Suy Tim – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Sun, 04 Aug 2019 01:54:20 +0000 vi hourly 1 162709760 Bệnh suy tim – dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm https://yhocthuongthuc.net/benh-suy-tim-dau-hieu-va-bien-chung-nguy-hiem.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=benh-suy-tim-dau-hieu-va-bien-chung-nguy-hiem https://yhocthuongthuc.net/benh-suy-tim-dau-hieu-va-bien-chung-nguy-hiem.html#respond Sun, 04 Aug 2019 01:54:20 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=1270 Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ sống chung với căn bệnh suy tim. Hơn nữa, suy tim là nguyên nhân phổ biến nhất khiến những người trên 65 tuổi nhập viện. Ngoài ra, suy tim còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 1. Suy tim là gì? Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, là trung tâm của hệ thống tuần hoàn. Hoạt động của tim ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận. Thông thường, tim làm nhiệm vụ co bóp để vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Bị bệnh suy tim là tình trạng cơ tim không

Bài viết Bệnh suy tim – dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Hiện nay, có khoảng 5,7 triệu người Mỹ sống chung với căn bệnh suy tim. Hơn nữa, suy tim là nguyên nhân phổ biến nhất khiến những người trên 65 tuổi nhập viện. Ngoài ra, suy tim còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Suy tim là gì? Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, là trung tâm của hệ thống tuần hoàn. Hoạt động của tim ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận. Thông thường, tim làm nhiệm vụ co bóp để vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Bị bệnh suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn.

Suy tim có thể là biến chứng của nhiều căn bệnh khác

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh suy tim sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trụy mạch… 2. Dấu hiệu bạn bị bệnh suy tim

Khó thở: Đây là triệu chứng bệnh suy tim đển hình, có ở hầu hết các bệnh nhân. Với trường hợp bị bệnh suy tim cấp, sẽ cảm thấy khỏ thở dữ dội, suy hô hấp thậm chí là ngất xỉu. Ở bệnh nhân suy tim thường cảm thấy khó thở khi nằm xuống vào ban đêm, khi hoạt động quá sức, leo cầu thang…Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều. Sở dĩ người bệnh thấy khó thở là do tim yếu không thể co bóp để hút máu từ phổi về, các cơ thở phải làm việc nhiều để phổi giãn ra cho không khí lọt vào. Điều đó gây lên tình trạng khó thở.

Bệnh suy tim 2

Khó thở là một trong các triệu chứng bệnh suy tim

Ho: Ho kéo dài là dấu hiệu bệnh suy tim dễ bỏ qua và không ít người nhầm tưởng đó là triệu chứng của các bệnh cảm lạnh, viêm họng…Trên thực tế, ho có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Nếu bạn bị ho kéo dài nhưng không có đờm và xảy ra thường xuyên vào ban đêm, hãy cảnh giác với bệnh suy tim.

Đau thắt ngực: Những bệnh nhân suy tim thường có hiện tượng đau thắt ngực sau khi có các hoạt động nặng, quá sức. Vị trí đau thường ở trước tim, gây cảm giác khó chịu, đau tức ngực, đau các vùng xương từ ức, lan đến cổ… 

Mệt mỏi: Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh suy tim thường bị mệt mỏi nhất là làm việc gì gắng sức. Triệu chứng này liên quan đến rối loạn các chức năng do tim gây ra những thay đổi ở dòng máu ngoại vi. Những người bị bệnh suy tim lâu ngày sẽ có biến chứng với hiện trạng các cơ quan nội tạng bị suy mòn, tím tái, thường xuyên vã mồ hôi, lạnh các đầu chi… 

Phù: Bên cạnh các triệu chứng trên thì phù là triệu chứng bệnh suy tim nguy hiểm nhất. Khi mới bắt đầu, người bệnh có hiện tượng phù nhẹ: Sưng mọng mắt sau khi ngủ dậy, mặt phù nước,…Ở mức nặng hơn, phù gây trướng bụng, khó tiêu, nặng nề. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu cận lâm sàng như: Điện tâm đồ thấy rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh…Ở những người mắc bệnh nặng có thể thấy da xanh tái, luôn có cảm giác lo sợ, … Chính vì thế, bệnh nhân không nên coi thường các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim, cần đi khám và chưa trị kịp thời.

