Bác sĩ nội trú – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Wed, 25 Dec 2019 03:23:14 +0000 vi hourly 1 162709760 Đi lâm sàng Y3 – những điều cần biết https://yhocthuongthuc.net/di-lam-sang-y3-nhung-dieu-can-biet.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=di-lam-sang-y3-nhung-dieu-can-biet https://yhocthuongthuc.net/di-lam-sang-y3-nhung-dieu-can-biet.html#respond Wed, 25 Dec 2019 03:19:27 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3161 Kỳ 1 sắp kết thúc và chuẩn bị bước chân vào kỳ II. Kỳ tới này các em bắt đầu đi lâm sàng làm quen học lâm sàng trên viện buổi chiều sẽ phải về khoa học các môn khác và 1 tuần sẽ có khoảng 1 đến 2 buổi trực 12 tiếng, anh tin rằng sẽ bước đầu các em sẽ gặp những khó khan nhất định, sẽ không biết tiếp cận bệnh nhân như thế nào, rất ngại và sợ hỏi bệnh, không dám xin thăm khám và viết bệnh án sẽ khá ngu ngơ, và sẽ rấttttt

Bài viết Đi lâm sàng Y3 – những điều cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Kỳ 1 sắp kết thúc và chuẩn bị bước chân vào kỳ II. Kỳ tới này các em bắt đầu đi lâm sàng làm quen học lâm sàng trên viện buổi chiều sẽ phải về khoa học các môn khác và 1 tuần sẽ có khoảng 1 đến 2 buổi trực 12 tiếng, anh tin rằng sẽ bước đầu các em sẽ gặp những khó khan nhất định, sẽ không biết tiếp cận bệnh nhân như thế nào, rất ngại và sợ hỏi bệnh, không dám xin thăm khám và viết bệnh án sẽ khá ngu ngơ, và sẽ rấttttt rất mệt sau mỗi buổi trực bởi đây là lần đầu các em đi lâm sàng. Nhưng đừng sợ hãy mạnh mẽ lên xông pha đi hỏi bệnh khám, và trò chuyện với bệnh nhân các em sẽ thấy lâm sàng thật thú vị, gặp cái gì không biết thì hỏi các bạn trong nhóm, các bạn Y Hà Nội, hoặc các anh chị nội trú hoặc là các anh chị khóa trước, hoặc thậm chí là bác sĩ điều trị của bệnh nhân hoặc các anh chị cao học mọi người sẽ đều chỉ và hướng dẫn nhiệt tình cho các em. Chỉ sợ là các em lười nhác như anh ngày xưa mắc “hội chứng hành lang” thôi. Tản mạn thế thôi vào vấn đề chính nhá.

I. Đi lâm sàng cần chuẩn bị gì?

1. Áo blouse
2. Ống nghe, bắt buộc phải có
Con nhà có điều kiện, có tiền thì mua ống nghe của littmann hoặc ADC ý, nó vào khoảng 1.5 triệu đến hơn 3 triệu 1 cái tùy loại. Đương nhiên đắt tiền dễ bị mất
Ít tiền hơn thì mua spirit khoảng 400k – hơn 1 triệu gì đó.
Không có tiền thì tối thiểu cũng nên mua cái ống nghe alpk2 nó vào khoảng loanh quanh 250k gì gì đó
3. 1 cuốn sổ ghi + bút
Tốt nhất là cuốn notebook A5 hoặc A6 cho tiện bỏ túi áo
4. Đèn soi đồng tử 
Có cũng đc mà không cũng đc vì có thể dùng thay bằng đèn flash điện thoại
5. Thước dây

Cái thước 1m50 mà hay dùng đo khi may quần áo ý, đi cơ xương khớp sẽ dùng và học nhi sẽ dùng nhưng rất ít dùng

6. Búa phản xạ
Ad nghĩ là mỗi em nên mua 1 cái. Bọn anh lười và quên không mang thường dùng ống nghe gõ. Búa này rất nghiếu loại, có điều kiện thì mua loại xịn, không có điều kiện thì mua loại búa 30-40k cũng chả sao
7. Nên đi cross hoặc giày hoặc dép quai hậu nhé.
Đi tổ ong không ai cấm nhưng hơi thô thiển (đôi khi một số bác sĩ sẽ ko thích)
8. Ăn mặc
Sao cho tóc tai, quần áo gọn gàng, đừng luộm thuộm quá bệnh nhân họ nhìn thấy họ sợ họ đuổi đấy

II. Tài liệu cần gì?

Có nhiều nguồn tài liệu lắm phong phú, lên mạng gõ là ra hết, cả ngoại văn lẫn tiếng việt…Nhưng cơ bản trường ta vẫn theo sách của Y Hà Nội. Hy vọng rằng các năm tới trường mình sẽ có sách riêng. Một số tài liệu mà y3 cần có
1. Bộ sách triệu chứng học của Y Hà Nội gồm 2 tập nên mua sách gốc cho hình ảnh sinh động
2. Bệnh học nội Y Hà Nội gồm 2 tập (nên mua để đọc trước cũng được)
3. Những kỹ năng y khoa của Y Hà Nội
4. Ngoài ra có thể lên youtube xem các bài giảng của các trường khác nhé, đặc biệt là của các thầy cô Y Hà Nội…J J
5. Sách Cơ Chế Triệu Chứng nên đọc các em ạ

III. Học thế nào?

Mỗi sáng các khoa đều có giao ban mỗi ngày. Đi lâm sàng, theo như mình thấy thì bên nội nghe giao ban không giúp ích được các bạn nhiều mà có khi vào các bạn còn bị đuổi ra nên không nhất thiết phải nghe giao ban trừ một số khoa bắt buộc.
Cái chủ yếu cốt lõi của y3 là khám và phát hiện triệu chứng. Phân biệt đc các triệu chứng với nhau. Chẳng hạn nghe phổi thì phải phân biệt được đâu là tiếng rale rit đâu là rale ngáy, đâu là tiếng rale nổ đâu là tiếng rale ẩm.
Khám thế nào thì tiền lâm sàng các em học rồi, quên thì search bài giảng trên youtube xem và đọc lại sách những kỹ năng y khoa nhé. Tất nhiên đi lâm sàng các em sẽ đc các thầy giảng lại nhưng đọc lại không thừa đâu… 
Vì hầu hết chúng ta đều đi lâm sàng mỗi khoa một tuần nên học sẽ không kịp đâu các em ạ. Vì thế hãy chia mục tiêu học ra từng ngày trong tuần. Chẳng hạn tuần này đi hô hấp chia ra: hôm nay mục tiêu là hội chứng 3 giảm thì tìm tất cả những người tràn dịch màng phổi mà hỏi bệnh và xin phép khám, và khám toàn thân chứ không phải là chỉ khám mỗi phổi nhé. Khám xong có thể ra tra sách lại hoặc thảo luận với bạn cùng khám với mình xem mình khám thiếu gì không. Và một điều quan trong là phải tìm hiểu cơ chế của triệu chứng đó là gì nhé…
Hỏi bệnh, thực ra mình trước đây rất ngại khoản này, do không đọc trước sách ở nhà nên mỗi khi đứng trước bệnh nhân mặt đực ra và không biết hỏi cái gì, hoặc hỏi cái nọ lại quên cái kia… cho nên trước khi hỏi bệnh thì bạn nên đọc trước bài 1-2 lần và đi hỏi và khám nhé, khám xong lại xem lại sách xem mình phát hiện đủ triệu chứng chưa nhé
Tiếp đến là làm bệnh án, mình cá rằng các bạn cũng như mình ngày xưa yếu khoản này lắm, không biết trình bày bệnh sử thế nào, tóm tắt ra làm sao, nên khi đi lâm sàng cố gắng làm bệnh án nhờ các anh chị nội trú, các anh chị khóa trước, hoặc y6 sửa cho trong những đêm trực nhé. Mẫu trên mạng cũng có đấy các bạn search google nó cũng ra chẳng hạn ”bệnh án tràn dịch màng phổi” là nó ra cả núi ý
Trực không phải là đến ngồi chơi, đọc sách nhá mà hãy cố gắng đến sớm 1 chút, nắm các bệnh nhân theo dõi bệnh nhân mới vào, khám và hỏi bệnh một số bệnh nhân mà mục tiêu hôm đó các em muốn học, xong sau đó đi buồng cùng với bác sĩ có gì không rõ em có thể hỏi lại ngay, chẳng hạn khi nghe phổi bệnh nhân em có thể đặt ống nghe cùng và hỏi lại cô xem cô nghe thấy gì em nghe có giống cô không? Không giống hay thiếu cái gì thì cố gắng nghe lại. (Các bạn nên chú ý đên trực hầu như là lúc học đc nhiều nhất, vì bệnh nhân mới dễ tính dễ hỏi và khám và các anh chị nội trú và bác sĩ trực có thời gian để giải thích cho bạn). Những bạn nào quan hệ tốt có thể xin bám theo bác sĩ nào đó để học và trực thêm, sẽ học đc rất nhiều.
Cố gắng có thời gian thì đi hỏi bệnh nhá, đừng có đứng hành lang, cầu thang bàn tán chuyện phiếm rồi hỏi cái gì cũng không biết thì trách ai. Nếu thế thì ở nhà mà ngủ còn ngon hơn… Bọn này đông và hung hãn lắm, chắc gần nửa lớp chứ không ít, càng y lớn càng nhiều, như anh chẳng hạn… 
Điểm thì lâm sàng 20-30% tổng điểm , thường xuyên 10-20%. Bài cuối kỳ 60% số điểm thi lý thuyết. Ăn nhau là bài thi lý thuyết nên điểm cao hơn nhau ăn thua chủ yếu là bài thi lý thuyết cuối kỳ nhé. Nhưng đừng vì điểm lý thuyết mà bỏ lâm sàng là điều cấm kỵ nhé, thà lý thuyết bình bình mà lâm sàng tốt còn hơn vạn lần lý thuyết điểm cao mà méo biết lâm sàng. Lâm sàng nó xương sống của bác sĩ các em ạ, bác sĩ mà lâm sàng không biết gì thì cũng vứt đi nhé.

