Mới đây đã có một trường hợp tử vong do tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự việc đáng tiếc này đã khiến cho nhiều chị em phụ nữ hoang mang và lo lắng rằng tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung liệu có an toàn?
Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, việc tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể chị em phụ nữ nhận diện được và tiêu hủy virus HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
Tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Trên thực tế có khoảng 120 loại HPV khác nhau, trong đó có đến 30-40 loại có khả năng gây tổn thương đường sinh dục. Nhiễm HPV loại 15 và 18 sẽ có khả năng dẫn tới bệnh ung thư và gây các tổn thương tiền ung cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.
Bên cạnh đó, nhiễm HPV loại 6 và 11 sẽ gây ra mụn cóc sinh dục. Vắc xin ung thư cổ tử cung được sử dụng dể phòng ngừa nhiễm HPV dễ gây ung thư cổ tử cung, thậm chí cũng có loại vắc xin phòng ngừa cả mụn cóc sinh dục. Do HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục nên chị em phụ nữ nên tiêm phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung trước khi quan hệ tình dục lần đầu để đem lại hiệu quả cao nhất.
Nên tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung trước khi quan hệ lần đầu
Theo các chuyên gia cho biết, việc tiêm phòng HPV thường quy được khuyến cáo cho các bé gái 11-12 tuổi, nhưng có thể tiêm trng độ tuổi 9-18 tuổi khi chưa quan hệ tình dục.
Ngoài ra, dù bạn có tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung hay không thì cũng nên tầm soát bệnh bằng việc khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tế bào cổ tử cung bởi còn có nhiều nguyên nhân khác ngoài nhiễm HPV có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
Theo các thống kê gần đây cho biết, mỗi năm ở Việt Nam sử dụng khoảng hơn 40 000 liều vắc xin để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung theo hình thức tiêm chủng dịch vụ và người dân tự trả tiền.
Sau tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung có một số trường hợp bị sốt nhẹ, đau nhức
Kể từ khi loại vắc xin ung thư cổ tử cung được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã có những theo dõi, đánh giá về hiệu quả cũng như mức độ an toàn mà nó mang lại. Kết quả cho thấy chủ yếu ghi nhận các trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm, sưng, nổi mề đay, nhức đầu nhưng sau đó có thể tự phục hồi nhanh chóng. Và chỉ có một trường hợp đáng tiếc gần đây, tháng 4/2013 đã có 1 thiếu nữ 17 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh tử vong sau khi tiêm vắc xin Cervarix. Sau khi điều tra, xem xét và đánh giá cho thấy nguyên nhân cái chết này không liên quan đến tiêm chủng mà là do ngộ độc.