Ngộ độc – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Sun, 15 Nov 2020 09:44:51 +0000 vi hourly 1 162709760 Infographic: Rượu đã tác động tới bạn như thế nào? https://yhocthuongthuc.net/song-khoe/thuc-pham-va-bi-quyet/infographic-ruou-da-tac-dong-toi-ban-nhu-nao-359.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=infographic-ruou-da-tac-dong-toi-ban-nhu-the-nao https://yhocthuongthuc.net/song-khoe/thuc-pham-va-bi-quyet/infographic-ruou-da-tac-dong-toi-ban-nhu-nao-359.html#respond Fri, 20 Feb 2015 10:57:16 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2237 Những ngày đầu năm, nâng ly rượu chúc nhau những điều tốt đẹp nhất đã trở thành một thói quen lâu đời. Nhưng bia rượu có thể gây những tác động rất có hại cho sức khỏe nếu chúng ta không biết uống đúng cách, và xa hơn nữa có thể gây ngộ độc (say rượu) để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem rượu đã gây ngộ độc cho cơ thể bạn như thế nào dưới góc nhìn khoa học và làm thế nào để hạn chế bị ngộ

Bài viết Infographic: Rượu đã tác động tới bạn như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Những ngày đầu năm, nâng ly rượu chúc nhau những điều tốt đẹp nhất đã trở thành một thói quen lâu đời. Nhưng bia rượu có thể gây những tác động rất có hại cho sức khỏe nếu chúng ta không biết uống đúng cách, và xa hơn nữa có thể gây ngộ độc (say rượu) để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem rượu đã gây ngộ độc cho cơ thể bạn như thế nào dưới góc nhìn khoa học và làm thế nào để hạn chế bị ngộ độc cũng như không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe.

Bài viết Infographic: Rượu đã tác động tới bạn như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/song-khoe/thuc-pham-va-bi-quyet/infographic-ruou-da-tac-dong-toi-ban-nhu-nao-359.html/feed 0 2237
Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1 người tử vong – Thầy thuốc có thể làm gì? https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-lam-gi-195.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=an-hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-the-lam-gi https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-lam-gi-195.html#respond Fri, 19 Dec 2014 02:38:33 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2084 Ca lâm sàng: Ngày 17/12/2014, nhóm 4 người (sinh sống ở Phú Thọ) luộc hạt củ đậu ăn cùng nhau, trong đó có 1 người ăn nhiều hơn 3 người còn lại. Sau ăn vài giờ tất cả đều có biểu hiện đau bụng, nôn, ỉa chảy. Triệu chứng tiêu hóa kéo dài đến hai ngày sau. Trường hợp nặng nhất xuất hiện mệt mỏi, tê tay chân và nhập viện huyện điều trị khoảng 12 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn được chuyển Bệnh viện tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu (GCS

Bài viết Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1 người tử vong – Thầy thuốc có thể làm gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Ca lâm sàng:

Ngày 17/12/2014, nhóm 4 người (sinh sống ở Phú Thọ) luộc hạt củ đậu ăn cùng nhau, trong đó có 1 người ăn nhiều hơn 3 người còn lại. Sau ăn vài giờ tất cả đều có biểu hiện đau bụng, nôn, ỉa chảy. Triệu chứng tiêu hóa kéo dài đến hai ngày sau. Trường hợp nặng nhất xuất hiện mệt mỏi, tê tay chân và nhập viện huyện điều trị khoảng 12 giờ sau khi ăn. Bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn được chuyển Bệnh viện tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu (GCS 3 điểm), tụt huyết áp không đáp ứng thuốc vận mạch. Suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy. Khí máu cho thấy toan chuyển hóa nặng (pH máu6,8). Bệnh nhân đã được truyền natribicarbonatlọc máu liên tục nhưng không đáp ứng, và tử vong ngày thứ 3 sau khi ăn.

Vài nét về cây củ đậu

– Tên khoa học: Pachyrrhizus erosus, thuộc họ đậu (Fabaceace).

