tiểu đường – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Sun, 04 Aug 2019 02:07:49 +0000 vi hourly 1 162709760 Bệnh tiểu đường là gì? https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-la-gi.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=benh-tieu-duong-la-gi https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-la-gi.html#respond Sun, 04 Aug 2019 02:07:49 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=1313 Tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insuslin. Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tuỵ, cho phép glucose đi vào các tế bào của cơ thể, nơi nó được chuyển thành năng lượng cần thiết cho cơ bắp và các mô hoạt động. Một người mắc bệnh tiểu đường là khi cơ thể không hấp thu glucose đúng cách, glucose vẫn còn ở trong máu, làm tăng đường huyết gây tổn hại các mô theo thời gian. Tổn thương này dẫn đến

Bài viết Bệnh tiểu đường là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insuslin. Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tuỵ, cho phép glucose đi vào các tế bào của cơ thể, nơi nó được chuyển thành năng lượng cần thiết cho cơ bắp và các mô hoạt động.

Một người mắc bệnh tiểu đường là khi cơ thể không hấp thu glucose đúng cách, glucose vẫn còn ở trong máu, làm tăng đường huyết gây tổn hại các mô theo thời gian. Tổn thương này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng của người bệnh.

benh tieu duong la gi

Bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu insulin

Có 3 loại chính tiểu đường là bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và, đái tháo đường khi mang thai (GDM).

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể, hệ thống phòng thủ của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tuỵ. Kết quả là cơ thể không còn sản sinh insulin cần thiết. Nguyên nhân của tình trạng này chưa rõ ràng. Bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em và thanh niên. Với người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin mỗi ngày để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu không có insulin, người bệnh sẽ tử vong.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường phát triển đột ngột và có thể bao gồm các triệu chứng như:

– Khát bất thường và khô miệng.

– Đi tiểu thường xuyên.

– Cực kỳ mệt mỏi và thiếu năng lượng.

– Đói liên tục.

– Giảm cân đột ngột.

– Nhiễm khuẩn tái phát

– Vết thương khó lành,

– Mở mắt,

benh tieu duong la gi

Biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường

Với những người mắc tiểu đường tuýp 1 có thể sống bình thường nếu tuân thủ chế độ tiêm insulin hàng ngày và giám sát chặt chẽ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn tuýp 1. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn, nhưng ngày càng trẻ hoá. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể có thể sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc cơ thể không sử dụng được insulin sản xuất ra, dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao.

Triệu chứng của bệnh thường lâu xuất hiện. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi các mô tế bào đã bị tổn thương do đường huyết quá cao và có triệu chứng rõ ràng.

Mặc dù nguyên nhân trực tiếp của bệnh tiểu đường tuýp 2 là chưa rõ ràng nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm:

– Béo phì

– Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.

– Lười vận động.

– Tuổi tác.

– Di truyền,

– Dân tộc.

– Thiếu dinh dưỡng trong khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

benh tieu duong la gi

Chế độ ăn ảnh hưởng tới người tiểu đường

Trái với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, người mắc tiểu đường tuýp 2 không cần phải tiêm insulin hàng ngày. Tuy nhiên, họ có thể được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện tình hình.

Số lượng người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới. Mức tăng này có liên quan tới sự phát triển kinh tế, già hoá dân số, đô thị hoá, thay đổi chế độ ăn, và những thay đổi về lối sống khác.

Đái tháo đường trong thai kỳ.

Những người phụ nữ được chuẩn đoán bệnh tiểu đường khi mang thai được gọi là đái tháo đường thai kỳ GDM. Đối với những người mắc tiểu đường khi mang thai, thường xảy ra sau khi mang thai, khi đó  cơ thể không thể sản xuất đầy đủ insulin cần thiết.

Đối với phụ nữ  mắc tiểu đường thai kỳ thì em bé vẫn hình thành và phát triển. Nguy cơ đối với thai nhi thấp hơn so với bà mẹ mắc bệnh rồi mới mang thai. Tuy nhiên, người mẹ vẫn cần kiểm soát lượng đường để tránh rủi ro cho em bé. Điều này có thể thực hiện thông qua chế độ ăn uống lành mạnh mà không cần thuốc hoặc insulin.

Tiểu đường trong thai kỳ thương biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, người mẹ sau đó có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này. Trẻ sinh ra từ bà mẹ GDM có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường khi trưởng thành.