Lời khuyên

– Cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh với các bạn bè trong và ngoài trường nhá. Mặc dù đi lâm sàng sẽ có người nói này người nói nọ là điều không thể tránh nhưng người tốt rất nhiều nên cô gắng nhé, NGÀY MAI CÁC EM SẼ RA THẾ NÀO LÀ KẾT QUẢ CỦA NỖ LỰC NGÀY HÔM NAY CỦA CÁC EM NHÉ
– Đi lâm sàng các bạn Y Hà Nội thường sẽ tốt hơn các em nên cố gắng học hỏi và trao đổi thêm ở các bạn nhé. Đừng quá tự cao tỏ vẻ biết rồi, nó không biết mà coi thường nó, vì có thể em biết cái này nhưng cái khác em không biết bạn lại biết rõ em ạ
– Trường các bạn gảng lâm sàng các em quen bạn nào thì cố gắng vào nghe ké giảng lâm sàng nhá, đuổi thì ra thôi, hơi quê một tý, nhưng học được thêm tý nào hay tý đấy…:v Ngày xưa anh chuyên đi nghe ké đấy.
– Tuyệt đối không gải thích bệnh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nếu bệnh nhân hỏi hãy nói với bệnh nên hỏi bác sĩ điều trị của mình sẽ chính xác..
Hiện tại thì chất lượng giảng viên trường mình đã tốt lên rất nhiều so với xưa nên các em đừng lo lắng nhé, đôi khi các bạn trường khác thấy mà cũng phải ganh tỵ. Mà chả đâu xa bọn anh quay lại Bạch Mai học cũng thấy thật ganh tỵ với các em…
Nhớ rằng các anh chị luôn đồng hành và luôn giúp đỡ các em ngay khi các anh chị có thể…
Cuối cùng cám ơn các em đã đọc bài, chúc các em học tốt.
Nguồn: Đề Cương & Đề thi SMP

Bài viết Đi lâm sàng Y3 – những điều cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/di-lam-sang-y3-nhung-dieu-can-biet.html/feed 0 3161
Bacsinoitru nơi cung cấp kiến thức y khoa mới, đầy đủ, chuẩn xác nhất https://yhocthuongthuc.net/bacsinoitru-noi-cung-cap-kien-thuc-y-khoa-moi-day-du-chuan-xac-nhat.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bacsinoitru-noi-cung-cap-kien-thuc-y-khoa-moi-day-du-chuan-xac-nhat https://yhocthuongthuc.net/bacsinoitru-noi-cung-cap-kien-thuc-y-khoa-moi-day-du-chuan-xac-nhat.html#respond Fri, 16 Aug 2019 10:54:40 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2949 bacsinoitru là chuyên trang ra đời với mong muốn mang lại những kiến thức y khoa bổ ích. Để từ đó mọi người trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Đồng thời, tìm được giải pháp chữa trị bệnh hiệu quả. Cung cấp thông tin uy tín về mọi căn bệnh Bacsinoitru được thành lập từ rất lâu, nó được xem là trang web y học nổi tiếng nhất hiện nay. Bị đau bệnh, cơ thể không khỏe mạnh là trải nghiệm vô cùng tồi tệ. Đó là điều mà bất cứ ai cũng lo sợ nếu mình

Bài viết Bacsinoitru nơi cung cấp kiến thức y khoa mới, đầy đủ, chuẩn xác nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
bacsinoitru là chuyên trang ra đời với mong muốn mang lại những kiến thức y khoa bổ ích. Để từ đó mọi người trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Đồng thời, tìm được giải pháp chữa trị bệnh hiệu quả.

Cung cấp thông tin uy tín về mọi căn bệnh

Bacsinoitru được thành lập từ rất lâu, nó được xem là trang web y học nổi tiếng nhất hiện nay. Bị đau bệnh, cơ thể không khỏe mạnh là trải nghiệm vô cùng tồi tệ. Đó là điều mà bất cứ ai cũng lo sợ nếu mình phải trải qua. Tuy nhiên, trong cuộc đời, quy trình sinh – lão – bệnh – tử luôn xuất hiện tuần tự với mỗi người.

Dù bạn có chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt đến đâu. Một ngày nào đó cũng có lúc bất chợt bạn không may mắc phải một căn bệnh cần chữa trị. Đau ốm chắc chắn không ai mong muốn, nhưng khi mắc phải căn bệnh nào đó rồi. Mọi người sẽ đều ước ao nhanh trị khỏi bệnh để tiếp tục cuộc sống với cơ thể khỏe mạnh nhất. Một căn bệnh muốn trị khỏi, phải trị tận gốc từ nguyên nhân chứ không thể điều trị dấu hiệu qua loa.

Trong khi đó trên thị trường với các cơ sở khám chữa bệnh mọc lên ở mọi nơi. Thông tin báo chí về những bác sĩ chưa có bằng cấp, kinh nghiệm khám chui, tự bắt mạch, kê đơn làm nhiều người hoang mang. Khi người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thông tin về căn bệnh của mình. Lên internet tìm kiếm lại tá hỏa vì các thông tin về một căn bệnh, nhưng mỗi trang lại kèm quảng cáo về cách chữa trị khác nhau. Người bệnh đành ngậm ngùi chán nản vì không tìm được thông tin mình muốn. Thấu hiểu được những khó khăn, nỗi lòng đó mà bacsinoitru đã ra đời.

Giải đáp mọi thắc mắc về các căn bệnh

Bacsinoitru là kênh thông tin chính thống về các căn bệnh và cách chữ trị trung thực, chính xác nhất. Đến với trang web này bạn có thể an tâm về kiến thức y khoa được soạn thảo và đăng tải. Đó là tổng hợp những kiến thức chuyên môn được các bác sĩ đầu ngành chia sẻ. Những căn bệnh với cách chữa trị tốt nhất, chuẩn xác nhất để áp dụng khi mắc phải. Thế giới internet với nhiều nguồn thông tin về các căn bệnh đúng sai lẫn lộn. Do đó, mọi người cần phải chủ động tìm hiểu, để có những khái niệm rõ rệt về căn bệnh mình mắc phải. Hãy tự biến mình thành một người đọc thông minh, biết chọn lọc kiến thức.

Bacsinoitru không chỉ trở thành một người bạn đáng tin cậy của riêng người bệnh. Mà đây còn là trang tin tức uy tín bất cứ ai cũng có thể đến, ghé qua và tìm hiểu. Bởi tham khảo và trang bị kiến thức về y khoa, sức khỏe không bao giờ là thừa. Nó sẽ giúp bạn tự bảo vệ sức khỏe bản thân và đề phòng các căn bệnh đang rình rập xung quanh. Ngoài những thông tin kiến thức y khoa được cập nhật hàng ngày, mới nhất. Bạn hoàn toàn có thể gửi thắc mắc của cá nhân mình về vấn đề đang gặp phải cho chúng tôi. Các chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của bacsinoitru sẽ giải đáp mọi thắc mắc chính xác trong thời gian sớm nhất!

Bài viết Bacsinoitru nơi cung cấp kiến thức y khoa mới, đầy đủ, chuẩn xác nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bacsinoitru-noi-cung-cap-kien-thuc-y-khoa-moi-day-du-chuan-xac-nhat.html/feed 0 2949
Bạn sẽ là một bác sĩ! https://yhocthuongthuc.net/ban-se-la-mot-bac-si.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ban-se-la-mot-bac-si https://yhocthuongthuc.net/ban-se-la-mot-bac-si.html#respond Sun, 07 Jul 2019 02:19:33 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2356 “ Mình vẫn chưa phải là bác sĩ”, đấy là điều tôi vẫn thường tự nhủ kể từ ngày bước những bước đi đầu tiên tại trường Đại học Y Hà Nội. Cho đến giờ tôi vẫn luôn giữ bên mình câu nói ấy như một động lực thúc đẩy mỗi khi nản lòng. Vượt qua kì thi đại học cam go, một cuộc chiến thực sự và xuất sắc để được có mặt tại ngôi trường này, tất cả các em đều có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được. Nhưng từ giờ phút này, mỗi

Bài viết Bạn sẽ là một bác sĩ! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
“ Mình vẫn chưa phải là bác sĩ”, đấy là điều tôi vẫn thường tự nhủ kể từ ngày bước những bước đi đầu tiên tại trường Đại học Y Hà Nội. Cho đến giờ tôi vẫn luôn giữ bên mình câu nói ấy như một động lực thúc đẩy mỗi khi nản lòng.

Vượt qua kì thi đại học cam go, một cuộc chiến thực sự và xuất sắc để được có mặt tại ngôi trường này, tất cả các em đều có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được. Nhưng từ giờ phút này, mỗi chúng ta đều lại trở về vạch xuất phát, cùng một điểm đi, chúng ta đều được trang bị những kiến thức như nhau, và sau sáu năm ta sẽ có câu trả lời cho vị trí mà ta đang đứng.