2. Suy tim – con đường chung của các bệnh tim mạch

Suy tim có nhiều biến chứng nguy hiểm

Các chuyên gia tim mạch khẳng định rằng, bệnh suy tim là con đường chung của các bệnh về tim mạch, bao gồm những tổn thương thực thể và hệ thống tuần hoàn.Có nhiều triệu chứng bệnh tim mà bạn có thể chủ động phát hiện để điều trị kịp thời. Suy tim là bệnh khó có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện những triệu chứng bệnh suy tim sớm sẽ ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Bài viết Bệnh suy tim – dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/benh-suy-tim-dau-hieu-va-bien-chung-nguy-hiem.html/feed 0 1270
Suy tim do bệnh mạch vành https://yhocthuongthuc.net/suy-tim-do-benh-mach-vanh.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=suy-tim-do-benh-mach-vanh https://yhocthuongthuc.net/suy-tim-do-benh-mach-vanh.html#respond Sun, 04 Aug 2019 00:22:14 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=1074 Phát hiện bệnh động mạch vành dựa vào đau ngực, khó thở, có thể tụt huyết áp, điện tim có những thay đổi chứng tỏ hoạt động của tim đã bị tổn thương. Vài thói quen xấu nhưng có lợi cho cơ thể Món ăn cho người suy nhược thần kinh Cảnh giác bệnh da do triều cường, lũ lụt Câu hỏi: Tôi có người nhà bị bệnh động mạch vành, thường xuyên bị đau thắt ngực và đau tăng khi gắng sức. Tôi nghe nói bệnh động mạch vành có nguy cơ cao dẫn đến suy tim, xin hỏi phát

Bài viết Suy tim do bệnh mạch vành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Phát hiện bệnh động mạch vành dựa vào đau ngực, khó thở, có thể tụt huyết áp, điện tim có những thay đổi chứng tỏ hoạt động của tim đã bị tổn thương.

  • Vài thói quen xấu nhưng có lợi cho cơ thể
  • Món ăn cho người suy nhược thần kinh
  • Cảnh giác bệnh da do triều cường, lũ lụt

Câu hỏi: Tôi có người nhà bị bệnh động mạch vành, thường xuyên bị đau thắt ngực và đau tăng khi gắng sức. Tôi nghe nói bệnh động mạch vành có nguy cơ cao dẫn đến suy tim, xin hỏi phát hiện bệnh sớm bằng cách nào? Phòng ngừa như thế nào để ngăn chặn suy tim?

Trả lời: Phát hiện bệnh động mạch vành dựa vào đau ngực, khó thở, có thể tụt huyết áp, điện tim có những thay đổi chứng tỏ hoạt động của tim đã bị tổn thương. Nếu động mạch vành nuôi tim đã bị hẹp rất nhiều, bị tắc thì cơ tim sẽ bị hoại tử dẫn tới tử vong đột ngột. Phòng ngừa bệnh động mạch vành là phòng các yếu tố nguy cơ làm xơ vữa động mạch phát triển: Nếp sống vệ sinh, hợp lý trong sinh hoạt, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, không ăn quá nhiều thịt, mỡ, mặn; kiểm tra huyết áp, đường máu để kịp thời chữa trị các bệnh thường gây suy vành như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường…

TT

Bài viết Suy tim do bệnh mạch vành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suy-tim-do-benh-mach-vanh.html/feed 0 1074
6 thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh suy tim hiệu quả https://yhocthuongthuc.net/6-thuc-pham-giup-phong-ngua-benh-suy-tim-hieu-qua.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=6-thuc-pham-giup-phong-ngua-benh-suy-tim-hieu-qua https://yhocthuongthuc.net/6-thuc-pham-giup-phong-ngua-benh-suy-tim-hieu-qua.html#respond Sat, 03 Aug 2019 11:10:17 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=943 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh suy tim một cách hiệu quả nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý với các thực phẩm lành mạnh như cải xoăn, cam, tỏi, đậu lăng… 1. Cam Trong cam có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin có tác dụng thấm hút cholesterol trong thực phẩm và ngăn cho chúng hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, chất pectin còn giúp trung hòa protein galectin-3, đây là một chất có khả năng làm tổn thương tim, dẫn tới bệnh suy tim thường gặp. Ăn

Bài viết 6 thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh suy tim hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh suy tim một cách hiệu quả nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý với các thực phẩm lành mạnh như cải xoăn, cam, tỏi, đậu lăng…

1. Cam

Trong cam có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin có tác dụng thấm hút cholesterol trong thực phẩm và ngăn cho chúng hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, chất pectin còn giúp trung hòa protein galectin-3, đây là một chất có khả năng làm tổn thương tim, dẫn tới bệnh suy tim thường gặp.

Ăn cam thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh suy tim hiệu quả

Ngoài ra, hàm lượng kali cao có trong cam sẽ giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, từ đó giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả.

2. Cải xoăn

Cải xoăn cũng là 1 trong các loại thực phẩm rất tốt cho tim nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, kali, axit folic và axit béo omega-3 dồi dào. Cải xoăn cũng chứa nhiều lutein giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.

