền dịch có thể cần thiết nếu con bạn có các dấu hiệu mất nước hoặc biếng ăn. Các biện pháp dự phòng, như thực hành vệ sinh bàn tay tốt và giữ sạch các bề mặt, cần được tuân thủ thực hiện.

Dự phòng

Vắc xin

Cách tốt nhất để dự phòng ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên và người lớn là tiêm chủng. Ngoài ra, giữ trẻ sơ sinh và người có nguy cơ cao bị biến chứng do bệnh ho gà xa những người bị nhiễm bệnh.

Tại Hoa Kỳ, vắc xin ho gà cho trẻ sơ sinh và trẻ em được khuyến cáo có tên là DTaP. Đây là vắc xin phối hợp có tác dụng bảo vệ cơ thể trước ba bệnh: bạch hầu, uốn ván và ho gà. Hiện nay tại Việt Nam, vắc xin dự phòng bệnh ho gà được sử dụng là Quinvaxem, các bạn có thể tham khảo bài này “Những câu hỏi thường gặp về vắc xin Quinvaxem”

Sự bảo vệ của vắc xin đối với ba bệnh này mất dần theo thời gian. Trước năm 2005, chỉ có loại vắc xin tăng cường (nhắc lại) bảo vệ trước hai bệnh uốn ván và bạch hầu (gọi là Td), và đã được khuyến cáo cho thiếu niên và người lớn mỗi 10 năm. Ngày nay có loại vắc xin tăng cường cho trẻ lớn, thiếu niên, và người lớn có tác dụng bảo vệ trước ba bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap).

Điều dễ dàng nhất đối với người lớn cần làm là tiêm Tdap thay vì mũi Td tăng cường chống uốn ván định kỳ tiếp theo mà họ dự định tiêm mỗi 10 năm. Liều Tdap có thể được tiêm sớm hơn mốc 10 năm, do đó nó là một ý tưởng tốt đối với người lớn để nói chuyện với nhân viên chăm sóc sức khỏe về điều gì là tốt nhất cho tình huống đặc biệt của họ.

Nhiễm trùng

Nếu bác sĩ xác định rằng đứa trẻ/bạn bị bệnh ho gà thì đứa trẻ/bạn sẽ có sự bảo vệ tự nhiên (miễn dịch) đối với nhiễm trùng trong tương lai. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy rằng bệnh ho gà có thể cung cấp khả năng miễn dịch trong 4 – 20 năm. Vì khả năng miễn dịch này giảm và không có khả năng bảo vệ suốt đời cho nên tiêm vắc xin dự phòng định kỳ được khuyến cáo.

Kháng sinh

Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình được chẩn đoán bệnh ho gà, bác sĩ hoặc cơ sở y tế địa phương có thể khuyên bạn nên dùng kháng sinh dự phòng (thuốc có thể giúp dự phòng các bệnh do vi khuẩn) cho các thành viên khác trong gia đình để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Ngoài ra, những người khác ngoài gia đình có tiếp xúc với người bị bệnh ho gà có thể được dùng kháng sinh dự phòng tùy thuộc vào có hay không việc họ được coi là có nguy cơ bị bệnh nghiêm trọng hoặc nếu họ có tiếp xúc thường xuyên với ai đó mà được cho là có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng. Sẽ có bài riêng về sử dụng kháng sinh dự phòng bệnh ho gà sau phơi nhiễm.

Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do bệnh ho gà. Mặc dù phụ nữ có thai không có nguy cơ gia tăng với bệnh nghiêm trọng, nhưng những phụ nữ mang thai trong thời kỳ ba tháng cuối sẽ được coi là có nguy cơ gia tang vì họ có thể khiến trẻ mới sinh của họ phơi nhiễm với bệnh ho gà. Bạn cần thảo thuận có hay không cần dùng thuốc kháng sinh dự phòng với bác sĩ, đặc biệt nếu có trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ có thai trong gia đình bạn hoặc bạn có kế hoạch tiếp xúc với một trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ có thai.

Vệ sinh

Cũng giống như nhiều bệnh về đường hô hấp, bệnh ho gà lây lan qua ho và hắt hơi khi tiếp xúc gần gũi với người khác, sau đó họ hít phải vi khuẩn ho gà. Thực hành vệ sinh tốt luôn được khuyến cáo để dự phòng sự lây lan của bệnh lý đường hô hấp này:

– Che miệng và mũi bằng khan giấy khi ho và hắt hơi

– Bỏ khan giấy đã dùng vào thùng rác

– Nếu bạn không có khan giấy, thì ho hoặc hắt hơn vào tay áo trên hoặc khuỷu tay của bạn, không ho hoặc hắt hơn vào bàn tay bạn

– Rửa bàn tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong tối thiểu 20 giây

– Nếu không có xà phòng và nước thì chà xát bàn tay bằng cồn.

ThS. BS. Lương Quốc Chính

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn tham khảo: Pertussis | Whooping Cough | About the Disease | CDC

 

Bài viết Bệnh ho gà (Pertussis): Nguyên nhân, lây truyền, cách phát hiện, điều trị và dự phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/trieu-chung/sot/benh-ho-ga-pertussis-nguyen-nhan-lay-truyen-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong-298.html/feed 0 2111