– Được trồng ở nhiều nơi mục đích lấy củ làm thực phẩm (98% là nước). Hạt củ đậu chứa thành phần độc không ăn được nhưng được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).

– Đặc điểm hình thái:

+ Thuộc loại cây leo, rễ dạng củ hình con quay.

+ Lá kép, 3 chét mỏng hình quả trám, dài 4 – 8 cm, rộng 4-12 cm.

+ Hoa màu tím nhạt, mọc chùm ở kẽ lá.

+ Quả hơi có lông, không cuống. Kích thước 12 x 1,2 cm, bên trong có thể có đến 9 hạt với đường kính hạt 7 mm.

+ Rotenon là chất độc chính có trong hạt củ đậu. Trong 1 g hạt củ đậu chứa 3.53 mg đến dưới 0.58 mg. Ngoài ra có thể có trong lá với thành phần thấp hơn

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cu-dau-1.png
Cây củ đậu (củ, lá, hoa, quả). Ảnh: Wikipedia

Bệnh sinh học

– Thành phần độc trong cây củ đậu là Rotenon tập trung trong hạt củ đậu. Ngoài ra có thể có trong lá, nhưng với hàm lượng thấp hơn.

– Các trường hợp ngộ độc hầu hết do cố ý. Chỉ một số trường hợp uống nhầm sau khi chế biến thành thuốc chữa ghẻ hoặc thuốc trừ sâu.

– Cơ chế gây độc của Rotenon: cho đến nay cơ chế gây độc của Rotenon vẫn chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên có một số cơ chế có thể đóng góp vào độc tính của – Rotenon lên cơ thể người:

+ Rotenon ức chế men NADH trong phức hợp gắn màng I trong tỉ lạp thể, dẫn đến ức chế phản ứng phosphoryl oxy hóa. Từ đó giảm phản ứng chuyển hóa ái khí và tăng sinh lactat.

+ Ức chế hô hấp tế bào dẫn đến việc gia tăng hình thành hydrogen peroxide (H2O2), các gốc oxy hóa tự do và chết theo chương trình của tế bào.

– Một số đặc điểm độc động học:

+ CTHH: C23H22O6. Trọng lượng phân tử: 393

+ Không tan trong nước.

+ LD50 trên chuột: 60 – 350 mg/kg

+ Không có thông tin thêm về các đặc điểm độc động học trên người và động vật thí nghiệm.

Triệu chứng ngộ độc cấp hạt củ đậu

Thời gian khởi bệnh:

– Ngay sau khi ăn, uống Rotenon (hoặc uống thuốc trừ sâu có thành phần chế xuất từ Rotenon) từ 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2 – 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 – 7 giờ.

– Hạt củ đậu là hạt cứng do vậy có thể làm chậm hấp thu Rotenon do đó triệu chứng có thể biểu hiện muộn và kéo dài hơn quá 12 giờ.

– Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng huyết áp tụt kéo dài và toan chuyển hóa có thể dẫn tới tử vong hoặc sống sót có di chứng.

Biểu hiện đa cơ quan và không đặc hiệu:

– Tiêu hóa: đau bụng, nôn, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt.

– Tuần hoàn: nhịp tim nhanh, huyết áp ban đầu tăng sau đó tụt. Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra rất nhanh.

– Thần kinh: bắt đầu bằng tình trạng đau đầu, kích thích thần kinh, nhanh chóng đi vào hôn mê, co giật. Đồng tử giãn.  

– Hô hấp: kích thích hô hấp kiểu toan chuyển hóa, sau đó thở chậm và ngừng thở. Thở chậm và ngừng thở là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh.

– Chuyển hóa: toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion và lactat. Tăng kali máu thường gặp. Ngoài ra có thể gặp tăng hoặc hạ thân nhiệt.

– Ngoài ra: thiểu niệu, vô niệu do suy thận cấp, tổn thương gan cấp.

