Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây nên: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)sử dụng thuốc giảm đau chống viêm non – steroid, steroid, rượu, cà phê, thuốc lá, sự căng thẳng về tinh thần…gây nên sự mất cân bằng giữa yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp dạ dày….

1. Triệu chứng

VIêm loét dạ dày tá tràng làm đau vùng thượng vị

Đau nhiều vung thượng vị: thời gian đau có thể kéo dài từ 15 phút – 1 giờ. Vùng đau ở bên trái là do viêm loét dạ dày, đau ở bên phải là do viêm loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn phải, hoặc có thể chói ra sau lưng nếu loét ở thành sau dạ dày.

Rối loạn tiêu hóa:bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường bị táo bón hoặc phân nát. Các triệu chứng kèm theo như: nôn mửa, buồn nôn xảy ra trong trường hợp viêm loét dạ dày, nhưng nôn mửa thường ít xảy ra trong viêm loét tá tràng nếu không có biến chứng

2. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn

Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả, bệnh nhân cần phân biệt mình thuộc nhóm bệnh nào: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức, do stress, do bệnh gan mãn tính.

– Nhóm bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm H.Pylori: việc điều trị chủ yếu dùng phác đồ điều trị diệt H. Pylori. Các bác sĩ sẽ cho bạn các thuốc:

  • Phác đồ điều trị 3 thuốc gồm: thuốc chống loét (Bismuth, ức chế thụ thể H2 của Histamine, ức chế bơm proton), kết hợp với hai kháng sinh (Tétracycline, Clarythromycine, Amoxicilline, Imidazole).
  • Phác đồ điều trị 4 thuốc gồm: 2 thuốc chống loét kết hợp với 2 kháng sinh thường dùng trong trường hợp thất bại với phác đồ 3 thuốc.

Khi điều trị viêm loét dạ dày theo các phác đồ trên, bệnh nhân thường có các tác dụng phụ như: chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn ói và ói…

– Nhóm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không do nhiễm H. Pylori phác đồ điều trị gồm 3 nhóm thuốc:

  • Thuốc kháng axít: có tác dụng trung hòa axit của dạ dày. Thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng của bệnh loét như đau bụng, đầy bụng, ợ hơi… Các thuốc thường chỉ có tác dụng khoảng 1 – 2 giờ nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như: táo bón, có bệnh nhân lại thường bị tiêu chảy.
  • Các thuốc chống tiết axít: gồm các thuốc Ức chế thụ thể H2 và Ức chế bơm proton làm giảm tiết axít của tế bào thành.
  • Các thuốc bảo vệ niêm mạc gồm:
    Bismuth dạng keo: có tác dụng che phủ ổ loét để bảo vệ ổ loét chống lại axít và pepsine của dịch vị.
    Sucralfate: là một hỗn hợp sucrose sulfate và aluminium hydroxide, ở môi trường axít, hỗn hợp này tạo thành dạng gel che phủ ổ loét.
    Prostaglandine: ức chế tiết axít đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc DD-TT qua cơ chế kích thích tái tạo niêm mạc và tăng tiết nhày.

Người bị viêm loét dạ dày nên tránh xa các thực phẩm có vị chua, cay, nóng

Đối với nhóm bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn H. Pylori, đều phải tuyệt đối tránh các thức ăn chua cay, nhiều mỡ béo và phải ngưng hút thuốc lá, ngưng uống bia, rượu. Giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh.

Viêm loét dạ dày để lâu có thể gây ung thư dạ dày. Vì vậy, khi nghi ngờ mình mắc dầu hiệu viêm loét dạ dày nên thăm dò nội soi hoặc chụp Xquang dạ dày tá tràng để xác minh.

N.T

Related Posts

Add Comment