D.P

Bài viết Bệnh tiểu đường là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-la-gi.html/feed 0 1313
Bệnh tiểu đường không nên ăn gì? https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-3.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-3 https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-3.html#respond Sun, 04 Aug 2019 02:06:10 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=1309 Bạn có biết, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường vì đường trong các loại thức ăn có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Bệnh tiểu đường không nên ăn gì là câu hỏi thường trực với nhiều bệnh nhân và người chăm sóc. Hãy cùng Baosuckhoe tìm hiểu vấn đề này nhé! Theo thống kê của WHO, đến năm 2025 toàn thế giới có khoảng 330 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường được coi là kẻ giết người thầm lặng vì có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm

Bài viết Bệnh tiểu đường không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bạn có biết, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường vì đường trong các loại thức ăn có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Bệnh tiểu đường không nên ăn gì là câu hỏi thường trực với nhiều bệnh nhân và người chăm sóc. Hãy cùng Baosuckhoe tìm hiểu vấn đề này nhé!

Theo thống kê của WHO, đến năm 2025 toàn thế giới có khoảng 330 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường được coi là kẻ giết người thầm lặng vì có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động ngăn ngừa những biến chứng đó bằng cách thay đổi chế độ ăn, bạn cần biết bệnh tiểu đường không nên ăn gì để lựa chọn thực phẩm cho tốt.

1. Các loại củ chứa nhiều tinh bột

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì1

Không nên ăn các loại củ nhiều tinh bột

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mặc dù có nhiều loại tinh bột tốt cho người bệnh, ổn định đường huyết nhưng không nên lạm dụng. Điều đó, làm bệnh ngày càng nặng hơn. Kết quả nghiên cứu các viện khoa học cho rằng, các loại củ mọc trong đất có thể làm tăng chỉ số đường huyết:

–         Khoai tây: Trong khoai tây có chứa nhiều loại tinh bột không tốt cho chỉ số đường huyết. Chính vì thế, người bệnh nên hạn chế ăn khoai tây trong bất cứ trường hợp nào.

–         Khoai lang, củ từ: Tương tự như khoai tây, tinh bột có trong các loại củ ngày không hề tốt cho đường huyết.

–         Bắp ngô: Bạn có biết, bắp ngô có lượng tinh bột cao, người bệnh không nên ăn.

2. Các món ăn nhiều dầu mỡ

Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ

Để trả lời câu hỏi: Bệnh tiểu đường không nên ăn gì? Các chuyên gia khuyên bạn nên tránh xa các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Những loại đồ ăn đó không chỉ gây ra các bệnh tim mạch mà còn gây cao huyết áp, mỡ trong máu cao – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.

3. Các đồ ăn chế biến sẵn.

Han chế các đồ ăn chế biến sẵn

Thực tế cho thấy, có nhiều người bệnh tiểu đường “vô tư” sử dụng các loại đồ ăn có sẵn. Tuy nhiên, trong các đồ ăn có sẵn đó có nhiều chất hóa học, các chất bảo quản dễ gây biến chứng.

Thay vì băn khoăn: Bệnh tiểu đường không nên ăn gì, bạn hãy chủ động điều trị bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường các loại rau, chất xơ…

Bài viết Bệnh tiểu đường không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-3.html/feed 0 1309
Bệnh tiểu đường không nên ăn gì? https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-2.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-2 https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-2.html#respond Sun, 04 Aug 2019 02:04:45 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=1306 Chế độ ăn uống có vai trò quyết định trong tiến trình điều trị bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, việc tìm hiểu bệnh tiểu đường không nên ăn gì và nên ăn gì, lựa chọn thực phẩm…vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hãy cùng Baosuckhoe tìm hiểu về vấn đề này! Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới năm 2025  có khoảng 330 triệu người( khoảng 6% dân số toàn cầu) mắc bệnh tiểu đường. Con số trên cho thấy sự gia tăng đến chóng mặt của bệnh tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng

Bài viết Bệnh tiểu đường không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Chế độ ăn uống có vai trò quyết định trong tiến trình điều trị bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, việc tìm hiểu bệnh tiểu đường không nên ăn gì và nên ăn gì, lựa chọn thực phẩm…vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hãy cùng Baosuckhoe tìm hiểu về vấn đề này!

Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới năm 2025  có khoảng 330 triệu người( khoảng 6% dân số toàn cầu) mắc bệnh tiểu đường. Con số trên cho thấy sự gia tăng đến chóng mặt của bệnh tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng với những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Theo nhiều chuyên gia, câu hỏi họ nhận được nhiều nhất trong thời gian gần đây là: Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường là vấn đề quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh tiểu đường với mục đích duy trì chỉ số đường huyết, bảo vệ tim mạch, kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh tim mạch…

Thực tế cho thấy, có nhiều người chưa được cung cấp những kiến thức liên quan đến bệnh tiểu đường: Tiểu đường là gì, bệnh tiểu đường không nên ăn gì, triệu chứng của bệnh ra sao?…nên có những sai lầm khi lựa chọn thực phẩm và món ăn cho bệnh nhân.

