Rết Cắn – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Sun, 11 Aug 2019 04:01:04 +0000 vi hourly 1 162709760 Bị rết cắn nên xử lý thế nào? https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html#comments Sun, 14 Jul 2019 14:27:30 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2391 Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất? Bị rết cắn độc như thế nào? Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể

Bài viết Bị rết cắn nên xử lý thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất?

Bị rết cắn độc như thế nào?

Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể gây đau đớn, nhức đầu, sốt, buồn nôn. Nếu nó là một con rết lớn thì thậm chí còn gây co giật và hôn mê. Bị rết cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.

Cách đây gần 1 năm, bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM đã xử lý một trường hợp bị rết cắn. Bố mẹ bé gái (11 tuổi) kể lại, lúc 23h đêm cả nhà đang ngủ thì nghe tiếng khóc thét của con. Sau khi kiểm tra thì phát hiện ra một con rết dài 30cm đang bò trong màn. Trên vai của bé có 2 vết thương sưng đỏ, bầm tím.

Rết may bố mẹ đã đưa bé gái đến bệnh viện kịp thời nên đã tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, nhồi máu cơ tim, suy thận, hoại tử, sốc phản vệ… Sau 1 ngày theo dõi điều trị, vết cắn bớt sưng, bé gái đã tỉnh táo và ăn uống được.

Nên xử lý như thế nào khi bị rết cắn?

Bị rết cắn có thể xảy ra bất ngờ, nếu bạn vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn. Việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó. Tiếp theo, bạn dùng nó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô). Việc làm này nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này, bạn mới tiếp tục điều trị bằng các bài thuốc khác.

Cách điều trị khi bị rết cắn

Khi bị rết cắn, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau. Nếu rết nhỏ cắn, không chứa chất độc. Bạn có thể áp dụng một số cách theo kinh nghiệm dân gian dưới đây:

– Lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương. Sau một thời gian ngắn chỗ bị rết cắn sẽ tự khỏi.

– Người dân tộc Dao sử dụng nước dãi của gà hoặc ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Chỉ sau khoảng 2 đến 3 lần thoa cơn đau sẽ được xoa dịu.

– Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn. Những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

– Lấy hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ và cho nước lọc vào để hòa tan. Sau đó chắt lấy nước cốt để uống, phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.

– Lấy một nắm rau sam rửa sạch, cho vào cối giã nát và đắp vào chỗ bị rết cắn.

– Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào. Sau đó, uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, bã thì đắp vào vết thương bị rết cắn.

– Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức. Mỗi ngày đắp từ 1đến 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Nếu 2 – 3 ngày bạn thấy vết cắn không khỏi mà ngày càng bị sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường. Như vậy có lẽ bạn đã bị nhiễm độc của rết. Lúc này nạn nhân phải được đưa đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời.  

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi bị rết cắn. Tuy nhiên, để đề phòng bị rết cắn, bạn nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng chúng sẽ không còn chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh nhằm mục đích tiêu diệt rết. Vào những cơn mưa đầu mùa rết thường bò ra mặt đất. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, bố mẹ thường xuyên nhắc nhở không đến những nơi ẩm ướt hay chọc phá rết. Khi ngủ cả người lớn và trẻ nhỏ phải mắc màn cẩn thận tránh trường hợp côn trùng chui vào màn gây nguy hiểm.

Bài viết Bị rết cắn nên xử lý thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html/feed 1 2391
Con rết cắn có nguy hiểm không? https://yhocthuongthuc.net/con-ret-can-co-nguy-hiem-khong.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=con-ret-can-co-nguy-hiem-khong https://yhocthuongthuc.net/con-ret-can-co-nguy-hiem-khong.html#respond Sun, 14 Jul 2019 14:23:23 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2387 Rết là một loài động vật trông thật đáng sợ trong mắt nhiều người. Tuy nhiên không phải lúc nào chũng ta cũng bắt gặp những con rết. Vì chúng thường sống ở những nơi có độ ẩm cao như dưới lá cây mục, khúc gỗ… Nếu không may bạn bị con rết cắn thì sẽ như thế nào? Bị rết cắn có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Rết là con gì? Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề con rết cắn có nguy hiểm không? Chúng ta hãy

Bài viết Con rết cắn có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Rết là một loài động vật trông thật đáng sợ trong mắt nhiều người. Tuy nhiên không phải lúc nào chũng ta cũng bắt gặp những con rết. Vì chúng thường sống ở những nơi có độ ẩm cao như dưới lá cây mục, khúc gỗ… Nếu không may bạn bị con rết cắn thì sẽ như thế nào? Bị rết cắn có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Rết là con gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề con rết cắn có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó.

