Trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy nhiều và nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy những nguyên nhân nào khiến trẻ bị tiêu chảy?
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ như sau:
Nhiễm trùng do vi khuẩn
Các loại vi khuẩn thường là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ. Vi khuẩn có thể do tự phát hiện, nhưng cũng có một số loại vi khuẩn được tìm thấy trong thịt hoặc các thức ăn khác chưa được nấu chín. Khi bé bị tiêu chảy do vi khuẩn thường bé sẽ bị đi ngoài phân lỏng hoặc có triệu chứng nôn, ói. Vì vậy, nếu thấy bé có những triệu chứng này bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm mẫu phân nhằm phát hiện nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị kịp thời.
Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng vi khuẩn gây nên
Thực vật ký sinh
Trẻ bị bệnh tiêu chảy còn có thể là do bị nhiễm trung từ các thực vật kí sinh trong ruột. Và biểu hiện của bé khi bị tiêu chảy trong trường hợp này là đi ngoài phân lỏng, bụng đầy hơi, cảm thấy buồn nôn và có thể bị chuột rút. Đây là loại nhiễm trùng gây bệnh thường dễ lây lan, vì thế cách tốt nhất là bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trẻ bị tiêu chảy do những ký sinh trùng trong đường ruột gây nên
Thuốc kháng sinh
Một số trẻ có thể bị bệnh tiêu chảy ngay sau khi dùng thuốc kháng sinh. Và nếu phát hiện thấy điều này bạn nên ngừng cho trẻ uống thuốc và đưa trẻ đi khám để các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đối với trẻ.
Quá nhiều nước ép
Cho trẻ uống quá nhiều nước ép hoặc các đồ uống ngọt hoặc các loại nước có ga sẽ không tốt cho dạ dày của trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang bị bệnh tiêu chảy. Vì vậy, bạn nên chú ý chế độ ăn uống của trẻ, nên giảm lượng nước ép và nước uống có đường sẽ tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ.
Uống quá nhiều nước ép cũng khiến cho trẻ bị tiêu chảy
Dị ứng thức ăn
Thức ăn chưa được nấu chín hoặc các loại thức ăn không phù hợp với hệ miễn dịch của trẻ có thể sẽ khiến trẻ bị bệnh tiêu chảy. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng và thậm chí trong phân có máu. Lúc này, ngay lập tức bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
N.A