Bên cạnh đó, cải xoăn còn có chứa hợp chất glucoraphanin giúp kích hoạt protein Nrf2 để tạo ra lớp phủ trong động mạch giúp ngăn ngừa các mảng bám dính vào.

3. Tỏi

Tỏi cũng là 1 trong các thực phẩm phòng chống bệnh suy tim cực hiệu quả

Tỏi là một loại gia vị có chứa chất kháng khuẩn cao, có khả năng ức chế enzym làm co thắt mạch máu, giúp phòng chống bệnh suy tim và chứng cao huyết áp rất tốt.

Tỏi cũng có những tác động tích cực đến sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch thường gặp.

4. Sô cô la đen

Sô cô la đen là một loại đồ ăn có nguồn gốc từ cacao, chứa nhiều hợp chất flavanol có tác dụng cải thiện tính linh hoạt của máu và giúp bảo vệ tim mạch rất hiệu quả. Bạn nên ăn sô cô la đen thay vì ăn sô cô la trắng bởi chúng chứa hàm lượng chất flavanol cao hơn.

5. Cá mòi

Cá mòi giúp phòng ngừa bệnh suy tim và nhồi máu cơ tim rất tốt

Trong số các loại hải sản tốt cho cơ thể thì cá mòi có chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất. Chất này này có tác dụng làm giảm hàm lượng phân tử triglyceride gây hại đồng thời làm tăng HDL, từ đó giúp bạn phòng ngừa chứng rối loạn nhịp tim, bệnh suy tim và bệnh nhồi máu cơ tim.

Thực tế đã có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều cá mòi có thể giảm đến 38% nguy cơ mắc các bệnh về tim.

6. Đậu lăng

Một cuộc nghiên cứu lớn ở Mỹ, Nhật Bản và 6 nước châu Âu tiến hành trong 25 năm đã cho kết quả là ăn đậu lăng thường xuyên giúp làm giảm tới 82% nguy cơ tử vong do bệnh tim gây ra. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đậu lăng có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho tim như chất xơ, axit folic, đạm thực vật, kali và magnesium.

Bài viết 6 thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh suy tim hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/6-thuc-pham-giup-phong-ngua-benh-suy-tim-hieu-qua.html/feed 0 943
3 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy tim https://yhocthuongthuc.net/3-dau-hieu-canh-bao-mac-benh-suy-tim.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=3-dau-hieu-canh-bao-mac-benh-suy-tim https://yhocthuongthuc.net/3-dau-hieu-canh-bao-mac-benh-suy-tim.html#respond Sat, 03 Aug 2019 10:00:03 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=758 Các triệu chứng của bệnh suy tim rất khó cảm nhận và các bác sĩ mong muốn bệnh nhân hãy đề phòng và đừng bỏ qua các dấu hiệu báo trước có thể của bệnh lý này. Đau thắt ngực Đau thắt ngực Đầu tiên, dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy tim đó là đau thắt ngực. Thông thường, sau một hoạt động gắng sức như chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng đau ngực sẽ xảy ra. Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép

Bài viết 3 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Các triệu chứng của bệnh suy tim rất khó cảm nhận và các bác sĩ mong muốn bệnh nhân hãy đề phòng và đừng bỏ qua các dấu hiệu báo trước có thể của bệnh lý này.

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực

Đầu tiên, dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy tim đó là đau thắt ngực. Thông thường, sau một hoạt động gắng sức như chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng đau ngực sẽ xảy ra. Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong động mạch vành làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

Khó thở

Khó thở là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy tim

Theo những thống kê gần đây, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

Mạch nhanh hoặc không đều

Mạch nhanh, không đều

Các bác sỹ khuyến cáo rằng, nếu thỉnh thoảng tim đập nhanh như đang nhảy dây rồi trở về bình thường thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu mạch nhanh hoặc không đều kéo dài hoặc kèm theo yếu cơ, chóng mặt, khó thở… thì có thể là biểu hiện của nhồi máu cơ tim, bệnh suy tim, loạn nhịp tim.

Bài viết 3 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/3-dau-hieu-canh-bao-mac-benh-suy-tim.html/feed 0 758
Phân loại và nguyên nhân của bệnh suy tim https://yhocthuongthuc.net/phan-loai-va-nguyen-nhan-cua-benh-suy-tim.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phan-loai-va-nguyen-nhan-cua-benh-suy-tim https://yhocthuongthuc.net/phan-loai-va-nguyen-nhan-cua-benh-suy-tim.html#respond Sat, 03 Aug 2019 09:30:04 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=670 Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ máu tới phổi và các bộ phận khác của cơ thể.  Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tim bị suy yếu, cơ tim dày lên khiến tim gặp khó khăn khi bơm máu. Suy tim khiến tim bơm ít máu hơn bình thường, gây ra tình trạng thận, tuyến thượng thận sản sinh hoá chất giúp cơ thể giữ  muối và nước, khiến cho chân và mắt cá chân bị sưng phù. Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ máu cho các tế bào Ngoài ra, các

Bài viết Phân loại và nguyên nhân của bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ máu tới phổi và các bộ phận khác của cơ thể.  Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tim bị suy yếu, cơ tim dày lên khiến tim gặp khó khăn khi bơm máu.