… Những khoảng thời gian bắt đầu tại ngôi trường này quả thật khó khăn. Cách học mới, môn học mới, lớp học mới, những người bạn mới, tất cả đều bỡ ngỡ. Những áp lực khiến chúng ta dễ dàng bỏ cuộc. Tôi đã từng trải qua cái cảm giác muốn buông xuôi từ từ sau khi đã leo lên được đến một đỉnh cao để rồi nhận được một cú ngã rất đau. Nhưng đó là điều tôi tự mang lại cho mình. Lời nhắn nhủ từ chính thực tế bản thân, tôi mong các em có một lập trường bản lĩnh, để không sợ hãi, và buông tay khỏi thanh gươm của mình trong cuộc chiến mới.

Chọn học ngành Y, các em đã chọn cho mình một con đường đi thật khó. Chọn học ngành Y, các em sẽ muốn đem tất cả kiến thức và trí tuệ của một con người, để cứu nhiều người. Chọn học ngành Y, là làm quen và đối mặt với những vất vả, và vất vả hơn nữa về sau. Rồi khi các em tìm được cho mình một tình yêu với nghề nghiệp này, tự khắc những mệt mỏi cũng sẽ nhẹ nhàng dần đi. Áp lực nối tiếp áp lực, khi có những động lực của tình yêu nghề nghiệp, nó giống như niềm vui thích mong muốn được trải nghiệm, được khám phá, được vượt qua những thử thách mới.

Nhưng chúng ta không phải là những bác sĩ khô khan với khuôn mặt ngày ngày ẩn sau những chiếc khẩu trang kín mít. Một bác sĩ, cũng có thể đứng trên sân khấu và hát như một ca sĩ. Một bác sĩ, cũng có thể làm thơ, làm văn như văn thi sĩ. Một bác sĩ, cũng có thể múa bài quyền như một võ sĩ. Như vậy, hình ảnh bác sĩ không chỉ gắn với màu áo trắng Blouse hay chữ thập đỏ, hình ảnh người bác sĩ gắn với mọi người dân. Vậy nên bên cạnh việc học chuyên môn cho tốt, các em hãy cố gắng tham gia các hoạt động ngoại khóa có thể, hãy bay nhảy, và thể hiện bản thân cả trên những lĩnh vực khác nữa.

“ Mình vẫn chưa phải là bác sĩ”, có lẽ lời tự nhắc này sẽ tiếp tục cùng tôi đi hết sáu năm đại học cho đến lúc ra trường. Nhưng tôi cũng như các em, khi chúng ta đang ngồi trên giảng đường của trường Đai học Y Hà Nội, ta có một quyết tâm, quyết tâm lớn lao rằng:” Mình sẽ là bác sĩ, một bác sĩ có tài và có tâm.”

 

Pu Tuấn-HMU Xpress

Bài viết Bạn sẽ là một bác sĩ! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/ban-se-la-mot-bac-si.html/feed 0 2356
Tôi yêu Y Hà Nội https://yhocthuongthuc.net/toi-yeu-y-ha-noi.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=toi-yeu-y-ha-noi https://yhocthuongthuc.net/toi-yeu-y-ha-noi.html#respond Sun, 07 Jul 2019 01:18:58 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2352 Tôi yêu những khu giảng đường chẳng khi nào ngớt bóng sinh viên. Tôi yêu những giờ giảng thầy trò cặm cụi bên sách bút, chật chội là thế, có những khi phải ngồi ghế dọc đường đi nghe giảng nhưng tinh thần học tập vẫn rất hăng say. Tôi yêu những cơn mưa bất chợt ướt hàng cau già, yêu những chú ốc sên mùa thu cặm cụi leo theo gốc cau lên ngang mức tầng hai ở giữa khuôn viên Hồ Đắc Di. Tôi yêu những chùm hoa phượng rực lửa, có gì đó buồn, có già đó

Bài viết Tôi yêu Y Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Tôi yêu những khu giảng đường chẳng khi nào ngớt bóng sinh viên. Tôi yêu những giờ giảng thầy trò cặm cụi bên sách bút, chật chội là thế, có những khi phải ngồi ghế dọc đường đi nghe giảng nhưng tinh thần học tập vẫn rất hăng say. Tôi yêu những cơn mưa bất chợt ướt hàng cau già, yêu những chú ốc sên mùa thu cặm cụi leo theo gốc cau lên ngang mức tầng hai ở giữa khuôn viên Hồ Đắc Di.
Tôi yêu những chùm hoa phượng rực lửa, có gì đó buồn, có già đó man mác vào những ngày cuối năm học ở khu giảng đường A3.
Tôi yêu màu tím da diết nhớ nhung của hoa ban trải ven nhà thi đấu và những hàng cây đổ bóng sau nhà A1.
Tôi yêu cái cầu thang màu vàng zích zắc của khu giảng đường B1, mỗi lần đứng trên tầng cao nhất của nó ngắm nhìn vườn cây bên cạnh khu giảng đường Hồ Đắc Di, thấy cảm giác gì đó thân quen và gắn bó như một mái nhà.
Tôi yêu sân bóng rộng mênh mông luôn nhộn nhịp những tiếng ồn ào tụ họp của sinh viên khắp nơi, luôn sôi động mỗi mùa tranh giải của sinh viên Y Hà Nội.
Tôi yêu vườn cây xỏa bóng sau khuôn viên nhà A1 lúc nào cũng có bóng sinh viên cặm cụi đọc giáo trình, và nhộn nhịp khi dòng người qua lại đi bộ mỗi khi chiều ngả bóng.
Tôi yêu gốc liễu già mà nay không còn nữa, mỗi giờ thực tập hóa năm nhất, từ phòng thực tập nhìn ra ô cửa sổ, luôn thấy những cành liểu rủ một màu xanh thân quen đến lạ lùng.
Tôi yêu sân bóng rổ những ngày thu, lá vàng rụng trải thảm khắp sân E1 E2, và những buổi chiều lúc nào cũng náo nhiệt ồn ào bóng người say mê bên trái bóng rổ.
Tôi yêu hành lang trước nhà B3, mỗi buổi trưa ngồi đó, thấy cả gió lộng thu vào tầm mắt, thấy cuộc đời bình lặng và còn nhiều lắm những thứ để yêu thương khi ngắm nhìn ngày ngày luôn có hai ông bà nắm tay nhau cùng đi bộ trước B3.
Tôi yêu bức tượng đồng của bác sĩ Hồ Đắc Di trong nhà A1, bức tượng ở đó, như nhắc nhở mỗi sinh viên Y hãy noi theo tấm gương của một người thầy, một người cha tài năng về cả y thuật và y đức.
Tôi yêu những phút lang thang cùng bạn bè trong tổ nhâm nhi ly trà chanh và đĩa hướng dương ở ngay cổng trường, chỉ thế thôi nhưng thấy sao tình bạn thân thương đến thế.
Tôi yêu con phố Tôn Thất Tùng luôn nhộn nhịp người qua lại, những ngõ nhỏ với những quán đồ lưu niệm tấp nập người qua lại, những quán cà phê teen lãng mạn, những hàng bỏng đủ màu náo nức người mua kẻ bán.
Nhưng có lẽ lớn hơn cả là tình yêu của tôi với thầy cô tôi, bạn bè tôi, có những giọt mồ hôi, có những mái tóc đã điểm bạc, có những sự hi sinh đến thầm lặng khuất sau ước mong và tâm nguyện trồng người để đào tạo nên những y bác sỹ phục vụ nhân loại. Đó còn là tình yêu với những người bạn của tôi, những người đã cùng nhau gắn bó, cùng chia chung những nỗi buồn, san sẻ giúp đỡ nhau trong học tập và mang cho nhau những nụ cười tỏa nắng khi bạn bè bên nhau.
Ở đâu đó trong trái tim bạn, ở đâu đó trong trái tim tôi và ở đâu đó trong trái tim mỗi chung ta, luôn có một tình yêu luôn rực cháy và không ngừng nghỉ, luôn có một dòng chảy yêu thương tiếp nối những thế hệ sinh viên trong suốt 109 năm qua, chúng ta yêu Y Hà Nội, trong quá khứ, trong hiện tại và cả mãi mãi về sau.
_Bùi Trần Anh Thư_

Bài viết Tôi yêu Y Hà Nội đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/toi-yeu-y-ha-noi.html/feed 0 2352
Là cảm giác của điều có ý nghĩa hơn https://yhocthuongthuc.net/la-cam-giac-cua-dieu-co-y-nghia-hon.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=la-cam-giac-cua-dieu-co-y-nghia-hon https://yhocthuongthuc.net/la-cam-giac-cua-dieu-co-y-nghia-hon.html#respond Sun, 07 Jul 2019 01:13:34 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2348 Mẹ hỏi con về lần đầu tiên đi học ở bệnh viện. Chẳng lẽ con nói về sự bất lực của thầy thuốc và nỗi sợ hãi bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào, với bất kỳ ai? Chẳng lẽ con nói về những gương mặt thều thào, những đôi mắt nhắm nghiền, tiếng giọt truyền lạnh lẽo…. Chẳng lẽ con nói về nơi mà mùi thuốc kháng sinh, thuốc sát khuẩn, mùi hắc nồng của những chai thuốc đắng luôn luôn thường trực và phảng phất.   Con không muốn Người lo lắng và đôi mắt

Bài viết Là cảm giác của điều có ý nghĩa hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Mẹ hỏi con về lần đầu tiên đi học ở bệnh viện. Chẳng lẽ con nói về sự bất lực của thầy thuốc và nỗi sợ hãi bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào, với bất kỳ ai?
Chẳng lẽ con nói về những gương mặt thều thào, những đôi mắt nhắm nghiền, tiếng giọt truyền lạnh lẽo….

Chẳng lẽ con nói về nơi mà mùi thuốc kháng sinh, thuốc sát khuẩn, mùi hắc nồng của những chai thuốc đắng luôn luôn thường trực và phảng phất.
 
