Tiêu chảy cấp ở trẻ em và các triệu chứng bạn nên biết

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gây mệt mỏi, sốt nhẹ, mất nước cơ thể ở trẻ,… Vậy các triệu chứng này có thực sự nguy hiểm? Và chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của trẻ?

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em diễn ra thường làdo các loại vi trùng tả, thương hàn, kiết lỵ; các loại virus đường ruột; do ký sinh trùng đường ruột gây nên. Hoặc các yếu tố tạo điều kiện cho nguồn bệnh phát triển như trẻ không rửa tay chân sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi việ sinh, do trẻ tiếp xúc với phân của người bệnh,do ăn sống và uống nước lã hoặc thức ăn để lâu đã bị ôi thiu, … Khi bị tiêu chảy cấp biểu hiện của các bé thường là nôn, tiêu chảy, sốt nhẹ, đi đại tiện nhiều,… Nếu để lâu sẽ bị mất nước và rất nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, nắm rõ các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sẽ giúp bạn có cách điều trị kịp thời và dứt điểm nguồn bệnh.

Một vài triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như sau:

Tiêu chảy khiển trẻ em phải đi vệ sinh liên tục

Tiêu chảy: Thường khi bị tiêu chảy cấp, trẻ sẽ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít nhất là từ 3 lần trở lên và phân thường có mùi chua, có thể có nhầy hoặc lẫn máu.

Trẻ bị nôn khi mắc bệnh tiêu chảy

Nôn: Triệu chứng thường thấy của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là trẻ nôn liên tục nhiều lần trong ngày và dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước.

Tinh thần: Trẻ rất mệt mỏi, hay quấy khóc. Nếu bị tiêu chảy cấp quá nặng sẽ gây mệt lả, hôn mê, li bì và sốt.

Khát nước: Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là trẻ hay khát nước và thường rất vồ vập khi được uống nước. Vì vậy, nên cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ bằng cách cho bú mẹ hoặc cho uống Oresol để bù đi lượng nước đã mất sẽ rất tốt cho bé.

Miệng và lưỡi khô đắng: 

Bệnh tiêu chảy cấp khiến trẻ bị nôn nhiều và do đó cơ thể bị mất nước nên miệng và lưỡi thường khô và thậm chí đắng ngắt, không muốn ăn uống hoặc ăn gì cũng không thấy ngon miệng.

Chân tay lạnh: Khi cơ thể trẻ bị mất nước quá nhiều, chân tay thường lạnh, ẩm, móng tay chuyển màu và nước da nhợt nhạt hoặc thậm chí da có nổi vân tím nếu trẻ bị sốc nặng.

Mạch: Bệnh tiêu chảy cấp khiến mạch của trẻ đập nhanh và yếu.

Trên đây là các triệu chứng thường thấy của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vì vậy, nếu trẻ bị tiêu chảy cấp thì biện pháp mà bạn cần làm là cung cấp đủ nước cho cơ thể của trẻ, đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ theo dõi và điều trị, đồng thời cho trẻ ăn cháo thịt, cá, súp để bù lại năng lượng đã mất. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ để phòng tránh căn bệnh tiêu chảy cấp có thể xảy ra.

N.A

Related Posts

Add Comment