Suy tim khiến tim bơm ít máu hơn bình thường, gây ra tình trạng thận, tuyến thượng thận sản sinh hoá chất giúp cơ thể giữ  muối và nước, khiến cho chân và mắt cá chân bị sưng phù.

Suy tim là tình trạng tim không bơm đủ máu cho các tế bào

Ngoài ra, các mạch máu bị teo, khiến huyết áp tăng cao. Điều này  dẫn tới tình trạng tim gặp khó khăn đẩy máu qua động mạch.

Chất lỏng có thể bị lắng đọng trong phổi, gây khó khăn khi thở đặc biệt là khi nằm xuống. Nếu không được điều trị, suy tim có thể trở nên nặng hơn và tim không bơm đủ máu nuôi sống các tế bào trong cơ thể.

Suy tim được chia làm 4 cấp độ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng:

– Cấp độ 1: Vận động của cơ thể không bị ảnh hưởng. Bệnh nhân không có dấu hiệu mệt mỏi bất thường, khó thở, đánh trống ngực hoặc đau trong quá trình vận động bình thường.

– Cấp độ 2: Hạn chế vận động bình thường. Bệnh nhân có thể bị mệt mỏi nhẹ, khó thở, đánh trống ngực hoặc đau trong quá trình hoạt động bình thường, không có triệu chứng khi nghỉ ngơi.

– Cấp độ 3:  Giới hạn các vận động bình thường. Bệnh nhân trải qua tình trạng mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đau khi hoạ động bình thường , không có triệu chứng khi nghỉ ngơi

– Cấp độ 4:  Bệnh nhân cảm thấy khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi. Cảm giác khó thở, mệt mỏi  tăng lên cùng với hoạt động vận động.

Suy tim là nguyên nhân tử vong phổ biến

Mặc dù với sự tiến bộ của y học, suy tim có thể điều trị khỏi, tuy nhiên 10% trường hợp suy tim nhẹ và 50% trường hợp suy tim nặng tử vong mỗi năm. Suy tim là nguyên nhân tử vong thường gặp ở những người trên 65 tuổi.

Nguyên nhân của suy tim

– Bệnh động mạch vành: Thu hẹp hoặc xơ cứng động mạch, làm giảm khả năng cung cấp máu cho tim, thường gây ra bởi sự tích tụ chất béo và cholesterol.

– Huyết áp cao

– Cả hai nguyên nhân trên.

Suy tim có thể là biến chứng của nhiều căn bệnh khác

Suy tim có thể gây ra bởi các bệnh lý khác nhau làm tim suy yếu hoặc ảnh hưởng tới chức năng của tim bao gồm:

– Nhồi máu cơ tim

– Bệnh van tim

– Rối loạn chức năng cơ tim

– Di tật tim bẩm sinh.

– Nhiễm trùng van tim hoặc viêm cơ tim

– Bệnh tiểu đường

– Bệnh thận mãn tính.

D.P

Bài viết Phân loại và nguyên nhân của bệnh suy tim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/phan-loai-va-nguyen-nhan-cua-benh-suy-tim.html/feed 0 670
Phục hồi tim bằng phương pháp cấy tế bào gốc https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc-386.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc-386.html#respond Fri, 27 Feb 2015 17:07:39 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2158 Ngày 27/2 và bệnh nhân thứ 51 được ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim được tiến hành thành công. Niềm vui được nhân lên gấp bội khi VOV đã có bài phóng sự về phương pháp điều trị mới này. Cả Thầy và các trò cùng rất thoải mái trả lời phỏng vấn và hơn nữa nói được nhiều tâm sự của người bác sĩ khi trực tiếp tiến hành và theo đuổi liệu pháp điều trị mới, còn nhiều tranh cãi tuy nhiên rất hứa hẹn này. ThS. BS.

Bài viết Phục hồi tim bằng phương pháp cấy tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Ngày 27/2 và bệnh nhân thứ 51 được ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim được tiến hành thành công. Niềm vui được nhân lên gấp bội khi VOV đã có bài phóng sự về phương pháp điều trị mới này. Cả Thầy và các trò cùng rất thoải mái trả lời phỏng vấn và hơn nữa nói được nhiều tâm sự của người bác sĩ khi trực tiếp tiến hành và theo đuổi liệu pháp điều trị mới, còn nhiều tranh cãi tuy nhiên rất hứa hẹn này.


