Đau vùng chậu liên quan tới đau vùng dưới rốn. Cơn đau này có thể đi kèm với một loạt các bệnh khác nhau. Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của bệnh không liên quan tới khả năng sinh sản như rối loạn tiêu hoá. Dưới đây là một số nguyên nhân của đau vùng chậu.
1. Viêm ruột thừa
Đây là tình trạng viêm ruột thừa, ống ruột kết nối với ruột già. Các triệu chứng bao gồm: đau nhói ở vùng bụng dưới bên phải, nôn mửa và sốt. Nếu có các triệu chứng này, cần được cấp cứu kịp thời. Nếu không được phẫu thuật cắt bỏ, phần ruột thừa sẽ bị vỡ ra, lây lan nhiễm trùng ổ bụng và đe doạ tính mạng.
Ruột thừa
2. Hội chứng ruột kích thích IBS.
IBS là rối loạn tiêu hoá mãn tính gây đau bụng liên tục, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón. Điều trị IBS bằng cách giảm các triệu chứng bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, giảm stress và sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy, táo bón.
3. Mittelschmerz (đau bụng do trứng rụng)
Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng sẽ gây đau ở một số người. Trong thời gian rụng trứng, buồng trứng phát hành một quả trứng cùng với chất dịch và máu, có thể gây kích ứng niêm mạc bụng. Cơn đau có thể thay đổi theo từng tháng và không có hại, sẽ tự biến mất trong vài giờ.
4. PMS (Hội chứng tiền kinh nguyệt)
PMS thường gây ra tính khi thất thường và thèm ăn. Nó cũng có thể gây đau bụng, đau lưng, nhức đầu, ngực đau, và mụn trứng cá. Điều này là do thay đổi nội tiết tố nữ. Căng thẳng, lười vận động và thiếu hụt vitamin có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn.
5. Đau bụng kinh
Mỗi tháng, tử cung hình thành một lớp niêm mạc gọi là nội mạc tử cung, trong đó có một phôi thai được hình thành và phát triển. Nếu trứng không được thụ tinh, niêm mạc sẽ bị bong và đi ra khỏi cơ thể theo kinh nguyệt. Đau bụng kinh xảy ra khi tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc đi ra. Đau bụng kinh có thể gây đau bụng dưới hoặc lưng.
6. Mang thai ngoài tử cung
Hình ảnh thai nhi ngoài tử cung
Đây là trường hợp cấp cứu khẩn cấp nếu không sẽ đe doạ tới tính mạng. Nó xảy ra khi phôi hai hình thành bên ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau nhói vùng chậu, đau bụng ở một bên, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
7. Bệnh viêm vùng chậu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của những bệnh lây qua đường tình dục và viêm vùng chậu hoặc PID. Nhiễm trùng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Trong thực tế, bệnh viêm vùng chậu là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ hoặc đi tiểu.
8. U nang buồng trứng
Một nang chứa trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và giải phóng trứng khi rụng. Đôi khi một nang trứng không thể mở để giải phóng trứng hoặc giải phóng chất lỏng tạo thành một u nang buông trứng. U thường lành tính và không gây hại nhưng u nang lớn có thể gây đau vùng chậu, tăng cân, đi tiểu thường xuyên hơn.
Hình ảnh u xơ tử cung
9. U xơ tử cung
U xơ tử cung không phải là ung thư. U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 tuổi. Một số phụ nữ có thể cảm thấy căng bụng, đau khi quan hệ tình dục, khó khăn khi mang thai.
D.P