Biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị

Dị ứng thời tiết đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, nhất là trong thời điểm giao mùa. Những biểu hiện của dị ứng thời tiết và cách điều trị bệnh hiệu quả sẽ được nêu rõ trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện của dị ứng thời tiết
Biểu hiện của dị ứng thời tiết
 

Nguyên nhân và biểu hiện của dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ khiến cơ thể không kịp thích nghi, làm rối loạn hệ miễn dịch. Khi đó, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng thể và chất hóa học nhằm chống lại các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích và gây hại. Lúc này, dị ứng xuất hiện và có những biểu hiện như:

  • Nổi mề đay: Nổi mề đay là biểu hiện dị ứng thời tiết điển hình nhất. Đầu tiên là da phát ban, ửng đỏ, kèm theo những cơn ngứa dai dẳng. Càng gãi, vùng phát ban càng sưng to và lan rộng. Sau đó, dấu hiệu phù, những mảng mề đay dày cộp có màu hồng hoặc trắng sẽ xuất hiện khắp cơ thể.
  • Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng là một trong những biểu hiện của dị ứng thời tiết. Người bệnh sẽ cảm thấy khô, ngứa ngáy vùng mũi, họng. Kèm theo đó là mỏi mắt, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, thiếu tập trung, buồn ngủ vào ban ngày và mệt mỏi kéo dài. Tình trạng này diễn ra theo từng đợt, mỗi đợt dài khoảng 20-30 phút.
  • Chàm bội nhiễm: Dị ứng thời tiết cũng gây nên chàm bội nhiễm cho người bệnh. Ban đầu, cơ thể người bệnh có dấu hiệu nổi mẩn nhỏ kèm theo những mụn nước li ti, dịch vàng, nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt.
  • Ho, khó thở, thở khò khè: Đây cũng là một trong những biểu hiện của dị ứng thời tiết. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là khi gặp lạnh, cơ thể sẽ rất dễ xuất hiện triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè. Khi đó, người bệnh cần theo dõi sát sao, tránh để trạng thái này kéo dài gây những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Chữa dị ứng thời tiết như thế nào?

Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện của dị ứng thời tiết, người bệnh cần theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh để đưa ra những phương án điều trị kịp thời. Hiện nay, bệnh nhân thường chữa dị ứng thời tiết theo các phương pháp:

Dùng thuốc Tây:

Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các loại thuốc kháng sinh Histamin thế hệ 1 hoặc 2 tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng đơn thuốc Prednisolone, loại Corticoide. Các loại thuốc này giúp cắt các triệu chứng dị ứng thời tiết rất nhanh, chỉ sau 30 phút – 1 tiếng sau khi dùng thuốc. Nếu đã sử dụng thuốc Tây người bệnh nên uống đến hết liệu trình mà bác sĩ kê. Người bệnh cần tránh trường hợp uống một liều thấy khỏi rồi ngưng, bệnh sẽ rất dễ bị lại và có khả năng cơ thể bị nhờn thuốc.

Cách chữa dị ứng thời tiết
Cách chữa dị ứng thời tiết

Dùng các bài thuốc dân gian

  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra, để ráo. Sau đó vò nát lá lốt, cho vào nồi, đổ nước vào đun sôi khoảng 10-15 phút thì bắc ra. Để nước nguội thì dùng khăn sạch thấm nước lá lốt vào, xoa đều lên vùng da bị dị ứng. Sau 30 phút thì rửa lại với nước sạch. Ngày thực hiện 2 lần.
  • Bài thuốc từ khoai tây: Lấy 1 củ khoai tây, thái thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị dị ứng. Sau đó, giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.
  • Bài thuốc từ lá trà xanh: Lấy lá trà xanh tươi hoặc khô, nấu cùng với nước sôi rồi uống 2 ly/ ngày.

Người hay bị dị ứng thời tiết nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng và hạn chế được tình trạng dị ứng thời tiết lúc giao mùa. Cụ thể:

Nên bổ sung:

  • Trái cây khô: Ô mai, hạnh nhân, nho khô, hạt điều,… cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và cân bằng được độ ẩm cho da. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng mất nước, khô và bong tróc da vào mùa đông. Do vậy, người bệnh dị ứng thời tiết nên ăn trái cây khô vào mùa đông.
  • Trà nóng: Trà đào cam xả, trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong, trà cam thảo,… Vào mùa đông, các loại trà nóng thảo dược không chỉ làm ấm bụng, mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức đề kháng và làm giảm các triệu chứng của dị ứng thời tiết một cách hiệu quả.
  • Sữa chua: Không cần phải nói nhiều thì ai cũng đã biết đến công dụng thần kỳ của sữa chua trong việc bảo vệ sức khỏe. Trong sữa chua chứa một lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, lại rất dồi dào vitamin và khoáng chất. Chúng vừa giúp kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy trên da, hỗ trợ chữa dị ứng thời tiết hiệu quả.
  • Dưa hấu: Dưa hấu có đặc tính tiêu khát, giải độc, chống viêm giúp giảm ngứa và hạn chế nổi mề đay rất tốt. Vào mùa hè, người bệnh có thể ăn dưa hấu trực tiếp hoặc chế nước từ vỏ dưa hấu để uống. Nếu chế nước, lấy 40g vỏ xanh, rửa sạch, thái nhỏ, nấu nước rồi thêm đường vào để uống.

Nên kiêng:

Dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm có lợi, người bệnh cần hạn chế các loại đồ ăn sau, tránh cho các biểu hiện của dị ứng thời tiết càng ngày càng tiến triển nặng hơn.

  • Chất kích thích và đồ uống có cồn: Khi có biểu hiện của dị ứng thời tiết, người bệnh cần tuyệt đối tránh xa những thứ này. Chúng sẽ làm tăng độc tố trên da, khiến cho tình trạng mẩn ngứa, mề đay, chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn.
  • Hải sản: Với những người có hệ miễn dịch yếu, hải sản chính là một trong những thủ phạm khiến nguy cơ dị ứng, mề đay xuất hiện nhiều. Thành phẩn của hải sản là protein parvalbumin – gây phản ứng xấu với cơ thể nhạy cảm, thậm chí có thể gây sốc phản vệ.
  • Thịt bò và sữa: Trong thịt bò và sữa có chứa protein huyết thanh và Casein – chất làm tăng nguy cơ dị ứng nhất là với trẻ nhỏ. Bởi vậy, nếu cơ thể đã có biểu hiện của dị ứng thời tiếc, bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn.

Trên đây là những thông tin về biểu hiện của dị ứng thời tiết cũng như cách ngăn ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp ích được cho độc giả trong quá trình điều trị căn bệnh dị ứng thời tiết phiền toái.

Ngày cập nhật : 

Related Posts

Add Comment