Con không muốn Người lo lắng và đôi mắt Người ái ngại nhìn con gái bé bỏng đi theo niềm tin mong manh của nó.

Thế nên con muốn nói về niềm hy vọng sáng bừng đôi mắt người vợ trẻ, chồng chị bị K gan giai đoạn cuối.

Về giọng nói bi bô của em bé Thái Nguyên bị tai nạn chấn thương sọ não trên đường về quê ngoại Nghệ An. Em khoe con: em rất ngoan và học giỏi.

Con muốn nói về những bóng dáng blouse trắng tất tả chạy dọc hành lang bệnh viện, trán lấm tấm mồ hôi, về niềm tin về một thế hệ bác sỹ không hách dịch và tận tụy.

Về sự nỗ lực không ngừng mà con muốn có, để bất kỳ lúc nào quay lại con cũng không thấy hối tiếc và do dự.

Đôi khi chia sẻ là một điều thật sự khó khăn, vì con không muốn những người con yêu thương phải muộn phiền, và con muốn mình mạnh mẽ, biết bao nhiêu.

Anh hỏi em “học Y vất vả lắm phải không em?”

Anh làm sao biết được? Cảm giác trống rỗng khi đối diện với nỗi sợ hãi mơ hồ, cảm giác không thực sự nắm bắt được điều gì cả, những điều ta biết TA BUỘC PHẢI BIẾT.

Làm sao anh biết được cảm giác khi nhìn vào đáy mắt tuyệt vọng của một gương mặt xa lạ, khi họ kiếm tìm niềm tin trong mắt ta bối rối?

Nên em cũng chỉ biết mỉm cười cho rằng nghề nghiệp nào cũng có khó khăn, rằng em tin phần nào về Số phận, về con đường mà một phép mầu đã mang em tới. Em tin.

Em thích kể về ngôi trường yên bình lặng lẽ, nơi ngày ngày hàng trăm bác sỹ tương lai tất tả đi về, thích hàng cây xanh thỉnh thoảng nở hoa tím biếc, mùi thơm dịu dàng của những cành lộc vừng mùa hè.

Em muốn cho anh biết về những trang sách của em, nơi niềm hy vọng về cuộc sống bắt đầu và tiếp lửa qua bao thế hệ.


Em muốn kể về những buổi trực cấp cứu của em, nơi em cảm nhận được sự kết nối của con người trong hoạn nạn, về niềm tin và tình yêu em đã thấy trong mắt những người xa lạ. Để rồi em thấy xấu hổ cho những nỗi buồn vô cớ của mình và những giây phút em đã mong muốn được đắm chìm trong nỗi buồn ấy.

Hít một hơi thật sâu…. Sẽ làm, sẽ học thêm nhiều thứ, sẽ tận hưởng cuộc sống từng ngày, sẽ sống và yêu hết mình, trước khi quá muộn. Không đến mức muốn thay đổi thế giới, nhưng sẽ làm từng điều nhỏ có ý nghĩa cho người khác thay vì quan tâm đến cảm giác của bản thân quá nhiều.

Tự hứa sẽ sống can đảm và trách nhiệm. Vì màu Blouse trên vai.

Tác giả bài viết: Trần Anh Thơ

Bài viết Là cảm giác của điều có ý nghĩa hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/la-cam-giac-cua-dieu-co-y-nghia-hon.html/feed 0 2348
Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html#respond Thu, 30 Jul 2015 02:46:09 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2201 Sản phụ L.T.V, nữ 35 tuổi (địa chỉ Lý Nhân, Hà Nam nhưng sống và lao động ở Hà Nội). Lý do vào viện: chuyển dạ đẻ con rạ lần ba. Khoảng 7 giờ 45 phút (30/07/2015), sản phụ lâm râm đau bụng, được gia đình gọi xe taxi đưa tới bệnh viện Bạch Mai, trên xe taxi sản phụ xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội (cơn co tử cung) và khoảng 30 phút sau thì thai xổ ra ngoài. Chồng sản phụ đã đỡ, quấn khăn tã cho cháu bé và đặt đỡ cháu trên bụng mẹ

Bài viết Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Sản phụ L.T.V, nữ 35 tuổi (địa chỉ Lý Nhân, Hà Nam nhưng sống và lao động ở Hà Nội). Lý do vào viện: chuyển dạ đẻ con rạ lần ba.

Khoảng 7 giờ 45 phút (30/07/2015), sản phụ lâm râm đau bụng, được gia đình gọi xe taxi đưa tới bệnh viện Bạch Mai, trên xe taxi sản phụ xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội (cơn co tử cung) và khoảng 30 phút sau thì thai xổ ra ngoài. Chồng sản phụ đã đỡ, quấn khăn tã cho cháu bé và đặt đỡ cháu trên bụng mẹ (do nhau chưa xổ) ngay trên xe taxi khi đang trên đường tới bệnh viện.

Ngay khi tới bệnh viện, y bác sĩ đã tiếp đón hai mẹ con sản phụ ngay tại ngoài xe taxi và nhanh chóng đưa hai mẹ con vào khoa cấp cứu để ủ ấm, hút đờm dãi cho bé, kẹp và cắt dây rốn. Vì tình huống quá nhanh cho nên không biết cháu bé là trai hay gái, chỉ biết rằng cháu bé rất kháu khỉnh, hồng hào, khóc to và cân nặng được khoảng 3,5 kg. Sau khi xử trí cấp cứu xong, y bác sĩ đã chuyển hai mẹ con sản phụ lên khoa sản của bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại sức khoẻ của hai mẹ con đều ổn định.

Một vài lưu ý về nguy cơ biến chứng nguy hiểm khi sản phụ đẻ rơi hoặc để đẻ tại nhà

Với mẹ:

– Chấn thương, rách âm đạo, rách âm hộ và tầng sinh môn

– Sót nhau, sót màng ối

– Băng huyết và đờ tử cung

– Vỡ tử cung

– Sốc mất máu

– Nhiễm trùng hậu sản

Với thai:

– Ngạt và sặc ối trong khi thai xổ

– Chấn thương thai

– Chảy máu nhau thai (khi đã xổ) có thể gây mất máu cho thai

– Hạ thân nhiệt thai nhi

– Nhiễm trùng, đặc biệt là viêm kết mạc mắt, viêm phổi

Lời khuyên

– Cần khám thai định kỳ, ước tính ngày sinh để từ đó có được kế hoạch chu đáo khi lâm bồn

– Khi có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ, không nên chủ quan và cần đi khám ngay và hãy tới khám ở cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ Hà Phương

 

Bài viết Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html/feed 0 2201
Phục hồi tim bằng phương pháp cấy tế bào gốc https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc-386.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc-386.html#respond Fri, 27 Feb 2015 17:07:39 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2158 Ngày 27/2 và bệnh nhân thứ 51 được ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim được tiến hành thành công. Niềm vui được nhân lên gấp bội khi VOV đã có bài phóng sự về phương pháp điều trị mới này. Cả Thầy và các trò cùng rất thoải mái trả lời phỏng vấn và hơn nữa nói được nhiều tâm sự của người bác sĩ khi trực tiếp tiến hành và theo đuổi liệu pháp điều trị mới, còn nhiều tranh cãi tuy nhiên rất hứa hẹn này. ThS. BS.

Bài viết Phục hồi tim bằng phương pháp cấy tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Ngày 27/2 và bệnh nhân thứ 51 được ghép tế bào gốc tự thân trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim được tiến hành thành công. Niềm vui được nhân lên gấp bội khi VOV đã có bài phóng sự về phương pháp điều trị mới này. Cả Thầy và các trò cùng rất thoải mái trả lời phỏng vấn và hơn nữa nói được nhiều tâm sự của người bác sĩ khi trực tiếp tiến hành và theo đuổi liệu pháp điều trị mới, còn nhiều tranh cãi tuy nhiên rất hứa hẹn này.


ThS. BS. Phan Tuấn Đạt (bên phải) cùng đồng nghiệp chuẩn bị tiến hành kỹ thuật ghép tế bào gốc ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Cả năm qua, Táo Y tế ghét cánh nhà báo đến tận xương tủy nhưng nghe bài phóng sự phải nói thật phục sát đất, ban biên tập đã làm đơn giản hóa vấn đề và khiến cho khán giả nghe đài thích thú theo dõi.

Mong sao trong năm nay, Táo y tế quan hệ tốt hơn với cánh truyền thông để cùng xây dựng lòng tin của người bệnh. Vì tin chắc rằng không người BS nào không muốn làm tốt cho bệnh nhân của mình và người dân cũng không bao giờ quay lưng lại với những BS giỏi chuyên môn và hết lòng vì người bệnh.

ThS. BS. Phan Tuấn Đạt

Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Phục hồi tim bằng phương pháp cấy tế bào gốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/thong-tin-y-hoc/phuc-hoi-tim-bang-phuong-phap-cay-te-bao-goc-386.html/feed 0 2158
Rối loạn mỡ máu (lipid máu) và nguy cơ bệnh lý tim mạch https://yhocthuongthuc.net/thuoc-va-thuc-pham/thuoc-can-ke-don/roi-loan-mo-mau-lipid-mau-va-nguy-co-benh-ly-tim-mach-277.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=roi-loan-mo-mau-lipid-mau-va-nguy-co-benh-ly-tim-mach https://yhocthuongthuc.net/thuoc-va-thuc-pham/thuoc-can-ke-don/roi-loan-mo-mau-lipid-mau-va-nguy-co-benh-ly-tim-mach-277.html#respond Sun, 11 Jan 2015 05:25:14 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2102 Lipid máu, cholesterol là gì? Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol. Các bạn đừng nghĩ là cholesterol là xấu, bởi nó là một chất quan trọng có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể cũng như trong các hormon của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển và hoạt động bình thường khỏe mạnh. Vấn đề đặt ra là sự rối loạn của giữa

Bài viết Rối loạn mỡ máu (lipid máu) và nguy cơ bệnh lý tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Lipid máu, cholesterol là gì?

Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

Các bạn đừng nghĩ là cholesterol là xấu, bởi nó là một chất quan trọng có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể cũng như trong các hormon của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển và hoạt động bình thường khỏe mạnh.

Vấn đề đặt ra là sự rối loạn của giữa các loại cholesterol dẫn đến bệnh lí mà đặc trưng là xơ vữa động mạch.

Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Cholesterol có từ hai nguồn: do cơ thể bạn tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholestrol trong máu của bạn, còn lại từ nguồn thức ăn. Hiện nay, cholesterol chỉ thấy ở trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Bên cạnh đó, một thành phần khác của lipid máu cần được quan tâm là triglycerid.

Các loại thành phần chính của lipid máu bao gồm

LDL – Cholesterol (loại xấu)

Đây là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não. LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá/lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL – Cholesterol (loại tốt)

Loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu của bạn. HDL – cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động… Do vậy, để làm tăng HDL, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tang cường tập thể dục…

Triglycerides

Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể bạn. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu… Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng triglyceride trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.

Lp(a) Cholesterol

Lp(a) là một biến thể của LDL cholesterol. Việc tăng Lp(a) trong máu làm gia tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Có lẽ nó ảnh hưởng thông qua việc tương tác với một số chất khác trong quá trình hình thành vữa xơ động mạch.

Hình ảnh minh họa cholesterol máu: Cholesterol toàn phần (total) sẽ bao gồm LDL; HDL cholesterol và Triglycerid.LDL là loại “mỡ xấu” gây lắng đọng cholesterol vào thành mạch, trong khi HDL là “mỡ tốt” vận chuyển cholesterol khỏi máu và thành mạch.

Hãy biết chỉ số cholesterol của bạn

Mặc dù việc tăng cholesterol máu gây ra những bệnh tim mạch trầm trọng, nhưng đa số người bị tăng cholesterol đều không có triệu chứng rõ ràng mà quá trình này tiến triển thầm lặng. Do vậy, việc xét nghiệm máu của bạn là rất cần thiết để đánh giá rối loạn lipid máu này.

Bạn cũng cần nhớ là các thông số xét nghiệm lipid máu của bạn tốt ngày hôm nay không có nghĩa là tốt mãi. Bên cạnh đó, nó là một chỉ dấu để bạn giữ gìn, duy trì mức tốt đẹp đó và cần có thăm khám theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, năm 2010, tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerides. Các xét nghiệm nên được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng).

Để xét nghiệm đánh giá rối loạn lipid máu, bác sỹ yêu cầu lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và đồng thời có thể đánh giá các thông số khác nếu có yêu cầu (ví

dụ, đường máu). Bác sỹ (hoặc nhân viên y tế) sẽ dặn dò bạn cần nhịn ăn (ít nhất 12 tiếng). Bác sỹ sẽ đọc và thông báo kết quả cho bạn cũng như tư vấn cần thiết cho bạn về các xét nghiệm lipid máu.

Kết quả xét nghiệm của bạn được thể hiện bằng mg/dL hoặc mmol/l. Bác sỹ có thể khảo sát thêm các thông tin về các nguy cơ tim mạch khác như tuổi, giới, con số huyết áp, tình trạng hút thuốc lá… để ước lượng nguy cơ bạn mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Sau đây là tóm tắt về các chỉ số mỡ máu của bạn và những lí giải mà bạn cần biết:

Chỉ số cholesterol Lí giải
Cholesterol toàn phần
< 200 mg/dL (5,1 mmol/L) Đây là nồng độ lí tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành của bạn là thấp.
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) Đây là mức ranh giới, cần chú ý
≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L) Bạn bị tang cholesterol máu. Những người có mức này thường có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp hai lần người bình thường
HDL Cholesterol (tốt)
< 40 mg/dL (1,0 mmol/L) (nam giới)< 50 mg/dL (1,3 mmol/L) (nữ giới) HDL cholesterol của bạn thấp. Đây là một trong các nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
> 60 mg/dL (1,5 mmol/L) HDL cholesterol tăng. Điều này có nghĩa là tốt và mang tính bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch.
LDL Cholesterol (xấu)
< 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L) Rất tốt
100 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L) Được
130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L) Tăng giới hạn
160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L) Tăng (nguy cơ cao)
≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L) Rất tang (nguy cơ rất cao)
Triglyceride
< 150 mg/dL (1,7 mmol/L) Bình thường
150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L) Tăng giới hạn
200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L) Tăng
≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) Rất tăng

Khá nhiều bạn có kiểu rối loạn lipid máu hỗn hợp, vừa tăng LDL vừa giảm HDL, điều này làm nguy cơ bệnh tim mạch tăng nhiều. Một số bạn lại có kèm theo tăng triglyceride, thì đây được gọi là kiểu rối loạn lipid máu tăng sinh xơ vữa động mạch.

Tại sao rối loạn lipid máu gây nguy hiểm

Tăng cholesterol máu đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Thông thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hay đi kèm nhau và thúc đẩy nhau tiến triển. Khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp sẽ làm nguy cơ bệnh tim mạch của bạn tăng lên gấp nhiều lần.

Khi có quá nhiều LDL cholesterol lưu thông trong máu của bạn, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu của bạn. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm lòng mạch của bạn bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn.

Xơ vữa động mạch là thuật ngữ được dùng để mô tả quá trình lắng đọng các chất béo, cholesterol, sản phẩm thoái giáng của tế bào, lắng đọng calci và sợi đông máu (fibrin) ở trong thành động mạch. Quá trình xơ vữa động mạch cũng được thấy gia tăng theo tuổi, có liên quan yếu tố gia đình và ở một số người có các nguy cơ tim mạch khác (ngoài việc rối loạn lipid máu) như đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp…

Vấn đề nguy hiểm ở chỗ mảng xơ vữa rất hay gặp ở các động mạch nuôi dưỡng các cơ quan trọng yếu của cơ thể như động mạch vành (nuôi tim) và động mạch não.

Xơ vữa động mạch có thể phát triển như sau:

Mảng xơ vữa phát triển một cách từ từ gây hẹp dần lòng mạch dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng cơ quan một cách mạn tính và gây ra một loạt các biến cố như, bệnh mạch vành mạn tính, đau cách hồi, suy tim, giảm chất lượng cuộc sống…Thông thường thì khi lòng mạch bị hẹp dưới 50% cũng không có triệu chứng gì.

Hoặc mảng xơ vữa bị nứt vỡ (bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hình thành), gây hình thành máu cục tại chỗ có thể dẫn đến tắc mạch máu đột ngột dẫn đến các biến cố cấp nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não… 

Xơ vữa động mạch được bắt đầu hình thành thế nào?

Câu trả lời chính xác chưa rõ. Tuy vậy, các nhà khoa học đều cho rằng quá trình này hình thành từ việc tổn thương lớp nội mạc mạch máu (lớp tế bào lót trong lòng mạch) dẫn tới sự thâm nhập của cholesterol và các thành phần khác của xơ vữa động mạch vào trong thành mạch máu.

Các nguy cơ dễ dẫn đến tổn thương lớp nội mạc là:

  • Tăng cholesterol và triglyceride trong máu
  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc lá…

Một khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, các chất béo (cholesterol), tiểu cầu máu, chất thải tế bào, calci… được thâm nhập vào thành mạch. Và chính các chất này lại kích thích tế bào thành mạch tiết ra các chất khác dẫn tới sự hấp dẫn và lắng đọng ngày một nhiều mảng xơ vữa động mạch.

Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu (tăng nhiều cholesterol trong máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch. Tuy vậy, một tin vui cho bạn là bạn có thể hoàn toàn khống chế được lượng cholesterol của bạn và giảm được các yếu tố nguy cơ. Vấn đề đặt ra là bạn cần hết sức kiên nhẫn, tuân thủ các nguyên tắc và hành động thiết thực theo các chỉ dẫn của thầy thuốc. Việc khống chế, điều trị rối loạn lipid máu là một quá trình liên tục, suốt đời với mục tiêu cao cả là ngăn ngừa tối đa các biến cố tim mạch.

Sau đây là những khuyến cáo bổ ích để bạn tham khảo:

Thay đổi lối sống

Những yếu tố có thể thay đổi được mà có ảnh hưởng mạnh đến rối loạn lipid máu của bạn đã được chứng minh rõ là: chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục, phơi nhiễm (hút) thuốc lá… Do vậy, bạn cần tuân thủ:

  • Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý
  • Tập thể dục đều đặn
  • Loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu…

Vấn đề ăn uống

Các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên là bạn cần biết về các thức ăn “béo” để có thể có chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Các thức ăn nào làm tăng LDL – Cholesterol?