ThS. BS. Phan Tuấn Đạt (bên phải) cùng đồng nghiệp chuẩn bị tiến hành kỹ thuật ghép tế bào gốc ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Cả năm qua, Táo Y tế ghét cánh nhà báo đến tận xương tủy nhưng nghe bài phóng sự phải nói thật phục sát đất, ban biên tập đã làm đơn giản hóa vấn đề và khiến cho khán giả nghe đài thích thú theo dõi.

Mong sao trong năm nay, Táo y tế quan hệ tốt hơn với cánh truyền thông để cùng xây dựng lòng tin của người bệnh. Vì tin chắc rằng không người BS nào không muốn làm tốt cho bệnh nhân của mình và người dân cũng không bao giờ quay lưng lại với những BS giỏi chuyên môn và hết lòng vì người bệnh.

ThS. BS. Phan Tuấn Đạt

Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Phục hồi tim bằng phương pháp cấy tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc-386.html/feed 0 2158
Suy tim: Những hiểu biết cơ bản, cách phát hiện, điều trị và dự phòng https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/nguoi-cao-tuoi/suy-tim-nhung-hieu-biet-co-ban-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong-221.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=suy-tim-nhung-hieu-biet-co-ban-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/nguoi-cao-tuoi/suy-tim-nhung-hieu-biet-co-ban-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong-221.html#respond Mon, 29 Dec 2014 10:23:53 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2213 Suy tim là một tình trạng tiến triển mạn tính mà trong đó cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Suy tim thường gây phì đại tim. I. Giới thiệu về suy tim Thuật ngữ “suy tim” khiến người ta nghe như trái tim không làm việc lâu được nữa và chúng ta không còn làm được gì hơn nữa. Thực tế, suy tim có nghĩa là tim không bơm máu tốt như nó đã từng làm. Cơ thể của bạn phụ

Bài viết Suy tim: Những hiểu biết cơ bản, cách phát hiện, điều trị và dự phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Suy tim là một tình trạng tiến triển mạn tính mà trong đó cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Suy tim thường gây phì đại tim.

I. Giới thiệu về suy tim

Thuật ngữ “suy tim” khiến người ta nghe như trái tim không làm việc lâu được nữa và chúng ta không còn làm được gì hơn nữa. Thực tế, suy tim có nghĩa là tim không bơm máu tốt như nó đã từng làm.

Cơ thể của bạn phụ thuộc vào hoạt động bơm máu của tim để cung cấp máu giầu oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào của cơ thể. Khi các tế bào này được nuôi dưỡng đúng cách thì cơ thể mới có thể hoạt động chức năng bình thường.

Với suy tim, quả tim yếu không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào. Điều này sẽ dẫ tới mệt mỏi và khó thở. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang giỏ đi chợ có thể trở lên rất khó khăn.

Suy tim là một tình trạng nghiêm trọng, và thường không chữa khỏi được. Tuy nhiên, nhiều người bị suy tim vẫn có cuộc sống đầy đủ và thú vị khi tinh trạng này được điều trị bằng các thuốc suy tim và thay đổi lối sống lành mạnh. Cũng rất hữu ích khi có được sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là những người hiểu được tình trạng của bạn.

1.1. Tim bình thường hoạt động như thế nào?

Trái tim khỏe mạnh bình thường là một bơm máu mạnh mẽ và cơ bắp và nó chỉ lớn hơn nắm tay một chút. Nó bơm máu liên tục qua hệ thống tuần hoàn. Hãy xem đoạt clip trong bài về lưu lượng máu qua tim.

Tim có bốn buồng, hai buồng bên phải và hai buồng bên trái

+ Hai buồng ở trên được gọi là hai tâm nhĩ

+ Hai buồng ở dưới được gọi là hai tâm thất

Máu giầu oxy đi từ phổi xuống tâm nhĩ trái, sau đó xuống tâm thất trái và tại đây máu được bơm tới các phần còn lại của cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn

Tâm nhĩ phải nhận máu cạn kiệt oxy từ các phần còn lại của cơ thể và chuyển máu trở lại phổi thông qua tâm thất phải.

Tim bơm máu lên phổi và tới tất cả các mô của cơ thể bằng một chuỗi các cơn co bóp có tổ chức cao của bốn buồng tim. Đối với quả tim hoạt động chức năng tốt, bốn buồng tim phải đập một cách có tổ chức.