Rết là loài động vật thuộc lớp nhiều chân. Ngoài sống ở dưới các khúc gỗ, lớp lá mục, chùng còn trú ẩn ở những nơi tối và ẩm như nền nhà, cống rãnh, thậm chí trong quần áo…. Rết đẻ trứng, sau đó nở thành con. Lúc đầu rết con có màu trắng, trưởng thành chúng sẽ có màu nâu đỏ.

Đây là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Con rết có nhiều chân, thân dẹt, dài, nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Ðốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Ðầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc.

Nếu bị con rết cắn có nguy hiểm không?

Rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Do vậy khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân. Chất độc sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau nhức, sốt, buồn nôn, co giật, dẫn đến hôn mê. Nếu không may bị con rết cắn thì rất nguy hại đến sức khỏe.

Con rết càng lớn thì lượng chất độc vào trong cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều. Hơn nữa còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy nếu bị rết cắn bạn cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Người bị rết cắn sẽ có những biểu hiện như sau:

– Đối với những trường hợp nhẹ, ở chỗ rết cắn bị sưng, nạn nhân có thể bị sốt sau một thời gian sẽ tự hết.

– Còn nếu bị nặng, thì sau khi bị rết cắn sẽ thấy chóng mặt, ù tai, nôn mửa, co giật. Điều này chứng tỏ chất độc đã ngấm sâu vào trong cơ thể người bị cắn.

Có thể bạn chưa biết trên thế giới đã ghi nhận 1 ca tử vong do rết Việt Nam (tên là vậy nhưng chúng có mặt ở khắp Đông Nam Á) cắn. Nạn nhân là một bé gái 7 tuổi bị cắn ở trên đầu. Cô bé chỉ sống được 29 giờ sau đó.

Các triệu chứng tại chỗ và triệu chứng toàn thân

Nếu hỏi con rết cắn có nguy hiểm không? Thì chúng ta hãy nhìn vào các triệu chứng của nó:

– Triệu chứng tại chỗ: sẽ thấy có 2 vết răng từ nhẹ đến nặng. Cùng với đó là người bị cắn sẽ thấy đau dữ dội, sưng nóng đỏ, xuất hiện bọng nước. Chỗ bị cắn có thể sẽ bị hoại tử nông, gây yếu cơ tại chỗ, ngứa ngáy, phù, nổi hạch. Ngoài ra nó còn có thể gây chảy máu nhưng chỉ thoáng qua một chút.

– Triệu chứng toàn thân: nạn nhân sẽ thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt. Kèm theo là thở nhanh, ho, đau họng, viêm hệ bạch huyết, hạch to, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Ngay sau khi bị con rết cắn, vết thương sẽ sưng đau sau đó sẽ giảm dần. Thời gian có thể kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên các triệu chứng tại chỗ sẽ tự thuyên giảm trong vòng 1 đến 2 ngày. Còn triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài trong vòng 4 đến 5 giờ.

Trong nọc độc của loài rết Việt Nam có chứa serotenin – Đây là một chất dẫn truyền thần kinh Amin đơn. Chúng khiến nạn nhân bị truy tim và có nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Rết cắn có thể ảnh hưởng tính mạng con người. Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên giữ vệ sinh xung quanh nhà và trong nhà sạch sẽ, khô thoáng để rết không có nơi ẩn náu. Nếu không may bị rết cắn bạn cần theo dõi cẩn thận, nếu vết cắn ngày trầm trọng bạn phải đến cơ sở y tế ngay. Tuyệt đối không được dùng lá đắp hay bôi các loại thuốc một cách tùy ý. Hy vọng những thông tin trên đã mang lại cho bạn những hiểu biết nhất định. Và cũng trả lời cho câu hỏi con rết cắn có nguy hiểm không?.

