Côn Trùng Đốt – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Sat, 03 Aug 2019 09:44:05 +0000 vi hourly 1 162709760 Dị ứng do côn trùng đốt https://yhocthuongthuc.net/di-ung-do-con-trung-dot.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=di-ung-do-con-trung-dot https://yhocthuongthuc.net/di-ung-do-con-trung-dot.html#respond Sat, 03 Aug 2019 09:44:05 +0000 https://suckhoequangninh.org.vn/?p=716 Vào thời điểm giao mùa xuân hạ có rất nhiều loại côn trùng sản sinh. Không cẩn thận vị côn trùng đốt nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng có thể dẫn đến tử vong. Côn trùng đốt gây dị ứng Các loại côn trùng thường cắn đốt người là ruồi, muỗi, ong, kiến, nhện, ve, rết, bọ chét, bò cạp, rệp… Chúng còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết… Vết cắn của côn trùng ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng

Bài viết Dị ứng do côn trùng đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Vào thời điểm giao mùa xuân hạ có rất nhiều loại côn trùng sản sinh. Không cẩn thận vị côn trùng đốt nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Côn trùng đốt gây dị ứng

Các loại côn trùng thường cắn đốt người là ruồi, muỗi, ong, kiến, nhện, ve, rết, bọ chét, bò cạp, rệp… Chúng còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết… Vết cắn của côn trùng ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên từ lông, ngòi của côn trùng hay từ vết cắn gây ra. Tuy nhiên, một số côn trùng có nọc độc nguy hiểm như ong, kiến… sẽ gây sốc phản vệ hoặc suy thận, suy gan cấp cho người bị cắn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí và cấp cứu kịp thời.

di-ung-do-con-trung-dot-2t

Biểu hiện:

– Côn trùng cắn hoặc đốt có thể gây các phản ứng trên da ngay lập tức. Kiến và ong đốt, nhện cắn thường gây đau, trong khí vết cắn do muỗi, nhện, ve, chấy, rận, bọ chét thường chét thường gây ngứa hơn là đau.

– Đau tại chỗ, đỏ da, sưng nề, có thể hoại tử vùng da bị cắn, đốt (vùng da bị chết do nọc độc, thường do một số loài nhện). Có những trường hợp dẫn đến nhiễm trùng (sưng nề lan rộng hơn, da đỏ đau tăng lên, có mủ, sốt). Cũng có thể có cảm giác bỏng rát, tê bì hoặc kim châm.

– Các biểu hiện dị ứng: có thể từ sẩn ngứa, đỏ da đến khó thở, tụt huyết áp (sốc). Có trường hợp dị ứng nặng và diễn biến nhanh dễ tử vong.

di-ung-do-con-trung-dot

Cách xử lý khi bị côn trùng đốt:

Nếu bị côn trùng bay vào mắt, không nên dụi mắt liên tục. Cách xử trí tạm thời là chớp mắt liên tục trong cốc nước sạch để dị vật (côn trùng) trôi ra, hoặc chườm lạnh, nhỏ nước mắt nhân tạo (hoặc nước muối sinh lý). Nếu mắt vẫn cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn nhòe, sưng đỏ hoặc sung huyết, cần đến ngay bệnh viện để khám chữa kịp thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực. Tuyệt đối không dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt vì rất nguy hiểm.

Khi bị đốt hãy rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối (3 – 4 lần/ngày), hoặc dùng nước muối đặc bôi lên chỗ bị đốt.

Nếu rát, ngứa ở da cũng rửa bằng nước muối – xà phòng để ngăn nổi phỏng nước, mụn mủ. Nếu là vết hồng ban dùng nước muối loãng 9% chấm 3 – 4 lần/ngày. Nếu đau rát nhiều, tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ nên đến các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh biến chứng.

Nếu bị ong, kiến đốt cần rửa sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới bệnh viện để được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin làm dịu, hoặc dán miếng dán hạn chế co mạch. Chữa trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu của nọc độc côn trùng, nhưng dùng thuốc gì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn điều trị.

TT

Bài viết Dị ứng do côn trùng đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/di-ung-do-con-trung-dot.html/feed 0 716
Bị rết cắn nên xử lý thế nào? https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html#comments Sun, 14 Jul 2019 14:27:30 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2391 Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất? Bị rết cắn độc như thế nào? Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể

Bài viết Bị rết cắn nên xử lý thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất?

