Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da tiết bã là một trong những bệnh ngoài da gây nên nhiều rắc rối và phiền toái cho người bệnh. Thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh “khó ưa” này sẽ được gửi đến độc giả trong bài viết dưới đây.

Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã
 

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Viêm da tiết bã là tình trạng da khô, đỏ, bong ra và tróc vảy. Hiện tượng này thường xảy ra ở những vùng da hay tiết dầu như da đầu, khuôn mặt, ngực, lưng. Hiện nay, chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra viêm da tiết bã. Theo như nghiên cứu, những nhóm người dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc viêm da tiết bã cao:

  • Người có tiền sử mắc bệnh về thần kinh và tâm thần như: Parkinson, trầm cảm,…
  • Người có hệ miễn dịch kém, có cơ địa bã nhờn.
  • Người bị nhiễm các loại nấm Malassezia ovale hay vi khuẩn P. Acne.
  • Người mắc bệnh nội tiết, béo phì, tiểu đường.
  • Những người có người thân trong gia đình từng măc bệnh viêm da tiết bã hay vảy nến.
  • Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người lớn trong độ tuổi 20-50, nam nhiều hơn nữ.
Viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã là gì?

Biểu hiện, triệu chứng của viêm da tiết bã

Bệnh viêm da tiết bã hình thành nên những triệu chứng rất dễ nhận biết.

  • Với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ:

Viêm da tiết bã (hay còn gọi là cứt trâu) xuất hiện chủ yếu ở đỉnh đầu của trẻ. Đó là những vảy nhờn, màu vàng, bong tróc như gàu, tạo thành một lớp dày trên da đầu trẻ rồi lan khắp da đầu. Chúng gần như không gây ngứa, không chảy mủ hay rỉ nước. Ngoài ra, viêm da tiết bã còn có thể xuất hiện ở tai, lông mày, mũi và vùng bẹn của trẻ.

Viêm da tiết bã là một bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện trong hai tháng đầu sau khi sinh. Sau đó, bệnh sẽ tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh hay bị nhầm với bệnh chàm. Sự khác nhau giữa hai bệnh này là bệnh chàm gây ngứa rất nhiều, còn viêm da tiết bã hầu như không gây ngứa.

  • Với người lớn

Viêm da tiết bã tập trung nhiều ở da đầu. Biểu hiện là những vảy khô giống như gàu, vảy vàng có bã, nổi hồng ban, có gây ngứa. Ngoài vùng da đầu còn xuất hiện ở râu (với nam giới), chân mày, nếp má mũi, sau tai, ngực,…

Phương pháp điều trị viêm da tiết bã

Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh và các triệu chứng gặp phải mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau.

Chữa bằng các bài thuốc dân gian 

  • Bài thuốc từ cây đinh lăng: Nhánh và lá đinh lăng đem phơi khô rồi cho vào bình thủy tinh. Sau đó, đổ nước sôi vào đậy kín trong khoảng 3 tiếng thì lọc ra lấy nước uống. Ngày uống 3 ly nước sẽ giúp cac cơn ngứa ngáy khó chịu do viêm da tiết bã gây ra.
  • Bài thuốc từ giấm táo: Làm ướt tóc rồi gội đầu bằng dầu gội giấm táo pha loãng. Massage nhẹ nhàng da đầu trong vài phút rồi gội sạch với nước. Mảng vảy bám trên da đầu sẽ dần dần biến mất sau từng lần gội.
  • Bài thuốc từ đậu đen: Chuẩn bị 200g đậu đen, rang sơ rồi bỏ vào ấm đun cùng 1 lít nước. Giữ lửa riu riu đến khi nước sôi thì chắt ra để uống vào buổi sáng mỗi ngày. Đậu đen không chỉ hữu ích cho các chị em phụ nữ làm đẹp mà còn có khả năng chữa viêm da tiết bã từ sâu bên trong rất hiệu quả.
Chữa viêm da tiết bã theo dân gian
Chữa viêm da tiết bã theo dân gian

Chữa theo Tây y

  • Dùng dầu gội đầu chuyên biệt dành riêng cho người bệnh viêm da tiết bã được bác sĩ kê. Người lớn và trẻ em sẽ dùng những loại dầu gội khác nhau. Cụ thể:

Với người lớn:

  • Dầu gội có chứa pyrithion, magne và kẽm với nồng độ từ 0.5 đến 2%.
  • Dầu gội olamin nồng độ 0.75 – 1%.
  • Dầu gội có chứa selenium từ 1 – 2.5%.
  • Dầu gội chứa các hoạt chất chống nấm nhóm imidazol như ketoconazol, bifonazol, econazol.

Với trẻ em:

  • Dùng dầu gội kháng nấm ketoconazole.
  • Trong trường hợp da đầu trẻ đã bị bội nhiễm trùng có thể dùng thuốc kháng sinh. Ban đầu có thể dùng thuốc kháng sinh chống tụ cầu, sau đó dùng corticoid loại nhẹ.
  • Dùng kem bôi có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch, kem chứa các chất selenium sulfide, ketoconazole hoặc corticosteroid.
  • Đối với tổn thương ở da mặt
  • Người lớn: Dùng xà phòng ZnP 2%, thuốc chống nấm imidazol như , bifonazol, ketoconazol, ciclopiroxolamin,…
  • Trẻ nhỏ: Dùng corticoid loại nhẹ như hydrocortisone 1% – 2.5%, hoặc desonide 0.05%.

Thói quen sinh hoạt hợp lý cho người mắc viêm da tiết bã

Với trẻ nhỏ

Khi vệ sinh cho trẻ, bạn cũng cần lưu ý:

  • Không cọ xát mạnh vào da đầu bé, chỉ xoa đầu nhẹ nhàng bằng ngón tay hoặc khăn tay mềm để vảy tróc nhẹ ra.
  • Dùng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ để gội đầu mỗi ngày. Trước khi xả nước để làm sạch dầu gội, dùng một bàn chải lông mềm để làm tróc vảy trên da đầu bé.
  • Đối với những vảy cứng đầu, khó bong có thể xoa vài giọt dầu khoáng lên da đầu, ngâm vảy trong vài phút. Sau đó, chải và gội đầu thật sạch như thường lệ.
Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ
Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ

Với người lớn

Thói quen sinh hoạt hàng ngày quyết định không nhỏ hiệu quả điều trị viêm da tiết bã. Để hạn chế diễn tiến của viêm da tiết bã, người bệnh cần lưu ý:

  • Để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày: Nếu da được phơi nắng trong một thời gian hợp lý, tình trạng viêm da tiết bã sẽ được hạn chế và giảm thiểu đáng kể. Bạn nên hỏi bác sĩ về thời điểm và mức thời gian hợp lý để da được phơi nắng mỗi ngày.
  • Sử dụng kem dưỡng da để giữ ẩm cho da.
  • Gội đầu bằng dầu gội chuyên biệt mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp xuất hiện tình trạng vết mụn chảy mủ, sốt hoặc các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị bệnh kịp thời.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào để chữa viêm da tiết bã.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da tiết bã, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho độc giả để bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Related Posts

Add Comment