Bệnh lý về mắt ở người cao tuổi

Bệnh tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng do tuổi tác và bệnh lý võng mạc do tiểu đường là bệnh phổ biến nhất hạn chế tầm nhìn của người cao tuổi. Bệnh về mắt ảnh hưởng tới hàng triệu người cao niên hàng năm và là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực.

Giảm thị lực là thường là hậu quả của một bệnh lý khác ảnh hưởng tới mắt như tiểu đường. Một số nguyên nhân khác khiến giảm thị lực bao gồm: thoái hoá điểm vàng do tuổi, đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp.

Người cao tuổi bị giảm thị lực do tuổi tác

Thoái hoá điểm vàng do tuổi tác (AMD) là tình trạng các tế bào điểm vàng của mắt bị tổng thương và gây ra tình trạng mắt mờ hoặc loạn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở những người trên 65 tuổi.

Đục thuỷ tinh thể là bệnh lý phát triển trong thấu kính của mắt. Chúng được gây ra bởi một số protein đã bị thay đổi, thậm chị ngăn chặn ánh sáng cần thiết chiếu vào võng mạc. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người lớn tuổi trên 55 tuổi. Tổn thương mắt, một số thuốc, và bệnh tiểu đường, nghiện rượu làm tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể.

Bệnh lý võng mạc do tiểu đường  là bệnh về mắt do tiểu đường gây ra, rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở những người trưởng thành. Nó được gây ra do các mạch máu nuôi võng mạc bị tổn thương. Bệnh võng mạc do tiểu đường có 4 giai đoạn:

Người già cần được khám mắt thường xuyên

1. Bệnh võng mạc nhẹ Nonproliferative – Ở giai đoạn đầu này, các vi mạch bị phình ra gây sưng mạch máu nhỏ trong võng mạc.

2. Bệnh võng mạc trung bình Nonproliferative –  khi bệnh tiến triển, một số mạch máu nuôi dưỡng võng mạc bị tắc.

3. Bệnh võng mạc Nonproliferative nghiêm trọng – Một số lượng lớn mạch máu bị tắc, võng mạc bị tổn thương do không được cung cấp chất dinh dưỡng. Ở khu vực này của võng mạc gửi đi các tín hiệu cho cơ thể để phát triển các mạch máu mới nuôi dưỡng.

4. Bệnh võng mạc tăng sinh – Ở giai đoạn này, các tín hiệu được gửi bởi võng mạc nuôi dưỡng kích thích sự phát triển của các mạch máu mới bị dừng. Những mạch máu mới bất thường và mong manh. Chúng phát triển cùng võng mạc và dọc theo bề mặt, các gel thuỷ tinh thể lấp đầy bên trong mắt. Khi bị rò rỉ máu, thị lực bị mất trầm trọng và dẫn tới mù loà.

Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh gây ra bởi áp lực trong nhãn cầu tăng lên gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Áp lực gây ra do chất lỏng bên trong nhãn cầu không thể thoái ra, dẫn đến mất thự lực. Bệnh tăng nhãn áp có thể điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật. Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, 0,6% người trong độ tuổi từ 60 đến 64 bị tăng nhãn áp. Cứ tăng lên 10 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh tăng gấp đôi lên 1,3%, và ở độ tuội 80 – 84, tỉ lệ này là 3%.

Để chăm sóc người bị giảm thị lực, một số lời khuyên sau có thể có ích

– Kiểm tra ánh sáng trong nhà và đảm bảo không gian được trang bị đầy đủ thiết bị chiếu sáng

– Luôn mang kính theo người và khám mắt thường xuyên

– Tận dụng hỗ trợ công nghệ như màn hình lớn, mở rộng video giúp người bệnh phát huy thị lực còn lại.

– Đối với người bị thoái hoá điểm vàng – kiểm tra tầm nhìn của mỗi mắt bằng lưới Amsler mỗi ngày hoặc thường xuyên như bác sĩ khuyến cáo. Nếu có bất cứ thay đổi lưới hoặc có gợn sóng hoặc tầm nhìn bị ảnh hưởng, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa mắt.

D.P

Related Posts

Add Comment