Bài viết Con rết cắn có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/con-ret-can-co-nguy-hiem-khong.html/feed 0 2387
Chẩn đoán và xử trí rết cắn https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/chan-doan-va-xu-tri-ret-can-142.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=chan-doan-va-xu-tri-ret-can https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/chan-doan-va-xu-tri-ret-can-142.html#comments Fri, 05 Dec 2014 13:08:37 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=1977 Xử trí rết cắn đặc biệt là ở giai đoạn vừa bị tiếp xúc với độc tố, rất quan trọng. Rết là loài động vật thân đốt, phân ngành nhiều chân,  mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Cặp kìm ở trước miệng (được hình thành từ một cặp phần phụ miệng) tiết nọc độc vào kẻ thù. Tất cả các loài rết đều có nọc độc, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào kích thước của chúng, số lần đốt (một lần hay nhiều lần)

Bài viết Chẩn đoán và xử trí rết cắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Xử trí rết cắn đặc biệt là ở giai đoạn vừa bị tiếp xúc với độc tố, rất quan trọng. Rết là loài động vật thân đốt, phân ngành nhiều chân,  mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Cặp kìm ở trước miệng (được hình thành từ một cặp phần phụ miệng) tiết nọc độc vào kẻ thù. Tất cả các loài rết đều có nọc độc, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào kích thước của chúng, số lần đốt (một lần hay nhiều lần)

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ RẾT CẮN

I. ĐẠI CƯƠNG

Rết là loài động vật thân đốt, phân ngành nhiều chân,  mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Số cặp chân luôn là số lẻ, có từ 15 đến 17, là động vật ăn thịt. Cặp kìm ở trước miệng  (được hình thành từ một cặp phần phụ miệng) tiết nọc độc vào kẻ thù. Hiện nay có 8.000 loài rết trên thế giới, nhưng chỉ có 3.000 loài đã được mô tả.

Thành phần của nọc độc của rết thay đổi theo từng loài bao gồm các    protein, một số enzyme như protease, hyaluronidase, phospholipase A2, một số chất không phải protein như serotonin, histamine, lipid, polysaccharide, polypeptide, 5- hydroxytryptamine. Độc tố gây độc với tim có tác dụng ức chế cơ tim là độc tố S (là acidic, một protein không bị phân hủy bởi nhiệt), cơ chế tác dụng chưa rõ. Một số chất có tác dụng chống đông và đông máu. Một số chất gây co cơ trơn do có tác động lên hệ muscarinic. Người ta cho rằng trong nọc độc của rết cũng có một phức hợp độc tố – Lipid có tác dụng tương tự như độc tố của bọ cạp tạo thuận lợi cho việc hấp thu độc tố và làm cho nó ngấm vào tế bào dễ dàng. Ngoài ra còn có độc tố gây đau, sưng nề, độc với cơ, tan máu, độc tố gây hủy casein, gelatin và fibrinogen (casenolytic, gelatinolytic và fibrinogenolytic).

Phân loại:  Có 4 loài:

– Geophilomorpha (loài rết đất): thường nhỏ và không độc

– Scolopendromorpha (loài rết nhiệt đới hoặc rết khổng lồ)

– Scutigeromorpha (rết nhà): mảnh mai

– Lithobiomorpha (rết đá hoặc rết vườn)