Bị rết cắn độc như thế nào?

Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể gây đau đớn, nhức đầu, sốt, buồn nôn. Nếu nó là một con rết lớn thì thậm chí còn gây co giật và hôn mê. Bị rết cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.

Cách đây gần 1 năm, bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM đã xử lý một trường hợp bị rết cắn. Bố mẹ bé gái (11 tuổi) kể lại, lúc 23h đêm cả nhà đang ngủ thì nghe tiếng khóc thét của con. Sau khi kiểm tra thì phát hiện ra một con rết dài 30cm đang bò trong màn. Trên vai của bé có 2 vết thương sưng đỏ, bầm tím.

Rết may bố mẹ đã đưa bé gái đến bệnh viện kịp thời nên đã tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, nhồi máu cơ tim, suy thận, hoại tử, sốc phản vệ… Sau 1 ngày theo dõi điều trị, vết cắn bớt sưng, bé gái đã tỉnh táo và ăn uống được.

Nên xử lý như thế nào khi bị rết cắn?

Bị rết cắn có thể xảy ra bất ngờ, nếu bạn vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn. Việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó. Tiếp theo, bạn dùng nó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô). Việc làm này nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này, bạn mới tiếp tục điều trị bằng các bài thuốc khác.

Cách điều trị khi bị rết cắn

Khi bị rết cắn, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau. Nếu rết nhỏ cắn, không chứa chất độc. Bạn có thể áp dụng một số cách theo kinh nghiệm dân gian dưới đây:

– Lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương. Sau một thời gian ngắn chỗ bị rết cắn sẽ tự khỏi.

– Người dân tộc Dao sử dụng nước dãi của gà hoặc ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Chỉ sau khoảng 2 đến 3 lần thoa cơn đau sẽ được xoa dịu.

– Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn. Những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

– Lấy hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ và cho nước lọc vào để hòa tan. Sau đó chắt lấy nước cốt để uống, phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.

– Lấy một nắm rau sam rửa sạch, cho vào cối giã nát và đắp vào chỗ bị rết cắn.

– Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào. Sau đó, uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, bã thì đắp vào vết thương bị rết cắn.

– Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức. Mỗi ngày đắp từ 1đến 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Nếu 2 – 3 ngày bạn thấy vết cắn không khỏi mà ngày càng bị sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường. Như vậy có lẽ bạn đã bị nhiễm độc của rết. Lúc này nạn nhân phải được đưa đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời.  

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi bị rết cắn. Tuy nhiên, để đề phòng bị rết cắn, bạn nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng chúng sẽ không còn chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh nhằm mục đích tiêu diệt rết. Vào những cơn mưa đầu mùa rết thường bò ra mặt đất. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, bố mẹ thường xuyên nhắc nhở không đến những nơi ẩm ướt hay chọc phá rết. Khi ngủ cả người lớn và trẻ nhỏ phải mắc màn cẩn thận tránh trường hợp côn trùng chui vào màn gây nguy hiểm.

Bài viết Bị rết cắn nên xử lý thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html/feed 1 2391
Sơ cứu vết đốt do côn trùng https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/cuu-vet-dot-con-trung-442.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=so-cuu-vet-dot-do-con-trung https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/cuu-vet-dot-con-trung-442.html#respond Wed, 29 Apr 2015 15:13:05 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2125 Dấu hiệu và triệu chứng do côn trùng đốt là dấu hiệu của sự truyền nọc độc hay chất độc nào đó qua da. Nọc độc gây đau và đôi lúc kích ứng. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng phụ thuộc sự nhạy cảm của cơ thể với nọc côn trùng và số lần bị đốt. Phần lớn phản ứng do côn trùng đốt thường nhẹ, có thể gây nên một chút khó chịu, chút ngứa ngáy, cảm giác đau nhói và sưng nhẹ, mất đi trong một ngày hoặc hơn. Phản ứng muộn có thể gây nên sốt,

Bài viết Sơ cứu vết đốt do côn trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Dấu hiệu và triệu chứng do côn trùng đốt là dấu hiệu của sự truyền nọc độc hay chất độc nào đó qua da. Nọc độc gây đau và đôi lúc kích ứng. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng phụ thuộc sự nhạy cảm của cơ thể với nọc côn trùng và số lần bị đốt.

