Bài viết Các biểu hiện lâm sàng của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.
]]>1. Bệnh nhân hồi sức sau mổ có dẫn lưu ruột, thiếu protein, thiếu chất béo, thiếu kẽm. Biểu hiện mặt liền xương, và các rối loạn trên da
2. Thiếu kẽm ở bệnh nhân 27 tuổi mắc bệnh Crohn
3. Viêm niêm mạc miệng ở bệnh nhân hội chứng ruột ngắn thiếu riboflavin (vit B2), niacin (vit B3 hay PP), folate, vitamin B12
4. Suy dinh dưỡng thể kết hợp Marasmus/Kwashiokor do đói. Chú ý dấu hiệu co rút bàn tay (thiếu calci, phospho, kali và magie) do đói. Nhuyễn xương do thiếu vitamin D
5. Rối loạn sắc tố da ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng do thiếu vitamin B1 ở người vô gia cư
6. Biểu hiện suy vi chất dinh dưỡng ở lưỡi
7. Chấm xuất huyết do vỡ vi mạch (thiếu vitamin C)
ThS. BS. Nguyễn Hữu Quân (Tổng hợp)
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Bài viết Các biểu hiện lâm sàng của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.
]]>Bài viết Trứng và bệnh tăng mỡ máu: có thể bác sĩ đã tư vấn chưa đúng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.
]]>Lòng đỏ trứng có chứa nhiều cholesterol (khoảng 180 mg chiếm khoảng 60% nhu cầu cholesterol của cơ thể). Cholesterol trong máu tăng cao có thể gây tác động không tốt tới sức khỏe của bạn. Nhưng cơ thể cũng cần cholesterol để tham gia sản xuất tế bào và các kích thích tố (hormone). Mọi người thường nói ăn trứng thì nhu cầu tình dục tăng cao chính vì cholesterol trong trứng là nguyên liệu sản xuất kích thích tố sinh dục như testosterone, estrogen… Một điều mọi người có thể không biết, gan chính là cơ quan sản xuất ra cholesterol. Thông thường tổng lượng cholesterol trong cơ thể không đổi. Khi ta ăn trứng, gan sẽ tự động giảm sản xuất cholestero
Khi ăn nhiều trứng, HDL cholesterol (mỡ tốt) tăng rất cao, trong khi LDL cholesterol (mỡ xấu) hầu như không tăng hoặc tăng rất ít, thành phần Omega 3 trong trứng có thể làm giảm triglycerid. Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong trứng như Lutein và Zeaxanthine tăng rất cao. Đặc biết trứng còn làm thay đổi cấu trúc phân tử LDL cholesterol từ kích thước nhỏ và vừa (hại nhiều) sang kích thước lớn ít có hại hơn cho các bệnh lý tim mạch.
Muốn nói thực phẩm nào có hại, thì không chỉ dựa vào lý thuyết mà quan trọng hơn phải dựa vào các nghiên cứu khoa học. Có nhiều loại nghiên cứu có các mức độ chính xác khác nhau. Trong đó các nghiên cứu có nhóm đối chứng (nhóm ăn trứng và nhóm không ăn trứng) là khách quan hơn cả. Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu kiểu này để đánh giá nguy cơ của trứng với bệnh lý mỡ máu, tim mạch và tiểu đường. Một số nghiên cứu quan sát (ít khách quan hơn) cho rằng trứng hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới bệnh lý tim mạch và gây tăng nhẹ nguy cơ tới bệnh tiểu đường
Tránh nguy cơ các bệnh lý về mắt, trừng giàu choline – một chất dinh dưỡng quan trọng cho não. Nhiều protein và calci tốt cho sự phát triển cơ và xương. Trứng còn tăng sự ngon miệng và giúp cho bạn giảm cân. Đặc biệt rất dễ chế biến. Bạn nào là sinh viên không thể không nhớ tới món canh trứng. Không bạn nào là không giỏi nấu món trứng luộc.
Trứng không phải lúc nào cũng giống nhau. Trứng gà ta ăn ngon và bổ dưỡng hơn trứng gà sản xuất công nghiệp. Đặc biệt có loại trứng làm giàu Omega -3 mà tôi thấy vẫn đang quảng cáo trên truyền hình có sử dụng một số kỹ thuật để nâng cao hàm lượng Omega 3. Hãy ăn mỗi ngày từ 2-3 quả nhé, cả quả luôn vì tất cả các chất dinh dưỡng nằm trong lòng đỏ. Bạn sẽ thấy khỏe mạnh hơn bao giờ hết.
ThS. BS. Nguyễn Hữu Quân
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Bài viết Trứng và bệnh tăng mỡ máu: có thể bác sĩ đã tư vấn chưa đúng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.
]]>