Phân loại của nhóm Scolopendromorpha

Phân loài Tên thông thường Tác giả phân loại Mô tả
Scolopendra subspinipes subspinipes Rết nhiệt đới chân da cam hoặc rết rừng châu Á Leach, 1815 Thân màu nâu hoặc nâu đỏ, chân và đầu màu da cam; phân bố ở châu Á, châu Phi và Hawaii
Scolopendra subspinipes dehaani Rết đỏ Malaysia Brandt, 1840 Thân màu nâu đỏ, chân và đầu màu đỏ; phân bố ở Đông Nam Á
Scolopendra subspinipes mutilans Rết đầu đỏ Trung Quốc
  1. Koch, 1878
Thân màu đen, chân màu vàng và đầu màu đỏ; phân bố ở Trung Quốc và Nhật Bản
Scolopendra subspinipes japonica Rết Nhật Bản
  1. Koch, 1878
Thân màu nâu, chân có các sọc xanh-trắng; mới chỉ tìm thấy ở Nhật Bản
Xử lý rết cắn
Rết nhiệt đới

II. TRIỆU CHỨNG

Tất cả các loài rết đều có nọc độc, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào kích thước của chúng, số lần đốt (một lần hay nhiều lần)

-Triệu chứng tại chỗ: có 2 vết răng, từ nhẹ đến nặng như

+ Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.

+ Gây yếu cơ tại chỗ

+ Ngứa

+ Dị cảm

+ Phù

+ Nổi hạch

+  Có thể gây chảy máu nhưng thoáng qua.

– Triệu chứng toàn thân:

+ Thần kinh: Lo lắng, đau đầu, chóng mặt.

+ Tiêu hóa:  buồn nôn, nôn

+ Tim mạch: hồi hộp, mạch không đều, hạ HA, có thể thay đổi điện tâm đồ

+Thận: tiêu cơ vân, suy thận cấp

+ Các triệu chứng nặng sau khi bị rết cắn: Hội chứng Well: Nhồi máu cơ tim, tiêu cơ vân, suy thận

+ Miễn dịch: phán ứng quá mẫn type 3 biểu hiện:

Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

Thở nhanh, ho, đau họng

Viêm hệ bạch huyết, hạch to

Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,

Thời gian xuất hiện triệu chứng

Ngay sau khi bị cắn sưng đau sau đó giảm dần nhưng sưng có thể kéo dài 1-2 ngày. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày. Triệu chứng toàn thân nếu có kéo dài 4-5 giờ.

Phân loại mức độ

Nhẹ Trung bình Nặng
Đau tại chỗ Nôn Mạch không đều
Ngứa Buồn nôn Tụt HA
Phù Chóng mặt Viêm hệ thống bạch huyết
Sưng đỏ Đau đầu Hạch to
    Tiêu cơ vân, suy thận
Bị rết cắn phải xử lý như thế nào
Bị rết cắn phải xử lý như thế nào

III. XỬ TRÍ

Phần lớn rết cắn đều không cần vào viện, tuy nhiên nếu ngoài triệu chứng sung, đau tại chỗ còn có thêm các triệu chứng khác thì cho bệnh nhân nhập viện. Không tự ý điều trị bằng cây thuốc nam, hay các phương pháp truyền miệng dân gian.

 

Tương tự như với trường hợp xử lý khi bọ cạp đốt, điều trị chủ yếu là giảm đau, rửa sạch vết thương, tiêm phòng uốn ván, chăm sóc vết nhiễm trùng hoặc hoại tử da tại chỗ.

Không có huyết thanh kháng nọc

Khi bị rết cắn một vết chỉ cần ngâm trong nước ấm, cho uống kháng histamin và giảm đau là đủ

Khi bị nhiều vết cắn: cần thận trọng, đau nhiều sau cắn và có  những triệu chứng bất thường

 

1. Hồi sức: Đảm bảo chức năng tim mạch, hô hấp. Đặt nội khí quản (NKQ) khi cần

2. Giảm đau:

– Ngâm vùng bị cắn vào nước nóng, trường hợp không ngâm được ví dụ bị cắn ở ngực, bụng thì chườm nóng (độc tố sẽ bị nhiệt phân hủy). Chú ý không làm bỏng, nhiệt độ tối đa không quá 40-50oC. Một số người khuyến cáo ngâm cả hai chân để tránh gây ra bỏng do ngâm nước nóng quá lâu. Thời gian ngâm từ 15-20 phút, nếu trong quá trình ngâm mà không giảm đau thì nên ngừng ngâm, nếu giảm đau thì tiếp tục ngâm. Sau khi bỏ chân bị cắn ra khỏi nước nóng thì xuất hiện đau trở lại thì lại tiếp tục ngâm nước nóng có thể tới 2 giờ sau cắn. Một số nọc độc của rết có thể bị bất hoạt hoàn toàn, tuy nhiên tính ổn định của nọc rết với nhiệt độ của nước ngâm cũng chưa được nghiên cứu