Một số loại món ăn, thực phẩm mà người đái tháo đường nên tránh để nhằm ổn định đường huyết, ngăn ngừa sự tiến triển và những biến chứng do bệnh gây ra:

1. Các loại củ

Nhiều người quan niệm rằng, rau củ rất tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên không phải loại củ nào cũng tốt. Kết quả nghiên cứu của các trung tâm khoa học cho thấy, các loại củ mọc dưới đất có chỉ số đường huyết cao, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn các loại củ nhiều tinh bột

–         Khoai tây: Trong khoai tây có nhiều tinh bột không tốt cho đường huyết. Vì vậy, người tiểu đường không nên ăn khoai tây với bất kì hình thức nào.

–         Khoai lang, khoai từ, khoai mỡ: Đây là những loại củ có nhiều tinh bột và không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

–         Bắp ngô, bắp chuối: Các thành phần tinh bột trong ngô và bắp chuối có khả năng làm chỉ số đường huyết tăng cao, nên người tiểu đường cần hạn chế tối đa khi sử dụng các loại thực phẩm này.

2. Tránh xa các món nhiều dầu mỡ

Có sự liên quan mật thiết giữa huyết áp và chỉ số đường huyết. Nếu bạn ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gây ra hiện tượng huyết áp cao, tăng khả năng gây biến chứng của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều các món chiên, xào….

3. Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Trong các thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều chất bảo quản, dễ gây những phản ứng và biến chứng của bệnh. Chín vì thế, người mắc bệnh tiểu đường không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn, nên chế biến các món ăn tại nhà.

Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Thay vì lo lắng, băn khoăn vì vấn đề bệnh nhân tiểu đường không nên ăn gì, bản thân người bệnh và người thân cần có các biện pháp chủ động ổn định đường huyết, giảm lượng đường trong máu: Thay đổi chế độ ăn, tăng cường rau xanh,…Cùng với đó là chế độ luyện tập thể thao với các môn vận động nhẹ: Đi bộ, cầu lông, bơi…

Bài viết Bệnh tiểu đường không nên ăn gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/benh-tieu-duong-khong-nen-an-gi-2.html/feed 0 1306
Bạn cần biết: Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường https://yhocthuongthuc.net/ban-can-biet-che-do-an-kieng-cho-nguoi-tieu-duong.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ban-can-biet-che-do-an-kieng-cho-nguoi-tieu-duong https://yhocthuongthuc.net/ban-can-biet-che-do-an-kieng-cho-nguoi-tieu-duong.html#respond Sun, 04 Aug 2019 01:00:05 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=1120 Bệnh đái tháo đường là bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin, được biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn cao. Biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh này là kết hợp các loại thuốc đặc trị với một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Vì vậy chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường hết sức quan trọng và cần thiết trong việc điều trị bệnh. Để tránh việc tăng lượng đường trong máu, thì các loại thực phẩm ngọt là điều cấm kỵ trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu

Bài viết Bạn cần biết: Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bệnh đái tháo đường là bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin, được biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn cao. Biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh này là kết hợp các loại thuốc đặc trị với một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Vì vậy chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường hết sức quan trọng và cần thiết trong việc điều trị bệnh.

Để tránh việc tăng lượng đường trong máu, thì các loại thực phẩm ngọt là điều cấm kỵ trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường, ví dụ như: đường, mía, kẹo, mứt, chè, mật ong và các loại sữa đã qua chế biến. Vị ngọt của chúng sẽ làm căn bệnh của chúng ta trở nên trầm trọng hơn.

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường 1

Chề đô ăn uống có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh đó, cũng cần tránh các loại thực phẩm: rượu, bia, cà phê và dầu mỡ.  Rượu tùy từng cách sử dụng mà có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu, bởi vậy dù là người bình thường hay người bệnh đều nên tránh. Để hạn chế dầu mỡ cho người bệnh, nên sử dụng các món luộc trong khẩu phần ăn của họ.

Các loại tinh bột có trong chế độ ăn của người tiểu đường

Có những loại thực phẩm chủ yếu, không thể thiếu trong bữa ăn của chúng ta như cơm, các loại mì, bánh mì, khoai lang, các loại bánh quy và trái cây ngọt nhưng lại là thực phẩm cần hạn chế trong chế độ ăn kiêng cho người tiểu đườngBởi tinh bột từ các thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Bệnh nhân có thể thay thế gạo hàng ngày bằng gạo lứt hay các loại ngũ cốc.