  • Chất béo bão hòa (no): thường ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo, bơ, kem, pho mát… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật
  • Chất béo không bão hòa dạng trans (TFA hay trans – fatty acids): Chất mỡ không bão hòa thường tốt hơn cho cơ thể, nhưng có hai dạng theo cấu trúc hóa học là dạng cis và trans. Đa số chất béo không bão hòa tự nhiên là dạng Tuy vậy, dạng trans có thể hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, chất béo sẽ bị hydro hóa và thường gặp trong quá trình chiên, rán, margarine. Chất này có thể thấy trong các thịt lợn, bò, bơ béo hoặc gặp trong các thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán… TFA cũng được chứng minh là làm tăng lượng cholesterol máu.
  • Thức ăn có cholesterol: có nguồn gốc từ động vật và có nhiều trong lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…
  • Chất béo không bão hòa bao gồm loại đơn và loại đa (Polyunsaturated and monounsaturated fats). Các chất này thấy nhiều trong cá, hạt, củ và dầu thực vật. Một vài ví dụ các thức ăn chứa nhiều loại này là: cá hồi, cá chích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô… Loại chất béo không bão hòa này có lợi cho cơ thể khi bạn dùng chúng thay vì dùng loại mỡ bão hòa. Giữ một thành phần trong bữa ăn với chất béo loại này chiếm khoảng 25 – 35% là hợp lí.

Từ những hiểu biết trên, chế độ ăn được khuyên là:

NÊN ĂN:

Chế độ ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa TFA:

  • Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày)
  • Ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…)
  • Uống sữa không béo
  • Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da
  • Cá béo (nhiều dầu), ăn ít nhất 2 lần/tuần
  • Đậu và đậu Hà lan
  • Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 – 5 lần/tuần)
  • Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng

NÊN HẠN CHẾ:

  • Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ
  • Sữa béo (nguyên kem)
  • Lòng đỏ trứng, bơ, format béo và các đồ ăn chế biến từ chúng
  • Thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp)
  • Bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa
  • Phủ tạng động vật (gan, thận, óc, lá lách…)
  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo: xúc xích, salami…
  • Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân..
  • Các bơ thực vật
  • Các đồ ăn chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền)…

Chế độ tập luyện đều đặn đóng vai trò quan trọng trong việc khống chế tốt lipid máu của bạn. Tập luyện giúp bạn “đốt” bớt mỡ dư thừa trong cơ thể, giảm cân hiệu quả, tăng khả năng đề kháng của cơ thể và còn gián tiếp thông qua việc điều chỉnh được các nguy cơ khác đi kèm như ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường và tang hoạt tính insulin.

Chế độ luyện tập được khuyên là:

  • Tập ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Tập đều đặn, tất cả các ngày trong tuần
  • Tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi (có thể cần tư vấn của các bác sỹ nếu bạn có những bệnh lí tim mạch).

Bỏ những thói quen có hại

  • Hãy bỏ ngay hút thuốc lá vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch của bạn mà còn ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu hoặc thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…
  • Nếu bạn uống rượu, không nên uống quá nhiều. Tốt nhất nếu uống thì bạn nên uống rượu vang đỏ với số lượng không nên quá 142 ml mỗi ngày.
  • Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân/béo phì: hãy giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lí tưởng (BMI từ 19 – 23) và vòng bụng không quá 90 ở nam giới và 75 ở nữ giới.
  • Tránh lối sống tĩnh tại
  • Tránh căng thẳng…

Bạn hiểu thế nào về các thuốc điều trị rối loạn lipid máu?

Khi có chỉ định, bạn sẽ được bác sỹ kê một hoặc nhiều loại thuốc để điều trị rối loạn lipid máu tốt nhất cho bạn.

Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giảm LDL cholesterol. Thêm vào đó, các thuốc làm tăng HDL và giảm Triglycerid cũng được cân nhắc sau khi đã đạt được mục tiêu giảm LDL.

Tất cả các thuốc giảm cholesterol loại kê đơn đang có trên thị trường đều có thể có những tác dụng phụ nguy hại (tất nhiên là hiếm gặp). Bạn cần lưu ý báo cáo với thầy thuốc những khó chịu bạn gặp phải để bác sỹ kịp thời điều chỉnh cho bạn. Các tác dụng phụ có thể gặp phải là suy tế bào gan, viêm cơ (tiêu cơ), ỉa chảy, đau đầu…

Việc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu cần lâu dài và bên cạnh đó bạn vẫn phải tôn trọng chế độ không dùng thuốc, đây là một nhấn mạnh để đảm bảo thành công của điều trị.

Một số loại thuốc hiện có là:

  • Thuốc nhóm statins: là nhóm thuốc được lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn lipid máu vì nó làm giảm LDL hữu hiệu, có thể làm tang HDL và giảm được Triglycerid. Bên cạnh đó, nó có thể làm ổn định mảng xơ vữa, chống viêm… Các nghiên cứu lâm sàng đều chứng minh được lợi ích của statins trong làm giảm các nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc ngăn ngừa tái phát/tiến triển bệnh tim mạch. Một số thuốc có trên thị trường là: atorvastatin (Lipitor®); Fluvastatin (Lescol®); Rosuvastatin Calcium (Crestor®); Simvastatin (Zocor®)…
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: làm giảm được cholesterol bằng cách giảm hấp thu từ ruột non. Thuốc hiện có là ezetimibe (Zetia®).
  • Resins (thuốc gắn với acid đường mật), do đó làm tăng ly giải cholesterol. Một số thuốc hiện có là: Cholestyramine (Questran®, Questran® Light, Prevalite®, Locholest®, Locholest® Light); Colestipol (Colestid®).
  • Thuốc nhóm Fibrates: là nhóm thuốc làm giảm triglycerides tốt và có thể làm tăng Thuốc này có thể phối hợp với thuốc nhóm statin để điều trị một số rối loạn lipid máu hỗn hợp. Một số thuốc hiện có là: Gemfi brozil (Lopid®); Fenofi brate (Antara®, Lofi bra®, Tricor®, and Triglide™).
  • Niacin (nicotinic acid), là thuốc thuộc nhóm không kê đơn. Thuốc này tác động qua trung gian gan khi tổng hợp chất béo. Đây là nhóm thuốc làm tăng HDL tốt và thường được dung phối hợp với thuốc nhóm statin. Khi dung thuốc này có thể gây đau đầu, bừng mặt.

Bạn cần được theo dõi như thế nào?

Hãy theo chỉ dẫn của thầy thuốc, bạn cần được xét nghiệm các thành phần mỡ máu và theo dõi định kỳ.

Hãy luôn nhớ chỉ số của mình và mục tiêu cần đạt của mình không chỉ về thành phần lipid máu mà còn là các chỉ số về cân nặng, huyết áp, đường huyết…

Hãy kiên trì và tuân thủ chế độ điều trị, lối sống khỏe mạnh.

Bạn nên tham khảo phiếu ghi nhớ sau để ghi chép những thông số quan trọng của bạn.

  Mức

tối

ưu

cần

đạt

Hôm

nay

ngày:

Hôm

nay

ngày:

Hôm

nay

ngày:

Hôm

nay

ngày:

Hôm

nay

ngày:

Huyết áp

(mmHg)

           
Cân nặng

(kg)

           
Cholesterol

toàn phần

           
LDL-C            
HDL-C            
Triglycerid            
Đường

huyết

           

Hiểu biết là sức mạnh, hãy tìm hiểu và sống khỏe mạnh!

CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO BIẾN CỐ TIM MẠCH

Các dấu hiệu của cơn Đau thắt ngực – Nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: Cảm giác giống như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau… kéo dài vài phút đến vài chục phút. Cơn đau có thường xuất hiện khi gắng sức, đỡ khi nghỉ.
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác có thể gặp: cũng có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí ở vùng dạ dày.
  • Khó thở: có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực.
  • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu…
  • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm…

Dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch năo

  • Đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân.
  • Đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói.
  • Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn hoặc ai đó có bất kì triệu chứng trên hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đến bệnh viện ngay. Nếu bạn có các triệu chứng trên, cần gọi ai đó đưa ngay bạn đi cấp cứu. Đừng tự lái xe trừ khi bạn không thể tìm được người giúp đỡ.

PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng

Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Rối loạn mỡ máu (lipid máu) và nguy cơ bệnh lý tim mạch đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/thuoc-va-thuc-pham/thuoc-can-ke-don/roi-loan-mo-mau-lipid-mau-va-nguy-co-benh-ly-tim-mach-277.html/feed 0 2102
Những mảnh đời bệnh tật đầy bất hạnh https://yhocthuongthuc.net/gia-dinh-va-thai-nghen/mang-thai/nhung-manh-doi-benh-tat-day-bat-hanh-255.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nhung-manh-doi-benh-tat-day-bat-hanh https://yhocthuongthuc.net/gia-dinh-va-thai-nghen/mang-thai/nhung-manh-doi-benh-tat-day-bat-hanh-255.html#respond Sat, 10 Jan 2015 16:28:59 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2079 Những câu chuyện về mảnh đời bệnh tật đầy bất hạnh sẽ không bao giờ có hồi kết, chỉ có điều chúng có tiếp tục được kể lại hay không mà thôi. Qua lối hành văn chân thật và đầy tính nhân văn, bác sĩ Nguyễn Thanh đã cho chúng ta thấy được những vất vả, khó khăn và tâm trạng bi quan của người bệnh cũng như những trăn trở của người thầy thuốc. 1. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, lọc màng bụng (CAPD) 5 năm mà đã viêm phúc mạc tới 2 lần, lần gần nhất vào viện

Bài viết Những mảnh đời bệnh tật đầy bất hạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Những câu chuyện về mảnh đời bệnh tật đầy bất hạnh sẽ không bao giờ có hồi kết, chỉ có điều chúng có tiếp tục được kể lại hay không mà thôi. Qua lối hành văn chân thật và đầy tính nhân văn, bác sĩ Nguyễn Thanh đã cho chúng ta thấy được những vất vả, khó khăn và tâm trạng bi quan của người bệnh cũng như những trăn trở của người thầy thuốc.

1. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, lọc màng bụng (CAPD) 5 năm mà đã viêm phúc mạc tới 2 lần, lần gần nhất vào viện vì viêm phúc mạc lần 3. Cấy dịch lọc ra trực khuẩn mủ xanh nên hơi khó trị. Thể trạng kém vì dinh dưỡng không đủ cộng thêm tình trạng nhiễm trùng nặng. Để ý thấy chỉ có mỗi bà mẹ già chăm con bị bệnh. Một hôm mình hỏi bệnh nhân “thế vợ anh đâu mà không thấy vào chăm chồng?”. Anh ấy rầu rầu trả lời “vợ em từ khi biết em bị suy thận đã dắt theo đứa con gái bỏ nhà ra đi, giờ không biết ở đâu. Giờ chỉ còn hai mẹ con chăm nhau thôi bác ạ. Bác ơi, bác cố gắng cứu em với nhé!”. Thật xót xa ! Hôm rồi hai mẹ con bệnh nhân lại vào viện vì viêm phúc mạc lần 4 nhưng không nằm giường mình điều trị. Lần này phải rút bỏ catheter để chuyển thận nhân tạo chu kỳ. Có chuyện gì hai mẹ con lại ra gặp, bác Thanh ơi giúp em với.

2. Điều trị cho một bệnh nhân nữ hơn 60 tuổi suy thận giai đoạn cuối, đang đợi mổ làm cầu tay (FAV) để chạy thận nhân tạo chu kỳ. Nhà cũng ở nội thành Hà Nội. Loanh quanh thế nào cũng chỉ thấy ông chồng cơm nước chăm vợ. Ông chồng chắc hơn 70 tuổi nhưng trông khỏe mạnh, phúc hậu, giọng nói rất nhẹ nhàng, dễ nghe, ai gặp cũng có cảm tình. Buổi sáng ngày cuối tuần, vừa giao ban xong, ông chồng gặp mình và bảo “bác xem thế nào, giúp cho vợ em mổ sớm trong tuần này được không, nếu không chắc vợ chồng em phải xin về bệnh viện X, tuy không được tốt như ở đây nhưng được cái gần nhà hơn”. Mình hỏi lý do, bác bảo “hôm qua em đi cầu thang bị móc mất cái ví, mất hết cả tiền lẫn chứng minh thư và thẻ bảo hiểm y tế rồi bác ạ”. Mình đành trả lời “vâng, để lát nữa cháu gọi điện cho anh phẫu thuật viên nhờ anh cố gắng mổ sớm cho bác nhé”. Cũng chưa kịp gọi điện, lúc sau lại thấy bác chồng chạy ra “bác Thanh ơi, bên khoa phẫu thuật gọi điện bảo cho bệnh án và bệnh nhân sang để mổ bác ạ”.

3. Cô bé mới có 18 tuổi, khá xinh xắn, đang có thai 23 tuần, vào viện vì bị viêm thận bể thận cấp. Mỗi lúc đi khám bệnh lại chú chú cháu cháu với mình. Hôm đầu vào viện có lúc sốt cao hơn 39 độ, may mắn đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh và hôm sau thì hết sốt. Đi buồng với nội trú, mình trêu “thế chồng đâu mà không thấy đến chăm. Mới 18 tuổi mà thế này hóa ra là tảo hôn à. Chắc lúc cưới không được chính quyền cho phép hả?”. Các bệnh nhân và người nhà các giường bệnh xung quanh cười ồ lên. Cô nàng cười bẽn lẽn, hai má hồng hồng, trông thật xinh.

4. Cùng giường cô bé 18 tuổi là một chị 40 tuồi, sau mồ lấy thai vì hội chứng thận hư và suy thận cấp. Lúc mổ lấy thai thì thai mới 31 tuần và chỉ được có 1.1 kg, cháu nằm điều trị tại khoa sơ sinh hơn tuần thì mất. Mình hỏi (cũng hơi vô duyên!) “thế sao mang bầu muộn thế?”. Bệnh nhân buồn buồn trả lời“em quê ở ngoài này, làm công nhân trong Sài Gòn, bị bệnh phải ra đây, cũng không có chồng anh ạ”.

5. Mình điều trị cho một cô bé hơn 20 tuổi, cô bé bị viêm thận lupus – suy thận khá nặng. Cũng là bệnh nhân đã vào viện nhiều lần. Bà mẹ gặp mình trình bày hoàn cảnh khó khăn và xin được ăn cơm từ thiện của bệnh viện. Mình bảo cô y tá làm thủ tục cho trường hợp này. Bệnh nhân nặng, đợt cấp nên phải thay huyết tương mất 5 lần, phải lọc máu, truyền máu, rồi truyền thuốc v.v… mới qua được đợt cấp. Lúc xuất viện, mình đi họp không có ở khoa, về nghe y tá kể lại bà mẹ làu bàu nói “đợt trước nằm điều trị hết có hơn 2 triệu, sao đợt này nhiều thế?”. Rồi bà ta nhảy chồm chồm xỉa xói cô y tá vì quên báo cơm từ thiện nên bệnh nhân phải trả tiền ăn, bắt cô y tá phải đền tiền ăn. Gần tháng sau bệnh nhân lại vào viện. Bà mẹ gặp mình cũng chằng thèm chào, và nhìn như không quen biết. Mình cũng chả buồn chào. Thấy buồn buồn. Nhưng nghĩ lại cũng khó trách người ta, vì hoàn cảnh cũng khó khăn, và vì người ta cũng thương con thôi.

6. Bệnh nhân của một đồng nghiệp, nữ, tuổi cũng đã cao, có bệnh đái tháo đường, suy thận nặng, viêm phổi. Nằm viện nhưng chỉ có một cô giúp việc chăm, không bao giờ thấy con cái vào thăm. Hỏi ra thì biết hai con trai và con gái không đoái hoài đến mẹ. Bà mẹ phải bán đất để thuê giúp việc chăm mình bị bệnh. Buổi chiều hôm rồi bà cụ bị suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản, mình mời bác sĩ chuyên khoa hồi sức tích cực hội chẩn để nhận về khoa nhưng khoa đã hết giường điều trị, đành phải cho cụ nằm đó bóp bóng rồi thở T-tube. Cô giúp việc gọi 6 – 7 cuộc điện thoại cho hai ông bà con thì không nghe máy, mãi sau nghe máy thấy bảo cụ đang cấp cứu ông bà vào viện ngay thì bị quát “tôi còn đi làm việc chưa vào được”. Nghe đâu đến đêm ông con mới vào viện chốc lát, không đồng ý cho cụ chuyển xuống khoa hồi sức tích cực, sau đó chuồn về mất. Nghe đâu ông con cũng là giảng viên một trường đại học. Haizzz.

Còn nhiều, còn nhiều những cảnh ngộ, còn nhiều những câu chuyện đời nữa. Mỗi người bệnh, là một câu chuyện, là một mảnh đời rất khác nhau. Nếu có dịp, tôi sẽ lại kể cho các bạn nghe, để cùng chiêm nghiệm, cùng cảm thông, những mảnh đời bất hạnh.

Bác sĩ Nguyễn Thanh

Khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Những mảnh đời bệnh tật đầy bất hạnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/gia-dinh-va-thai-nghen/mang-thai/nhung-manh-doi-benh-tat-day-bat-hanh-255.html/feed 0 2079
Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1 người tử vong – Thầy thuốc có thể làm gì? https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-lam-gi-195.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=an-hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-the-lam-gi https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-lam-gi-195.html#respond Fri, 19 Dec 2014 02:38:33 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2084 Ca lâm sàng: Ngày 17/12/2014, nhóm 4 người (sinh sống ở Phú Thọ) luộc hạt củ đậu ăn cùng nhau, trong đó có 1 người ăn nhiều hơn 3 người còn lại. Sau ăn vài giờ tất cả đều có biểu hiện đau bụng, nôn, ỉa chảy. Triệu chứng tiêu hóa kéo dài đến hai ngày sau. Trường hợp nặng nhất xuất hiện mệt mỏi, tê tay chân và nhập viện huyện điều trị khoảng 12 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn được chuyển Bệnh viện tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu (GCS

Bài viết Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1 người tử vong – Thầy thuốc có thể làm gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Ca lâm sàng:

Ngày 17/12/2014, nhóm 4 người (sinh sống ở Phú Thọ) luộc hạt củ đậu ăn cùng nhau, trong đó có 1 người ăn nhiều hơn 3 người còn lại. Sau ăn vài giờ tất cả đều có biểu hiện đau bụng, nôn, ỉa chảy. Triệu chứng tiêu hóa kéo dài đến hai ngày sau. Trường hợp nặng nhất xuất hiện mệt mỏi, tê tay chân và nhập viện huyện điều trị khoảng 12 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn được chuyển Bệnh viện tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu (GCS 3 điểm), tụt huyết áp không đáp ứng thuốc vận mạch. Suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy. Khí máu cho thấy toan chuyển hóa nặng (pH máu6,8). Bệnh nhân đã được truyền natribicarbonatlọc máu liên tục nhưng không đáp ứng, và tử vong ngày thứ 3 sau khi ăn.

Vài nét về cây củ đậu

– Tên khoa học: Pachyrrhizus erosus, thuộc họ đậu (Fabaceace).

– Được trồng ở nhiều nơi mục đích lấy củ làm thực phẩm (98% là nước). Hạt củ đậu chứa thành phần độc không ăn được nhưng được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).

– Đặc điểm hình thái:

+ Thuộc loại cây leo, rễ dạng củ hình con quay.

+ Lá kép, 3 chét mỏng hình quả trám, dài 4 – 8 cm, rộng 4-12 cm.

+ Hoa màu tím nhạt, mọc chùm ở kẽ lá.

