Tìm Hiểu Về Chạy Thận Nhân Tạo

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chạy thận nhân tạo : Bệnh thận là căn bệnh gây đau đớn cho người bệnh một cách dai dẳng, không gây tử vong ngay, nhưng những biến chứng mà căn bệnh này gây ra thì không hề đơn giản. Một trong số đó là căn bệnh suy thận. Khi suy thận trở nên trầm trọng, ở những giai đoạn cuối thì việc chữa trị gần như không có tác dụng. Lúc này giải pháp duy nhất có thể cầm cự sự sống cho bệnh nhân đó là sử dụng chạy thận nhân tạo.

Chạy thận nhân tạo tức là sử dụng máy lọc chất thải, muối và chất lỏng từ máu khi thận không còn đủ sức khỏe để làm công việc này nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Chạy thận nhân tạo là cách phổ biến nhất để điều trị suy thận vĩnh viễn tiên tiến. Chạy thận nhân tạo thường là cần thiết khi có chỉ 10 đến 15% của chức năng thận. Chạy thận nhân tạo có thể giúp công việc của thận bằng cách kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các hóa chất khác nhau.

Theo đánh giá khoa học, việc chạy thận nhân tạo đòi hỏi phải theo một lịch trình điều trị nghiêm ngặt, dùng thuốc thường xuyên, và thường xuyên thực hiện các thay đổi trong chế độ ăn uống.
Tìm hiểu về chạy thận nhân tạo
Tìm hiểu về chạy thận nhân tạo

Khi nào thì bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo ?

Để xác định việc một bệnh nhân có phải chạy thận nhân tạo hay không thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chuẩn đoán và xác định nên bắt đầu chạy thận nhân tạo dựa trên các yếu tố sức khỏe tổng thể, chức năng thận qua các xét nghiệm máu và nước tiểu, các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh…

Thông thường, chạy thận nhân tạo chỉ được bắt đầu trước khi thận không hoạt động tại một số điểm gây biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Khi lọc máu chu kỳ thì ure, creatinin, axit uric sẽ được giảm xuống mức an toàn sau kỳ lọc, muối Na, K cũng được điều chỉnh tốt… Người bệnh sẽ thấy thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn và khỏe dần ra. Nhưng lọc máu cũng chỉ giải quyết được một số rối loạn cơ bản sau kỳ lọc 1- 2 ngày sau đó lại tăng nên phải lọc 3 lần/tuần.

Những ngày không lọc máu người bệnh bị thiểu niệu nên kali máu dễ tăng, còn natri và nước bị tích lại gây tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến phù và tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo, mọi người cũng cần chú ý theo những nguyên tắc cơ bản là năng lượng cao, giàu chất đạm, giàu canxi, hạn chế nước, ít natri, ít kali, ít phosphat, đủ vitamin.

Related Posts

Add Comment