1.2. Suy tim là gì?

Suy tim là một tình trạng tiến triển mạn tính mà trong đó cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể nhằm đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Về cơ bản, tim không thể theo kịp với khối lượng công việc của mình. Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim.

Lúc đầu, tim cố gắng bù đắp bằng cách:

+ Giãn to. Khi các buồng tim giãn to, nó sẽ căng hơn và co bóp mạnh hơn, vì vậy nó bơm máu nhiều hơn

+ Khối lượng cơ tim phát triển hơn. Tăng khối lượng cơ tim xảy ra là do các tế bào co bóp (contracting cells) của tim ngày càng lớn hơn. Điều này cho phép tim bơm máu mạnh hơn, ít nhất là lúc ban đầu.

+ Bơm máu nhanh hơn. Điều này giúp làm tăng cung lượng tim.

Cơ thể cũng cố gắng bù đắp bằng các cách khác:

+ Các mạch máu thu hẹp lại/co lại để giữ huyết áp, cố gắng bù đắp sự tổn thất công năng (power) của tim.

+ Cơ thể chuyển hướng dòng máu ra khỏi các mô và cơ quan ít quan trọng để duy trì dòng máu tới các cơ quan quan trọng nhất như tim và não.

Các biện pháp tạm thời thời này che dấu các vấn đề của suy tim, nhưng chúng không giải quyết được suy tim. Suy tim tiếp tục tiến triển và xấu đi cho tới khi các hoạt động thay thế/bù trừ không còn làm việc/không còn hiệu quả.

Cuối cùng, tim và cơ thể không thể theo kịp/bù đắp, và người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, khó thở hoặc các triệu chứng khác mà khiến họ phải đi khám bác sĩ.

Cơ chế bù trừ của cơ thể giúp giải thích tại sao nhiều người có thể không nhận ra tình trạng suy tim của họ cho tới vài năm sau khi quả tim của họ bắt đầu suy giảm (Đây cũng là lý do tốt để mọi người chú ý đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là những người cao tuổi, người có bệnh tăng huyết áp…).

Suy tim có thể bao gồm suy tim trái, suy tim phải, hoặc suy tim toàn bộ. Tuy nhiên, nó thường ảnh hưởng tới tim trái đầu tiên.

II. Các dấu hiệu cảnh báo suy tim

Tự bản thân, với bất kỳ một dấu hiệu suy tim nào có thể không tạo ra được sự cảnh báo. Nhưng nếu bạn có nhiều hơn một trong các triệu chứng suy tim, thậm chí nếu bạn đã không được chẩn đoán bất cứ vấn đề tim mạch nào, hãy kể bệnh với bác sĩ và yêu cầu được khám kiểm tra tình trạng tim mạch của bạn.

Nếu bạn đã được chẩn đoán suy tim, điều này rất quan trọng đối với bạn để bạn có thể theo dõi các triệu chứng và thông báo bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào với bác sĩ của bạn (Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim).

Bảng này liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất, giải thích tại sao chúng xuất hiện và mô tả làm thế nào để phát hiện ra chúng

Dấu hiệu hoặc triệu chứng Người suy tim có thể trải qua… Tại sao nó xảy ra
Thở thụt hơi (còn gọi là khó thở) …khó thở khi hoạt động (phổ biến nhất), nghỉ ngơi, hoặc trong khi ngủ mà nó có thể xuất hiện đột ngột và đánh thức bạn dậy. Bạn thường có khó thở khi nằm phẳng và có thể phải đỡ nửa người trên và đầu lên hai chiếc gối. Bạn thường than phiền rất mệt mỗi khi thức dậy hoặc cảm thấy lo lắng và bồn chồn. Máu “tràn đầy” trong các tĩnh mạch phổi (các mạch máu nhận máu từ phổi để dẫn về tim) bởi vì tim không thể làm việc theo kịp với các nguồn cung cấp. Điều này làm cho dịch rỉ vào phổi.
Ho dai dẳng hoặc khò khè …ho ra đờm mầu trắng hoặc nhuốm máu mồng hồng Chất dịch tích tụ trong phổi (xem ở trên)
Tích tụ dịch dư thừa trong các mô của cơ thể (phù) …sưng bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, hoặc bụng, hoặc tăng cân. Bạn có thể nhận thấy rằng giầy của bạn rất chật. Khi lượng máu ra khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị tràn đầy, khiến dịch tích tụ tại các mô. Thận không thể đào thải muối và nước cũng gây giữ nước trong các mô.
Mệt mỏi …cảm giác mệt mỏi tại mọi thời điểm và khó khăn với các hoạt động hàng ngày chẳng hạn như mua sắm, leo cầu thang, mang giỏ đi chợ hoặc đi bộ. Tim không thể bơm đủ máu tới các cơ quan của cơ thể để đáp ứng nhu cầu máu và oxy. Cơ thể chuyển hướng dòng máu ra khỏi các mô và cơ quan ít quan trọng (các cơ ở tứ chi) để duy trì dòng máu tới các cơ quan quan trọng nhất (tim và não).
Ăn không ngon, buồn nôn …cảm giác đầy bụng hoặc khó chịu ở dạ dày của bạn Hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Lú lẫn, tư duy bị tổn thương …mất trí nhớ và cảm giác mất phương hướng. Người chăm sóc hoặc người thân có thể nhận thấy điều này đầu tiên. Thay đổi nồng độ của một số chất nhất định trong máu, chẳng hạn như natri, có thể gây lú lẫn
Tăng nhịp tim …tim đập nhanh, mà cảm giác như tim đang chạy đua hoặc đập rộn ràng. Để “bù đắp cho” sự tổn hạn khả năng/công năng bơm máu của tim, tim đập nhanh hơn.