Tác dụng của táo

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường, chúng ta nên sử dụng các loại thực phẩm phù hợp với người bệnh kết hợp với việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Bên cạnh các loại thực phẩm cấm kỵ, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm không cần hạn chế như: tôm, cua, cá, các loại đậu, rau và một số loại trái cây như: táo, lê, thanh long, ổi. Việc sử dụng các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe người bệnh, cũng như góp phần cho việc giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh phát triển.

Bài viết Bạn cần biết: Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/ban-can-biet-che-do-an-kieng-cho-nguoi-tieu-duong.html/feed 0 1120
7 thực phẩm không nên có trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường https://yhocthuongthuc.net/7-thuc-pham-khong-nen-co-trong-thuc-don-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=7-thuc-pham-khong-nen-co-trong-thuc-don-cho-nguoi-benh-tieu-duong https://yhocthuongthuc.net/7-thuc-pham-khong-nen-co-trong-thuc-don-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html#respond Sat, 03 Aug 2019 11:59:31 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=972 Lượng đường trong máu được cung cấp chủ yếu từ chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường không nên chứa các loại thực phẩm chứa nhiều đường như mật ong, đường mía, bánh kẹo, trái cây khô… 1. Trái cây khô Mặc dù các loại trái cây khô giàu chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng nó lại chứa hàm lượng đường tự nhiên rất cao, khiến cho lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường càng tăng cao. Do đó, trong thực đơn cho người bệnh

Bài viết 7 thực phẩm không nên có trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Lượng đường trong máu được cung cấp chủ yếu từ chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường không nên chứa các loại thực phẩm chứa nhiều đường như mật ong, đường mía, bánh kẹo, trái cây khô…

1. Trái cây khô

Mặc dù các loại trái cây khô giàu chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng nó lại chứa hàm lượng đường tự nhiên rất cao, khiến cho lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường càng tăng cao. Do đó, trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường không nên có chứa các loại trái cây khô.

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây khô

2. Gạo trắng

Gạo trắng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, kể cả đối với những người bệnh. Nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn gạo trắng thường xuyên sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu và khiến cho bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn.

Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường nên ăn gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt để làm giảm dần lượng đường glucose trong máu và hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn.

3. Các loại khoai

Khoai tây, khoai mỡ và khoai từ, khoai lang thường có vị ngọt và giàu tinh bột nên cũng không tốt cho lượng đường trong máu của những người mắc bệnh tiểu đường.

Các loại khoai giàu tinh bột cũng không tốt cho bệnh nhân tiểu đường

4. Cà chua

Cà chua có chứa hàm lượng axit citric cao nhưng về cơ bản thì chúng vẫn có vị ngọt. Do đó, trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường nên hạn chế loại thực phẩm này, đặc biệt là tránh ăn sống trực tiếp.

5. Mật ong

Mật ong không chỉ tốt cho sức khỏe con người mà nó còn sử dụng rất nhiều trong chữa bệnh và làm đẹp da. Tuy nhiên với hơn 40% thành phần là đường thì mật ong lại không phải là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.

6. Đường mía và kẹo

Kẹo là thực phẩm cấm kỵ hàng đầu trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Trong đường mía có chứa nhiều glucose, sucrose và fructose sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Còn kẹo thì lại có chứa quá nhiều đường nhân tạo nên nằm trong danh sách những thực phẩm cấm kỵ hàng đầu đối bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

7. Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Các loại đồ ăn nhanh hay các loại thức ăn chế biến sẵn như mì gói, khoai tây chiên, xúc xích,.., thường có chứa nhiều chất béo trans. Chất béo này khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Chính vì vậy, trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường nên hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm này.

