Vẩy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vẩy nến là một bệnh lành tính, không tác động quá nghiêm trọng đến sức khỏe con người nhưng lại làm mất thẩm mĩ, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc bổ sung các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị vẩy nến là điều rất cần thiết.

Hiện tượng vảy nến
Hiện tượng vảy nến
 

Bệnh vẩy nến là gì?

Vẩy nến là một trong những bệnh da liễu mà khá nhiều người mắc phải. Đây là hiện tượng rối loạn da tự miễn dịch gây nên các triệu chứng điển hình như:

  • Xuất hiện những mảng da màu đỏ hồng, tróc vảy trắng trên bề mặt. Nặng hơn là ngứa rát, nổi mụn mủ đỏ, sưng và cứng khớp.
  • Vẩy nến có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, tập trung nhiều ở: đầu gối, cùi trỏ, móng tay, móng chân, da đầu,…
  • Các dạng vẩy nến thường gặp: Vẩy nến thể mảng bám, vẩy nến thể tròn, thể mụn mủ, thể đốm, thể móng, thể toàn thân,…

Nguyên nhân vẩy nến

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh vẩy nến:

  • Do di truyền: Nguy cơ bạn mắc vẩy nến sẽ cao hơn nếu trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị,…) có người có tiền sử mắc bệnh vẩy nến, hoặc trong cơ thể có các kháng nguyên như HLAW6, B13, B17, DR7,…
  • Do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn liên cầu chính là nhân tố khiến cho bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn.
  • Do stress: Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân hình thành và làm gia tăng mức độ nặng của bệnh vẩy nến.
  • Do dị ứng thuốc: Tác dụng phụ sau khi sử dụng một số loại thuốc như lithium, thuốc chống sốt rét, chống sưng viêm, corticoid,… gây vẩy nến.
  • Hiện thượng Kobner: Các kích thích cơ học (gãi, chà xát), hoặc các kích thích lý hóa làm thương tổn mọc lên.
  • Ngoài ra: Vẩy nến còn được hình thành do rối loạn nội tiết tố, rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể,…

Chữa vẩy nến bằng cách nào?

Hiện nay, các phương pháp điều trị vảy nến đều tập trung vào mục đích chính là giảm thiểu các triệu chứng, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra. Cụ thể, các phương pháp điều trị chính bao gồm:

Quang hóa trị liệu: Dùng ánh sáng mặt trời hoặc tia UV để chiếu, cải thiện các triệu chứng vẩy nến trên da.

Phương pháp sinh học: Tổng hợp các chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị vẩy nến như Efanecept, Alefacept, Efalizumab,.. vào điều trị.

Sử dụng các thuốc: Người bệnh có thể dùng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc bôi hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để kiểm soát tình trạng bệnh. Công dụng chính của các loại thuốc này là làm bong sừng vảy, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch.

Thuốc tây: Mỡ Salicyle 5%, 10%, kem Sorion, thuốc mỡ Salicylic, Vitamin D3 và dẫn chất,…

Các bài thuốc dân gian:

  • Bài thuốc từ lá trầu không: Chuẩn bị lá trầu không, rau răm, muối hột và bèo hoa dâu. Đem nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó dùng dao cắt mỏng rồi cho vào nồi. Nấu chín các nguyên liệu trong khoảng 15-20 phút rồi đợi cho đến khi nước nguột bớt, còn ấm ấm thì dùng nước này để tắm. Người bệnh tắm bằng nước này 2 lần/ ngày. Sau khi tắm xong thì khoảng 3-4 tiếng tắm lại bằng nước sạch để dưỡng chất thẩm thấu được vào da.

Còn phần lá ở trong nồi đem giã nát, rồi dùng bông gòn thấm hút nước đã giã chà nhẹ lên vùng bị vẩy nến, giúp vẩy nến bong tróc ra.

  • Bài thuốc từ muối hột: Chuẩn bị 1 thùng nước ấm, và 2 muỗng muối hột. Đem muối hột khuấy tan cùng nước rồi tắm. Dùng 2-3 lần/ tuần vì muối hột có chất tẩy rất mạnh. Nhờ đặc tính kháng viêm tốt, tắm bằng muối hột là một trong những liệu pháp dân gian chữa vẩy nến rất hiệu quả.
  • Bài thuốc từ lá ớt: Chuẩn bị lá ớt, tinh ngà cạo từ cây tre, lá sống đời, thiên niên kiện. Đem tất cả cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Sau đó chắt ra uống như trà. Một liệu trình là 3 ấm.
Cách chữa vảy nến
Cách chữa vảy nến

Người bệnh vẩy nến cần lưu ý điều gì?

Để việc điều trị bệnh vẩy nến đạt kết quả cao, người bệnh cần phải lưu ý thay đổi thói quen và chế độ sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

  • Giảm bớt căng thẳng, stress: Giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, kiểm soát stress là một trong những cách giúp tình trạng vẩy nến không trở nên trầm trọng hơn.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao: Dành ra 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… sẽ giúp cơ thể bạn thư dãn, bệnh vẩy nến cũng có khả năng thuyên giảm nhanh hơn.
  • Luôn giữ ẩm cho da: Vẩy nến sẽ gây cho da tình trạng khô và bong tróc. Do vậy, để bệnh không tiến triển nặng thêm, cân bằng độ ẩm cho da là điều vô cùng cần thiết.
  • Tránh ánh nắng gay gắt: Tia tử ngoại mạnh có thể làm cho vùng da bị vẩy nến gặp tổn thương và tiến triển trầm trọng hơn. Vì thế, mỗi khi ra ngoài, bạn nên che chắn kỹ, bảo vệ da bằng áo chống nắng, đội mũ, đeo kính râm.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước hoa, thuốc nhuộm,… nên ít cho vùng da bị vẩy nến tiếp xúc trực tiếp.
  • Ngoài ra: Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.

Chế độ ăn uống cho người bị vẩy nến

Thực phẩm cho người vảy nến
Thực phẩm cho người vảy nến
  • Những thực phẩm tốt cho người bị vẩy nến bao gồm: Thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá thu, cá basa,..), rau quả chứa nhiều beta – carote (bơ, cà rốt, xoài), vừng đen, bông cải xanh, ngao, sò,… những thực phẩm này có khả năng kháng viêm, ức chế các chất gây viêm hình thành nên vẩy nến giúp bảo vệ cấu trúc da.
  • Những thực phẩm người bị vẩy nến nên hạn chế: Thực phẩm giàu protein và đồ tanh (tôm, cua, ghẹ, trứng,…), chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…), đồ ăn nhiều chất béo (đường, sữa, đồ ngọt,…),…

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho độc giả đầy đủ các thông tin về bệnh vẩy nến. Người bệnh có thể nắm rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh vẩy nến an toàn, hiệu quả. Chúc các bạn chữa bệnh thành công.

Related Posts

Add Comment