III. Hiểu biết về nguy cơ suy tim của bạn

Tất cả chúng ta đều mất một vài khả năng bơm máu của tim khi chúng ta có tuổi, nhưng suy tim là do sự căng thẳng gia tăng của tình trạng sức khỏe mà một trong số chúng có thể gây tổn hại tới tim hoặc khiến tim hoạt động quá nhiều. Tất cả các yếu tố về lối sống đều làm tăng nguy cơ cơn đau tim và đột quỵ – hút thuốc lá, thừa cân, ăn các thực phẩm giầu chất béo và cholesterol, và ít vận động – cũng có thể góp phần dẫn tới suy tim. Để hiểu thêm về những gì mà bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ suy tim thì trước tiên cần phải thay đổi lối sống.

3.1. Những tính trạng có thể dẫn tới suy tim

Nếu bạn có suy tim, rất có thể là bạn có (hoặc đã có) một hoặc nhiều tình trạng được liệt kê bên dưới (Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim). Một trong số này có thể biểu hiện mà bạn không biết nó. Điển hình là các tình trạng này gây “hao mòn” mà dẫn tới suy tim. Nếu có nhiều hơn một các yếu tố này sẽ àm tăng đáng kể nguy cơ suy tim của bạn.

3.2. Các tình trạng có thể dẫn tới suy tim

– Có tiền sử cơn đau ngực (nhồi máu cơ tim)

– Tăng huyết áp

– Bệnh lý van tim

– Bệnh lý cơ tim (bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại) hoặc tình trạng viêm (viêm vơ tim)

– Bệnh phổi nặng

– Đái tháo đường

– Ngừng thở khi ngủ

IV. Dự phòng và điều trị suy tim

Suy tim gây ra bởi các tổn thương tới tim phát triển qua thời gian mà không thể chữa khỏi. Nhưng suy tim có thể được điều trị, khá thường xuyên với các chiến lược làm cải thiện triệu chứng (Hãy xem đoạn clip trong bài về suy tim)

Điều trị thành công phụ thuộc vào sự sẵn sàng của bạn tham gia vào việc quản lý tĩnh trạng này, cho dù bạn là bệnh nhân hoặc người chăm sóc. Bạn và những người thân yêu của bạn là một phần tích cực của đội ngũ y tế.

Kế hoạch điều trị của bạn có thể bao gồm:

– Thay đổi lối sống

– Dùng thuốc

– Ngoại khoa

+ Kỹ thuật ngoại khoa không dùng thiết bị cấy ghép: can thiệp mạch vành qua da (percutaneous coronary intervention), phẫu thuật bắc cầu mạch vành (coronary artery bypass), phẫu thuật ghép tim(heart transplant)

+ Cấy ghép thiết bị hỗ trợ trong suy tim: phẫu thuật thay van (valve replacement), cấy ghép thiết bị khử rung (defibrillator implantation), thiết bị hỗ trợ thất trái (left ventricular assist device)

Bất kể bạn điều trị như thế nào, bạn cần phải tuân thủ tất cả các khuyến cáo của bác sĩ và thực hiện các thay đổi cần thiết trong chế độ ăn, luyện tập và lối sống để bạn có được chất lượng cuộc sống cao nhất có thể được.