Bài viết 7 thực phẩm không nên có trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/7-thuc-pham-khong-nen-co-trong-thuc-don-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html/feed 0 972
7 Món ăn chữa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả https://yhocthuongthuc.net/7-mon-an-chua-benh-tieu-duong-vo-cung-hieu-qua.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=7-mon-an-chua-benh-tieu-duong-vo-cung-hieu-qua https://yhocthuongthuc.net/7-mon-an-chua-benh-tieu-duong-vo-cung-hieu-qua.html#respond Sat, 03 Aug 2019 11:58:05 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=966 Bên cạnh việc kiêng khem các loại đồ ăn ngọt thì một chế độ ăn uống bao gồm các món ăn đơn giản dưới đây có thể giúp bạn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. 1. Cháo bột sắn Để làm món cháo bột sắn, bạn cần chuẩn bị khoảng 30g bột sắn cùng với 50g gạo tẻ. Gạo đem ngâm trong nước, vo sạch rồi nấu thành cháo đặc sau đó cho thêm bột sắn đã hòa với nước vào nấu cùng. Món cháo bột sắn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả Món ăn này không chỉ có tác

Bài viết 7 Món ăn chữa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bên cạnh việc kiêng khem các loại đồ ăn ngọt thì một chế độ ăn uống bao gồm các món ăn đơn giản dưới đây có thể giúp bạn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

1. Cháo bột sắn

Để làm món cháo bột sắn, bạn cần chuẩn bị khoảng 30g bột sắn cùng với 50g gạo tẻ. Gạo đem ngâm trong nước, vo sạch rồi nấu thành cháo đặc sau đó cho thêm bột sắn đã hòa với nước vào nấu cùng.

Chữa bệnh tiểu đường

Món cháo bột sắn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Món ăn này không chỉ có tác dụng chữa bệnh tiểu đường mà còn rất tốt cho bệnh nhân bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh tiêu chảy,…

2. Cháo địa cốt bì

Cũng giống như món giá xào đỗ, món cháo địa cốt bì rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều và suy nhược cơ thể. Để chế biến được món này cần các nguyên liệu gồm 30g địa cốt bì, 15g mạch đông, 15g tang bạch bì và 100g bột miến dong. Cách nấu cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đem 3 loại dược liệu trên sắc lấy nước rồi dùng nước này để nấu với bột miến dong thành cháo là được.

3. Giá đỗ xào

Đem 500g giá đỗ xanh xào với chút dầu thực vật và nêm gia vị vừa đủ để ăn nóng. Món giá xào đỗ dành cho bệnh nhân đái tháo đường, bị suy nhược cơ thể hay chứng khát nước uống nhiều.

Chữa bệnh tiểu đường

Giá đỗ cũng là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

4. Cháo rau cần tây

Cháo rau cần tây cũng là 1 món ăn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt, giúp làm giảm và ổn định lượng đường trong máu.

Cần tây đem rửa sạch thái nhỏ rồi nấu với gạo tẻ thành cháo nhuyễn, sau đó nêm thêm gia vị vừa ăn là được. Nên ăn nóng vào bữa sáng và chiều tối.

5. Canh hẹ

Uống nước canh hẹ khi bị bệnh đái tháo đường là 1 trong các phương pháp chữa bệnh dân gian còn được lưu truyền đến ngày nay. Nếu không muốn ăn món canh hẹ bạn có thể thay thế bằng cách xào nhưng không nên cho muối.

6. Nước bột đậu xanh

Chữa bệnh tiểu đường

Đậu xanh nấu lấy nước để uống chữa bệnh tiểu đường tại nhà

Lấy khoảng 200g đậu xanh nấu chín nhừ cùng với nước sau đó dùng vải sạch lọc lấy phần nước để uống sáng và tối. Đây là một món ăn tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng hỗ trợ quá trình chữa bệnh tiểu đường rất tốt đấy.

7. Mướp đắng xào đậu phụ

Để làm món mướp đắng xào đậu phụ, bạn cần chuẩn bị 150g mướp đắng và 100g đậu phụ. Mướp đắng bỏ ruột thái lát rồi xào to lửa với dầu thực vật cho đến khi chín tái thì cho thêm đậu phụ đã thái lát cùng gia vị vừa đủ, tiếp tục xào cho đến khi chín đều.

Bài viết 7 Món ăn chữa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/7-mon-an-chua-benh-tieu-duong-vo-cung-hieu-qua.html/feed 0 966
7 dấu hiệu nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2 https://yhocthuongthuc.net/7-dau-hieu-nguy-hiem-cua-tieu-duong-tuyp-2.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=7-dau-hieu-nguy-hiem-cua-tieu-duong-tuyp-2 https://yhocthuongthuc.net/7-dau-hieu-nguy-hiem-cua-tieu-duong-tuyp-2.html#respond Sat, 03 Aug 2019 11:54:53 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=956 Theo số liệu gần đây nhất của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, có đến 2.200/ 7.500 người mắc tiểu đường tuýp 2. Nguy hiểm hơn, người mắc tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa. Tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biến chứng nguy hiểm như: suy thận, đột quỵ…và dẫn đến tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiểu đường tuýp 2 không chỉ có ở các thành phố lớn mà còn có cả những vùng nông thôn, miền núi. Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường,

Bài viết 7 dấu hiệu nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Theo số liệu gần đây nhất của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, có đến 2.200/ 7.500 người mắc tiểu đường tuýp 2. Nguy hiểm hơn, người mắc tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa.

Tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biến chứng nguy hiểm như: suy thận, đột quỵ…và dẫn đến tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiểu đường tuýp 2 không chỉ có ở các thành phố lớn mà còn có cả những vùng nông thôn, miền núi.

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường, đó là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat trong cơ thể khi hoocmon insulin của tuyến tụy thiếu. Bệnh tiểu đường biểu hiện ở các triệu chứng như: chỉ số đường huyết tăng, mỡ trong máu cao, vết thương khó lành…

Bệnh tiểu đường có 2 loại: Bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2.Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không hề nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 có nhiều biểu hiện dễ nhận biết như:

1. Khát nước, tiểu nhiều lần

Luôn cảm thấy khát nước – dấu hiệu tiểu đường tuýp 2

Có người nhầm tưởng tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh thận nhưng đó có thể là biểu hiện của tiểu đường tuýp 2. Bởi vì thận phải hoạt động nhiều để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu.

Ngoài ra, người bị tiểu đường tuýp 2 hay khát nước – hiện tượng bù đắp lượng dịch đã mất đi. Hai dấu hiệu này luôn đi kèm với nhau và là dấu hiệu sớm để bạn phát hiện tiểu đường.

2. Giảm cân đột ngột

Với nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì giảm cân là điều hằng mơ ước. Nhưng, nếu bạn giảm cân đột ngột, không rõ nguyên nhân thì cần cảnh giác với tiểu đường tuýp 2.Việc có quá nhiều đường trong máu khiến bạn giảm cân nhanh chóng. Do hooc –môn insulin không được đưa glucose vào tế bào, cơ thể có cơ chế phá hủy các protein thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Hơn nữa, khi lượng đường trong máu cao khiến thận phải làm việc cật lực để loại bỏ đường dư thừa. Chính vì thế, cơ thể thiếu hụt calo và giảm cân nhanh.

3. Bệnh về da

Các bệnh về da là biểu hiện của tiểu đường

Biểu hiện dễ thấy của tiểu đường tuýp 2 là các bệnh về da. Da ngứa – hậu quả của hệ tuần hoàn kém và biểu hiện cơ thể kháng insulin. Vậy, khi có biểu hiện này, bạn nên đi khám tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

4. Mệt mỏi và cáu gắt

Đây là dấu hiệu kèm theo của việc giảm cân, đi tiểu nhiều. Do bạn không ngủ đủ giấc vì phải tỉnh dậy nhiều lần, thận làm việc quá nhiều dẫn đến mệt mỏi.

5. Nhìn mờ

Bên cạnh các biểu hiện trên thì nhìn mờ là dấu hiệu nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2, là hậu quả của chỉ số đường huyết cao. Đó là vì khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt.

6. Vết thương khó lành

Những vết thương khó lành – dấu hiệu nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2 vì rất có thể mạch máu của bạn bị ảnh hưởng vì có quá nhiều glucose di chuyển trong động mạch và tĩnh mạch.

7. Cao huyết áp

Tiểu đường tuýp 2 -3

Cao huyết áp – biểu hiện tiểu đường tuýp 2

Nhiều người nghĩ rằng, cao huyết áp là triệu chứng của các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế, nó một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vì trong cơ thể có sự liên quan mật thiết giữa chuyển hóa đường và lưu thông mạch máu.

Bài viết 7 dấu hiệu nguy hiểm của tiểu đường tuýp 2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/7-dau-hieu-nguy-hiem-cua-tieu-duong-tuyp-2.html/feed 0 956
6 triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhận biết https://yhocthuongthuc.net/6-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong-de-nhan-biet.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=6-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong-de-nhan-biet https://yhocthuongthuc.net/6-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong-de-nhan-biet.html#respond Sat, 03 Aug 2019 11:13:34 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=951 Tiểu đường là một bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết được bệnh thông qua 6 triệu chứng của bệnh tiểu đường sau đây. 1. Mệt mỏi, luôn thấy mệt mỏi. Khi ban cảm thấy luôn mệt mỏi – triệu chứng của bệnh tiểu đường Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là cảm giác mệt mỏi, ở một số bệnh nhân kèm theo buồn ngủ sau khi ăn. Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể hoạt động không hiệu quả, không thể chuyển hóa glucose để chuyển hóa thành năng lượng sống. Chính

Bài viết 6 triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Tiểu đường là một bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết được bệnh thông qua 6 triệu chứng của bệnh tiểu đường sau đây.