Theo tác giả Hung YM và cộng sự: nghiên cứu trên 5 trường hợp ngộ độc Rotenon sau ăn cháo đun với rễ củ đậu, người nặng nhất biểu hiện ngộ độc tương tự như ngộ độc cyanua, với các biểu hiện toan chuyển hóa nặng tăng acid lactic, hôn mê tiến triển nhanh chóng, đồng tử giãn và suy tuần hoàn cấp tính. 4 người còn lại ăn ít hơn, triệu chứng thoáng qua chủ yếu đường tiêu hóa và thần kinh hồi phục hoàn toàn với điều trị hỗ trợ.

Xét nghiệm:

– Khí máu động mạch có lactat ngay khi BN vào viện và bất kì thời điểm nào nghi ngờ toan chuyển hóa. Do ức chế hô hấp tế bào không sử dụng được oxy nên nồng độ oxy máu động mạch và tĩnh mạch đều cao ngay cả khi có tụt huyết áp.

– Theo dõi monitor điện tim liên tục.

– Các xét nghiệm khác theo dõi chức năng gan, thận, điện giải, đường máu, nhiễm trùng.

– XQ phổi khi nghi ngờ viêm phổi sặc.

– Xét nghiệm Rotenon: chưa xác định được Rotenon tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai

Hướng tiếp cận điều trị ngộ độc hạt củ đậu

Ngộ độc Rotenon trong hạt củ đậu không có thuốc giải độc đặc hiệu

– Đo đặc điểm tổn thương gây ức chế hô hấp tế bào mạnh và nhanh chóng chóng thời gian ngắn dẫn đến toan chuyển hóa nặng tăng acid lactic, suy hô hấp, suy tuần hoàn và hôn mê nên thái độ xử trí cần tích cực, khẩn trương

– Bệnh nhân đến sớm trước 1 giờ có thể dùng than hoạt tính liều 1-2 g/Kg. Chưa chứng minh được vai trò của than hoạt đa liều.

Điều trị triệu chứng và hồi sức tích cực là cơ bản và mấu chốt:

– Đặt nội khí quản bảo vệ đường thở, đặc biệt khi có toan chuyển hóa, tụt huyết áp hoặc hôn mê

– Thở máy sớm giảm công hô hấp. Tránh đợi đến khi thở chậm, ngừng thở mới đặt NKQ thở máy.

– Hồi sức dịch tích cực. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm ngay khi BN vào viện có triệu chứng. Sau khi bù đủ dịch cho thuốc vận mạch. Ưu tiên cho thuốc co mạch như Noradrenallin do tình trạng toan chuyển hóa nặng.

– Nhanh chóng khắc phục toan chuyển hóa. Vì toan chuyển hóa kéo dài là nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp và suy tuần hoàn đáp ứng kém với vận mạch:

+ Truyền Natribicarbonat: hiện nay chưa có khuyến cáo về số lượng và tốc độ Natribicarbonat trong ngộ độc Rotenon.

+ Chúng tôi khuyến cáo truyền Natribicarbonat tích cực trong thời gian ngắn, nhanh chóng đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng toan chuyển hóa tạm thời để đảm bảo nâng huyết áp và tưới máu tổ chức.

+ Các nghiên cứu về sử dụng natribicarbonat trong điều trị ngộ độc cấp có thể tới 1000 mEq/12 giờ sau ngộ độc vẫn a toàn.

+ Liều Natribicarbonat: 2 mEq/lần.

+ Chú ý tránh quá tải dịch, tăng Natri và hạ Kali máu

– Lọc máu:

+ Giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng toan. Lựa chọn lọc máu ngắt quãng nếu BN chưa có tụt HA mới có toan chuyển hóa nặng. Chọn lọc máu liên tục TM – TM (CVVH) nếu BN đã có tụt huyết áp hoặc phải dùng thuốc vận mạch liều cao.

+ Chưa chứng minh được vai trò của lọc máu trong loại trừ chất độc

+ Khắc phục toan chuyển hóa sớm và đảm bảo duy trì pH máu > 7,15 trong thời gian 7 giờ đầu sau ngộ độc có ý nghĩa quyết định cứu sống BN

Tóm tắt và khuyến cáo

– Triệu chứng ngộ độc Rotenon do ăn hạt củ đậu giống triệu chứng ngộ độc cyanua, chủ yếu là toan chuyển hóa và nhanh chóng tiến triển đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê. Tuy nhiên nếu hồi sức phụ hợp triệu chứng nặng có thể qua sau 4 – 7 giờ.