ThS. BS. Lương Quốc Chính

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Theo: AHA

Bài viết Suy tim: Những hiểu biết cơ bản, cách phát hiện, điều trị và dự phòng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/nguoi-cao-tuoi/suy-tim-nhung-hieu-biet-co-ban-cach-phat-hien-dieu-tri-va-du-phong-221.html/feed 0 2213
Liệu pháp tái đồng bộ tim (Cardiac Resynchronization Therapy) https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/lieu-phap-tai-dong-bo-tim-cardiac-resynchronization-therapy-216.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=lieu-phap-tai-dong-bo-tim-cardiac-resynchronization-therapy https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/lieu-phap-tai-dong-bo-tim-cardiac-resynchronization-therapy-216.html#respond Sat, 27 Dec 2014 10:33:27 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2218 Một vài người suy tim có biểu hiện nhịp tim bất thường, hoặc rối loạn nhịp tim. Một vài rối loạn nhịp tim có thể làm giảm chức năng các tâm thất. Liệu pháp tái đồng bộ tim (cardiac resynchronization therapy hoặc biventricular pacing) có thể cần thiết. Trong kỹ thuật này, một máy tạo nhịp tim đặc biệt được sử dụng để kết nối với các tâm thất với nhau. Điều này giúp cho các tâm thất và khiến chúng giãn cùng nhau. Nếu bạn có suy tim và có biểu hiện rối loạn nhịp tim, bạn có thể là ứng

Bài viết Liệu pháp tái đồng bộ tim (Cardiac Resynchronization Therapy) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Một vài người suy tim có biểu hiện nhịp tim bất thường, hoặc rối loạn nhịp tim. Một vài rối loạn nhịp tim có thể làm giảm chức năng các tâm thất. Liệu pháp tái đồng bộ tim (cardiac resynchronization therapy hoặc biventricular pacing) có thể cần thiết. Trong kỹ thuật này, một máy tạo nhịp tim đặc biệt được sử dụng để kết nối với các tâm thất với nhau. Điều này giúp cho các tâm thất và khiến chúng giãn cùng nhau.

Nếu bạn có suy tim và có biểu hiện rối loạn nhịp tim, bạn có thể là ứng cử viên cho liệu pháp tái đồng bộ tim.

Liệu pháp tái đồng bộ tim là gì và nó có thể giúp cho tim của bạn như thế nào?

Chứng loạn nhịp tim (arrhythmias) là nhịp tim bị rối loạn và có thể gây ra bởi nhiều lý do khác nhau bao gồm tuổi, tổn thương tim, thuốc và di truyền. Ở bệnh nhân suy tim, liệu pháp tái đồng bộ tim được sử dụng để giúp cải thiện nhịp tim và các triệu chứng do rối loạn nhịp tim gây ra

Kỹ thuật liên quan tới việc cấy một máy tạo nhịp tim (half-dollar sized pacemaker), thường ngay dưới xương đòn. Ba dây dẫn (điện cực) được kết nối với máy theo dõi nhịp tim để phát hiện bất thường về nhịp tim và phát ra các xung nhỏ để sửa chữa chúng. Trong thực tế, nó đang “tái đồng bộ tim”. Hãy xem đoạn clip trong bài để dễ hình dung hơn.

Lợi ích của liệu pháp tái đồng bộ tim

Bởi vì liệu pháp tái đồng độ tim làm cải thiện hiệu quả của tim và làm tăng lưu lượng máu, đã có nhiều bệnh nhân cho biết họ thấy rõ sự thuyên giảm một số triệu chứng của suy tim như khó thở. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy giảm tỷ lệ nhập viện và mắc bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ai là ứng cử viên cho liệu pháp tái đồng bộ tim?

Nói chung, liệu pháp tái đồng bộ tim là dành cho bệnh nhân suy tim có triệu chứng từ trung bình tới nặng và có buồng tim trái và phải không đập phối hợp với nhau được. Tuy nhiên, liệu pháp tái đồng bộ tim không hiệu quả cho tất cả mọi người và không phải dành cho những người có triệu chứng suy tim nhẹ, suy tim tâm trương hoặc không có vấn đề với việc các buồng tim đập không phối hợp với nhau. Nó cũng không thích hợp cho các bệnh nhân chưa khảo sát đầy đủ việc điều trị tình trạng suy tim bằng thuốc. Cho tới nay, các nghiên cứu đã cho thấy liệu pháp tái đồng bộ tim có hiệu quả như nhau trên cả nam và nữ.

Tìm hiểu thêm

Nói chuyện với bác sĩ về tính phù hợp của bản thân bạn với liệu pháp tái đồng bộ tim. Bạn có thể lập một hồ sơ sức khỏe của bản thân bạn cũng như cân nhắc khía cạnh tuổi tác và mức độ mong muôn của can thiệp. Liệu pháp tái đồng bộ tim thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt được kết quả tốt nhất.

ThS. BS. Lương Quốc Chính

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Theo: AHA

Bài viết Liệu pháp tái đồng bộ tim (Cardiac Resynchronization Therapy) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/lieu-phap-tai-dong-bo-tim-cardiac-resynchronization-therapy-216.html/feed 0 2218