1. Mệt mỏi, luôn thấy mệt mỏi.

Khi ban cảm thấy luôn mệt mỏi – triệu chứng của bệnh tiểu đường

Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là cảm giác mệt mỏi, ở một số bệnh nhân kèm theo buồn ngủ sau khi ăn. Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể hoạt động không hiệu quả, không thể chuyển hóa glucose để chuyển hóa thành năng lượng sống. Chính vì vậy, khi cơ thể không đủ năng lượng điều đó khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi.

2. Cảm giác nghiền ăn vặt.

Triệu chứng này là sự kết hợp của 2 yếu tố: Thói quen ăn thức ăn có nhiều đường và đường huyết trong cơ thể tăng cao. Như vậy, cơ thể trải qua giai đoạn no đường thoáng qua rồi lại thèm đường dẫn đến nghiền ăn vặt. Khi thấy mình có cảm giác này, bạn nên cảnh giác với bệnh tiểu đường đang rình rập.

3. Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Người mắc bệnh tiểu đường là do cơ thể không thể hấp thu lượng đường có trong thức ăn. Chính vì thế, triệu trứng của bệnh tiểu đường là bạn giảm cân trong khi vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như lượng đường cho cơ thể.

4. Khát nước

Khi bị tiểu đường, bạn thường cảm thấy khát nước

Khi bị tiểu đường thì đường huyết cao, lấn át khả năng lọc của thận. Do đó, cơ thể sẽ mất đi một lượng đường quan trọng khi glucose vượt qua màng lọc của thận, có trong nước tiểu. Để chống lại điều này, máu sẽ loãng, tạo cảm giác khát nước.

5. Đi tiểu nhiều lần.

Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh nhân tiểu đường. Vì khi dư thừa lượng đường trong máu, cơ thể sẽ đào thải qua đường nước tiểu.

6. Cao huyết áp

Nhiều người nghĩ rằng, cao huyết áp là triệu chứng của các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế, nó một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vì trong cơ thể có sự lien quan mật thiết giữa chuyển hóa đường và lưu thông mạch máu.

Nhiêm trùng, lâu khỏi

Vết thương của bạn lâu lành đó cũng là triệu chứng của tiểu đường

Ngoài những triệu chứng trên, bệnh tiểu đường còn có một số biểu hiện: Ăn uống quá mức, chậm lành vết thương, dễ bị nhiễm trùng, thay đổi trạng thái tinh thần, nhìn mờ….

Bài viết 6 triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/6-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong-de-nhan-biet.html/feed 0 951
6 cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất https://yhocthuongthuc.net/6-cach-phong-benh-tieu-duong-hieu-qua-nhat.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=6-cach-phong-benh-tieu-duong-hieu-qua-nhat https://yhocthuongthuc.net/6-cach-phong-benh-tieu-duong-hieu-qua-nhat.html#respond Sat, 03 Aug 2019 11:04:43 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=931 Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết việc duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, vận động thể dục thể thao thường xuyên và hạn chế stress sẽ giúp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả. 1. Kiểm soát trọng lượng Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượt mức lành mạnh sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tiểu đường. Chính vì vậy,

Bài viết 6 cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết việc duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, vận động thể dục thể thao thường xuyên và hạn chế stress sẽ giúp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

1. Kiểm soát trọng lượng

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượt mức lành mạnh sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, việc kiểm soát trọng lượng ở mức cân đối sẽ giúp bạn phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Kiểm soát cân nặng giúp bạn phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

2. Thường xuyên vận động

Lười vận động cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia cho biết vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sử dụng hóc môn insulin, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp bạn duy trì một cơ thể thon gọn hơn, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Một cuộc nghiên cứu ở Phần Lan cũng đã khẳng định rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục.

3. Hạn chế thức ăn nhanh

Nên hạn chế thức ăn nhanh và tăng cường chất xơ cho cơ thể

Các loại thức ăn nhanh có chứa nhiều tinh bột tinh chế, muối, đường và chất béo. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần sẽ phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Chính vì vậy, để phòng bệnh tiểu đường bạn nên hạn chế các loại thức ăn nhanh.