+ Quả hơi có lông, không cuống. Kích thước 12 x 1,2 cm, bên trong có thể có đến 9 hạt với đường kính hạt 7 mm.

+ Rotenon là chất độc chính có trong hạt củ đậu. Trong 1 g hạt củ đậu chứa 3.53 mg đến dưới 0.58 mg. Ngoài ra có thể có trong lá với thành phần thấp hơn

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cu-dau-1.png
Cây củ đậu (củ, lá, hoa, quả). Ảnh: Wikipedia

Bệnh sinh học

– Thành phần độc trong cây củ đậu là Rotenon tập trung trong hạt củ đậu. Ngoài ra có thể có trong lá, nhưng với hàm lượng thấp hơn.

– Các trường hợp ngộ độc hầu hết do cố ý. Chỉ một số trường hợp uống nhầm sau khi chế biến thành thuốc chữa ghẻ hoặc thuốc trừ sâu.

– Cơ chế gây độc của Rotenon: cho đến nay cơ chế gây độc của Rotenon vẫn chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên có một số cơ chế có thể đóng góp vào độc tính của – Rotenon lên cơ thể người:

+ Rotenon ức chế men NADH trong phức hợp gắn màng I trong tỉ lạp thể, dẫn đến ức chế phản ứng phosphoryl oxy hóa. Từ đó giảm phản ứng chuyển hóa ái khí và tăng sinh lactat.

+ Ức chế hô hấp tế bào dẫn đến việc gia tăng hình thành hydrogen peroxide (H2O2), các gốc oxy hóa tự do và chết theo chương trình của tế bào.

– Một số đặc điểm độc động học:

+ CTHH: C23H22O6. Trọng lượng phân tử: 393

+ Không tan trong nước.

+ LD50 trên chuột: 60 – 350 mg/kg

+ Không có thông tin thêm về các đặc điểm độc động học trên người và động vật thí nghiệm.

Triệu chứng ngộ độc cấp hạt củ đậu

Thời gian khởi bệnh:

– Ngay sau khi ăn, uống Rotenon (hoặc uống thuốc trừ sâu có thành phần chế xuất từ Rotenon) từ 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2 – 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 – 7 giờ.

– Hạt củ đậu là hạt cứng do vậy có thể làm chậm hấp thu Rotenon do đó triệu chứng có thể biểu hiện muộn và kéo dài hơn quá 12 giờ.

– Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng huyết áp tụt kéo dài và toan chuyển hóa có thể dẫn tới tử vong hoặc sống sót có di chứng.

Biểu hiện đa cơ quan và không đặc hiệu:

– Tiêu hóa: đau bụng, nôn, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt.

– Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp ban đầu tăng sau đó tụt. Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra rất nhanh.

– Thần kinh: bắt đầu bằng tình trạng đau đầu, kích thích thần kinh, nhanh chóng đi vào hôn mê, co giật. Đồng tử giãn.  

– Hô hấp: kích thích hô hấp kiểu toan chuyển hóa, sau đó thở chậm và ngừng thở. Thở chậm và ngừng thở là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh.

– Chuyển hóa: toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion và lactat. Tăng kali máu thường gặp. Ngoài ra có thể gặp tăng hoặc hạ thân nhiệt.

– Ngoài ra: thiểu niệu, vô niệu do suy thận cấp, tổn thương gan cấp.

Theo tác giả Hung YM và cộng sự: nghiên cứu trên 5 trường hợp ngộ độc Rotenon sau ăn cháo đun với rễ củ đậu, người nặng nhất biểu hiện ngộ độc tương tự như ngộ độc cyanua, với các biểu hiện toan chuyển hóa nặng tăng acid lactic, hôn mê tiến triển nhanh chóng, đồng tử giãn và suy tuần hoàn cấp tính. 4 người còn lại ăn ít hơn, triệu chứng thoáng qua chủ yếu đường tiêu hóa và thần kinh hồi phục hoàn toàn với điều trị hỗ trợ.

Xét nghiệm:

– Khí máu động mạch có lactat ngay khi BN vào viện và bất kì thời điểm nào nghi ngờ toan chuyển hóa. Do ức chế hô hấp tế bào không sử dụng được oxy nên nồng độ oxy máu động mạch và tĩnh mạch đều cao ngay cả khi có tụt huyết áp.

– Theo dõi monitor điện tim liên tục.

– Các xét nghiệm khác theo dõi chức năng gan, thận, điện giải, đường máu, nhiễm trùng.

– XQ phổi khi nghi ngờ viêm phổi sặc.

– Xét nghiệm Rotenon: chưa xác định được Rotenon tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai

Hướng tiếp cận điều trị ngộ độc hạt củ đậu

Ngộ độc Rotenon trong hạt củ đậu không có thuốc giải độc đặc hiệu

– Đo đặc điểm tổn thương gây ức chế hô hấp tế bào mạnh và nhanh chóng chóng thời gian ngắn dẫn đến toan chuyển hóa nặng tăng acid lactic, suy hô hấp, suy tuần hoàn và hôn mê nên thái độ xử trí cần tích cực, khẩn trương

– Bệnh nhân đến sớm trước 1 giờ có thể dùng than hoạt tính liều 1-2 g/Kg. Chưa chứng minh được vai trò của than hoạt đa liều.

Điều trị triệu chứng và hồi sức tích cực là cơ bản và mấu chốt:

– Đặt nội khí quản bảo vệ đường thở, đặc biệt khi có toan chuyển hóa, tụt huyết áp hoặc hôn mê

– Thở máy sớm giảm công hô hấp. Tránh đợi đến khi thở chậm, ngừng thở mới đặt NKQ thở máy.

– Hồi sức dịch tích cực. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm ngay khi BN vào viện có triệu chứng. Sau khi bù đủ dịch cho thuốc vận mạch. Ưu tiên cho thuốc co mạch như Noradrenallin do tình trạng toan chuyển hóa nặng.

– Nhanh chóng khắc phục toan chuyển hóa. Vì toan chuyển hóa kéo dài là nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp và suy tuần hoàn đáp ứng kém với vận mạch:

+ Truyền Natribicarbonat: hiện nay chưa có khuyến cáo về số lượng và tốc độ Natribicarbonat trong ngộ độc Rotenon.

+ Chúng tôi khuyến cáo truyền Natribicarbonat tích cực trong thời gian ngắn, nhanh chóng đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng toan chuyển hóa tạm thời để đảm bảo nâng huyết áp và tưới máu tổ chức.

+ Các nghiên cứu về sử dụng natribicarbonat trong điều trị ngộ độc cấp có thể tới 1000 mEq/12 giờ sau ngộ độc vẫn a toàn.

+ Liều Natribicarbonat: 2 mEq/lần.

+ Chú ý tránh quá tải dịch, tăng Natri và hạ Kali máu

– Lọc máu:

+ Giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng toan. Lựa chọn lọc máu ngắt quãng nếu BN chưa có tụt HA mới có toan chuyển hóa nặng. Chọn lọc máu liên tục TM – TM (CVVH) nếu BN đã có tụt huyết áp hoặc phải dùng thuốc vận mạch liều cao.

+ Chưa chứng minh được vai trò của lọc máu trong loại trừ chất độc

+ Khắc phục toan chuyển hóa sớm và đảm bảo duy trì pH máu > 7,15 trong thời gian 7 giờ đầu sau ngộ độc có ý nghĩa quyết định cứu sống BN

Tóm tắt và khuyến cáo

– Triệu chứng ngộ độc Rotenon do ăn hạt củ đậu giống triệu chứng ngộ độc cyanua, chủ yếu là toan chuyển hóa và nhanh chóng tiến triển đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê. Tuy nhiên nếu hồi sức phụ hợp triệu chứng nặng có thể qua sau 4 – 7 giờ.

– Điều trị chủ yếu tập trung vào hồi sức và điều trị triệu chứng. Trong đó hồi sức dịch, nhanh chóng khắc phục toan bằng Natribicarbonat liều cao và lọc máu là quan trọng nhất. Đặt ống NKQ và thở máy sớm ngay khi có chỉ định. Sử dụng thuốc vận mạch tích cực, ưu tiên Noradrenallin.

– BN tử vong thường do: đến muộn với triệu chứng hôn mê, tụt huyêt áp và suy hô hấp. Hoặc những BN đến sớm nhưng không đươc chẩn đoán hoặc xử trí với thái độ không phù hợp.

– KEY: ổn định bệnh nhân nhanh chóng đặc biệt trong 7 giờ đầu tiên sau ngộ độc

Tài liệu tham khảo

  1. Hung YM, Hung SY, Olson KR, Chou KJ, Lin SL, Chung HM, Tung CN, Chang JC ().Yam bean seed poisoning mimicking cyanide Intern Med J ; 37 (2); 1302
  2. Narongchai PNarongchai SThampituk S (2005). The first fatal case of yam bean and rotenone toxicity in Thailand. J Med Assoc Thai. 88(7):984-7.
  3. Catteau LLautié EKoné OCoppée MHell KPomalegni CBQuetin-Leclercq J. (2013) Degradation of rotenone in yam bean seeds (Pachyrhizus sp.) through food processing. J Agric Food Chem. 61(46):11173-9.
  4. Lautié ERozet EHubert PVandelaer NBillard FFelde TZGrüneberg WJQuetin-Leclercq J. (2013) Fast method for the simultaneous quantification of toxic polyphenols applied to the selection of genotypes of yam bean (Pachyrhizus sp.) seeds. Talanta. 15;117:94-101
  5. Toxin.com/Rotenone

ThS. BS. Nguyễn Đàm Chính

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1 người tử vong – Thầy thuốc có thể làm gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-lam-gi-195.html/feed 0 2084