Phần lớn phản ứng do côn trùng đốt thường nhẹ, có thể gây nên một chút khó chịu, chút ngứa ngáy, cảm giác đau nhói và sưng nhẹ, mất đi trong một ngày hoặc hơn. Phản ứng muộn có thể gây nên sốt, phát ban, đau khớp và sưng hạch.

Bạn có thể phải trải qua cả hai loại phản ứng tức thì và phản ứng muộn. Chỉ một số nhỏ có phản ứng nguy hiểm (phản ứng phản vệ) với nọc côn trùng. Các dấu hiệu nguy hiểm bao gồm:

– Buồn nôn

– Sưng mặt

-Khó thở

-Đau bụng

– Hạ huyết áp, suy tuần hoàn (shock)

Vết đốt do ong, ong bắp cày, ong vàng và kiến lửa thường gây khó chịu nhất. Vết đốt do muỗi, ve, ruồi đốt, kiến, bọ cạp và một số loại nhện có thể gây phản ứng. Bọ cạp và kiến đốt thường rất nghiêm trọng. Mặc dù hiếm nhưng một số loài côn trùng cũng mang bệnh như vi rút phía Tây sông Nile, bệnh Lyme.

Với các phản ứng nhẹ

– Chuyển đến nơi ở an toàn tránh bị đốt.

– Lấy ngòi ra khỏi da phòng ngừa sự giải phóng thêm của chất độc vào cơ thể. Sau đó rửa với xà phòng và nước sạch.

– Chườm túi lạnh hoặc vải bọc đá để làm giảm đau và sưng.

– Dùng thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin,…), acetaminophen (Tylenol,…).

– Bôi kem làm giảm đau và giảm ngứa. Kem có chứa các thành phần như hydrocortisone, lidocaine, pramoxin giúp làm giảm đau. Các loại kem khác như nước xịt calamine hoặc các sản phẩm chứa chất keo bột yến mạch hoặc bột baking soda giúp giảm ngứa.

– Dùng thuốc kháng histamine có chứa diphenhydramine (Benadryl…) hoặc chlorpheniramine maleate (Chlor-Trimeton…)

Các phản ứng dị ứng có các triệu chứng sau: nôn nhẹ, co thắt ruột, tiêu chảy, vết đốt sưng có đường kính hơn 10 cm. Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng này.

Với các phản ứng nguy hiểm

Các phản ứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nhiều tới cơ thể hơn là vết đốt đơn thuần đồng thời có thể tiến triển rất nhanh chóng. Cần gọi cấp cứu hỗ trợ khi có các dấu hiệu sau:

– Khó thở

– Sưng môi hoặc họng

– Ngất xỉu

– Choáng váng

– Rối loạn tri giác

– Nhịp tim nhanh

– Phát ban

– Buồn nôn, chuột rút, nôn.

Cần ngay lập tức tiến hành những thao tác sau trong khi đợi cấp cứu:

1. Kiểm tra thuốc dị ứng nạn nhân có thể dùng được như epinephrine tự động (EpiPen, Twinject). Dùng thuốc theo chỉ dẫn bằng cách cắm thuốc tự động vào đùi và giữ vài giây. Sau đó mát xa nơi tiêm khoảng 10 giây để tăng cường hấp thu.

2. Nới lỏng quần áo chật sau đó đắp chăn cho bệnh nhân. Không uống bất cứ thứ gì.

3. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng tránh chất nôn hay máu từ miệng gây bít tắc đường thở.

4. Tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) khi không có dấu hiệu của tuần hoàn như thở, ho hoặc cử động.

Nếu bác sĩ chỉ định dùng epinephrine tự động, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và yêu cầu những thành viên khác trong gia đình đọc kĩ hướng dẫn này.

Nghiêm Huyền Trang[1]

Hoàng Thanh Tùng[2]

[1] HMU English Club

[2] Bác sĩ Nội trú K39 chuyên ngành Mắt, Đại học Y Hà Nội

Theo: Mayo Clinic

Bài viết Sơ cứu vết đốt do côn trùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/cuu-vet-dot-con-trung-442.html/feed 0 2125