4. Ăn nhiều chất xơ

Chế độ ăn uống giàu chất xơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc,…

5. Uống cà phê

Uống cà phê mỗi ngày cũng giúp phòng bệnh tiểu đường rất tốt

Thói quen uống cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 29%. Bởi chất caffeine có trong cà phê sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, cà phê còn chứa chất chống oxy hóa, magie và kali giúp hấp thụ đường của tế bào, từ đó phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

6. Tránh căng thẳng

Căng thẳng, stress thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng, dẫn tới tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì vậy,bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi và thư giãn mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các bài thể dục nhẹ nhàng như hít thở sâu, yoga, … cũng giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả.

Bài viết 6 cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/6-cach-phong-benh-tieu-duong-hieu-qua-nhat.html/feed 0 931
5 triệu chứng bệnh tiểu đường dễ nhận biết https://yhocthuongthuc.net/5-trieu-chung-benh-tieu-duong-de-nhan-biet.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=5-trieu-chung-benh-tieu-duong-de-nhan-biet https://yhocthuongthuc.net/5-trieu-chung-benh-tieu-duong-de-nhan-biet.html#respond Sat, 03 Aug 2019 10:39:08 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=870 Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2025 có khoảng 330 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu. Điều đáng chú ý, người mắc bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể chủ động nhận biết thông qua các triệu chứng bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, thường gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng chủ yếu là người trung niên và cao tuổi. Bệnh tiểu đường do sự rối loạn trong chuyển hóa cacbonhydat thành năng lượng

Bài viết 5 triệu chứng bệnh tiểu đường dễ nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2025 có khoảng 330 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu. Điều đáng chú ý, người mắc bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể chủ động nhận biết thông qua các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, thường gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng chủ yếu là người trung niên và cao tuổi. Bệnh tiểu đường do sự rối loạn trong chuyển hóa cacbonhydat thành năng lượng sống. Quá trình chuyển hóa cần có sự tham gia của hoocmon insulin của tuyến tụy. Tuy nhiên, nếu tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin gây bệnh tiểu đường. Giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường có một số triệu chứng:

1. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Triệu chứng bệnh tiểu đường 1

Người tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi

Người mắc bệnh tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn. Vì có sự rối loạn chuyển hóa glucose thành năng lượng sống, các bộ phận trong cơ thể không có đủ năng lượng cho các hoạt động sống nên bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, khi làm việc quá sức, người bệnh có cảm giác hụt hơi, khó thở…

2. Luôn cảm thấy khát nước

Một triệu chứng bệnh tiểu đường mà nhiều người dễ bỏ qua là cảm giác khát nước. Khi lượng đường trong máu tăng, sẽ lấn át khả năng lọc của thận. Do đó, cơ thể sẽ mất đi một lượng đường quan trọng khi glucose vượt qua màng lọc của thận, có trong nước tiểu. Để thích nghi, máu sẽ loãng ra nhằm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ cho hoạt động của thận. Chính vì vậy, bạn luôn có cảm giác khát nước.

Người tiểu đường thường xuyên có cảm giác khát nước

3. Giảm cân nhanh và nghiền ăn vặt

Đây là hai triệu chứng bệnh tiểu đường đối lập nhau. Nhiều bệnh tiểu đường luôn thắc mắc tại sao họ ăn rất nhiều nhưng vẫn giảm cân.

Người mắc bệnh tiểu đường luôn có cảm giác thèm ăn vặt đặc biệt là các món ăn chứa nhiều đường: bánh, kẹo, trái cây…Chính vì thói quen ăn nhiều thức ăn nhiều đường khiến bệnh nhân trải qua tình trạng no đường thoáng qua và sau đó quay trở lại thiếu đường, tạo cảm giác thèm ăn vặt.

Tuy nhiên, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường nên người bệnh không thể hấp thụ đường có trong thức ăn. Đó là lí do vì sao người bệnh ăn nhiều mà vẫn giảm cân.

Triệu chứng bệnh tiểu đường 2

Nếu bạn giảm cân liên tục hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường

4. Cao huyết áp

Triệu chứng bệnh tiểu đường thường thấy là hiện tượng cao huyết áp. Các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa chỉ số đường huyết và huyết áp. Những người có chỉ số đường huyết cao sẽ dẫn đến cao huyết áp. Vì trong cơ thể có sự liên quan mật thiết giữa chuyển hóa đường và lưu thông mạch máu.

5. Đi tiểu nhiều lần

Người mắc bệnh tiểu đường thường đi tiểu nhiều lần vì lượng đường dư thừa trong máu có thể bài tiết qua nước tiểu.

Bài viết 5 triệu chứng bệnh tiểu đường dễ nhận biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/5-trieu-chung-benh-tieu-duong-de-nhan-biet.html/feed 0 870