– Dùng paracetamol và ngâm nước ấm phần lớn là đã đủ kiểm soát trong phần lớn các trường hợp bị rết cắn. Nếu đau nặng có thể cho dùng nhóm giảm đau opioid hoặc phong bế bằng lidocain

– Điều trị chống lo âu: với những bệnh nhân bị hoảng loạn (acute panic attack) sẽ không đáp ứng với các biện pháp ngâm nước nóng, cần tiêm diazepam tiêm bắp 5-10 mg. Một số trường hợp không đáp ứng với diazepam đôi khi phải dùng đến nhóm thuốc chống loạn thần (antipsychotic).

3. Ngứa tại vết cắn: bôi thuốc kháng histamin, mỡ corticoide hoặc dùng thuốc kháng histamin uống

 

4. Biện pháp loại bỏ chất độc:

– Da: sau khi bị cắn nên rửa bằng nước sạch với xà phòng hoặc nước sát trùng

– Nếu ăn phải con rết thì uống than hoạt không tác dụng. Nên nhịn ăn để có      thể nội soi

– Triệu chứng toàn thân: theo dõi và điều trị hỗ trợ

– Tim mạch:

+ Bất cứ bệnh nhân có triệu chứng cần được theo dõi về khả năng bị nhồi máu cơ tim do co thắt mạch vành, giảm huyết áp (HA) và nhiễm độc cơ tim do nọc độc

+ Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp tim, chức năng thận, ghi điện tâm đồ

– Kháng sinh dự phòng: không cần thiết. Nếu có nhiễm trùng thì mới dùng kháng sinh

– Các biện pháp tăng đào thải: không được khuyến cáo

5. Tiêm phòng uốn ván

IV. TIÊN LƯỢNG

Phần lớn rết cắn là lành tính, thường tự khỏi và hiếm khi để lại di chứng, thậm chí trong những trường hợp nặng bệnh nhân cũng hồi phục trong 2 ngày. Phản ứng muộn của type III thường là nhẹ và không cần điều trị. Nhiễm trùng thứ phát có thể gặp và có thể kéo dài nhiều tháng.

– Một bé 6 tháng sau khi nuốt phải một con rết đã xuất hiện triệu chứng tái nhợt, ngủ gà và nôn. Các triệu chứng lui dần sau 48 giờ.

– Ở Úc báo cáo 3 trường hợp nuốt rết nhưng không có triệu chứng gì. Một nghiên cứu 45 bệnh nhân bị rết cắn thấy triệu chứng thường gặp là đau trung bình, không có triệu chứng toàn thân.

– Một bệnh nhân 7 tuổi Philippines bị tử vong 29 giờ sau khi bị loài rết Scolopendra subspinipes  cắn vào đầu.

– Một bệnh nhân nữ 21 tuổi người Thái Lan bị tử vong do rết Scolopendra spp cắn vì trụy tim mạch và suy hô hấp. Ở 3 lần trước cô ta cũng bị rết cắn và lần thứ 3 cách lần cuối 9 tháng và chỉ bị phản ứng tại chỗ. Biểu hiện nặng đồng thời với biểu hiện dị ứng type IV.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Breno rate, Marcelo P, Bemquerer et al (2007), “ Venomic analyses of Scolopendra viridicornis nigra and Scolopendra angulata (centipede, Scolopendromorpha): shedding light on venoms from neglected group, Toxicon 49 (2007) 810-826
  2. Marilia B, Malta,Marcela S et al (2008), “Toxic activities of Brazilian centipede venoms”, Toxicon 52 (2008) 255-263

PGS. TS. Bế Hồng Thu

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Chẩn đoán và xử trí rết cắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/chan-doan-va-xu-tri-ret-can-142.html/feed 7 1977