– Điều trị chủ yếu tập trung vào hồi sức và điều trị triệu chứng. Trong đó hồi sức dịch, nhanh chóng khắc phục toan bằng Natribicarbonat liều cao và lọc máu là quan trọng nhất. Đặt ống NKQ và thở máy sớm ngay khi có chỉ định. Sử dụng thuốc vận mạch tích cực, ưu tiên Noradrenallin.

– BN tử vong thường do: đến muộn với triệu chứng hôn mê, tụt huyêt áp và suy hô hấp. Hoặc những BN đến sớm nhưng không đươc chẩn đoán hoặc xử trí với thái độ không phù hợp.

– KEY: ổn định bệnh nhân nhanh chóng đặc biệt trong 7 giờ đầu tiên sau ngộ độc

Tài liệu tham khảo

  1. Hung YM, Hung SY, Olson KR, Chou KJ, Lin SL, Chung HM, Tung CN, Chang JC ().Yam bean seed poisoning mimicking cyanide Intern Med J ; 37 (2); 1302
  2. Narongchai PNarongchai SThampituk S (2005). The first fatal case of yam bean and rotenone toxicity in Thailand. J Med Assoc Thai. 88(7):984-7.
  3. Catteau LLautié EKoné OCoppée MHell KPomalegni CBQuetin-Leclercq J. (2013) Degradation of rotenone in yam bean seeds (Pachyrhizus sp.) through food processing. J Agric Food Chem. 61(46):11173-9.
  4. Lautié ERozet EHubert PVandelaer NBillard FFelde TZGrüneberg WJQuetin-Leclercq J. (2013) Fast method for the simultaneous quantification of toxic polyphenols applied to the selection of genotypes of yam bean (Pachyrhizus sp.) seeds. Talanta. 15;117:94-101
  5. Toxin.com/Rotenone

ThS. BS. Nguyễn Đàm Chính

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Ăn hạt củ đậu khiến 3 người ngộ độc và 1 người tử vong – Thầy thuốc có thể làm gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/hat-cu-dau-khien-3-nguoi-ngo-doc-va-1-nguoi-tu-vong-thay-thuoc-co-lam-gi-195.html/feed 0 2084
Đuối cạn và đuối nước thứ phát là gì? https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/duoi-can-va-duoi-nuoc-thu-phat-la-gi-164.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=duoi-can-va-duoi-nuoc-thu-phat-la-gi https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/duoi-can-va-duoi-nuoc-thu-phat-la-gi-164.html#respond Sat, 06 Dec 2014 13:58:59 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2036 Những dấu hiệu đuối cạn và/hoặc đuối nước thứ phát không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu hoặc mệt mỏi sau một ngày dài dưới ánh nắng mặt trời và ngâm mình trong nước. Nếu con bạn gắng sức hoặc có những vấn đề khi ở dưới nước, hãy chú ý tới các dấu hiệu này vì nó có thể xuất hiện vài giờ sau đó. Chào bác sĩ, Con trai em năm nay 5 tuổi, hôm qua sau khi cháu đi tắm biển về khoảng vài tiếng thì

Bài viết Đuối cạn và đuối nước thứ phát là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Những dấu hiệu đuối cạn và/hoặc đuối nước thứ phát không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu hoặc mệt mỏi sau một ngày dài dưới ánh nắng mặt trời và ngâm mình trong nước. Nếu con bạn gắng sức hoặc có những vấn đề khi ở dưới nước, hãy chú ý tới các dấu hiệu này vì nó có thể xuất hiện vài giờ sau đó.

Chào bác sĩ,

Con trai em năm nay 5 tuổi, hôm qua sau khi cháu đi tắm biển về khoảng vài tiếng thì xuất hiện thở nhanh, tức ngực và ho rất nhiều. Sợ quá em đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu. Em được các bác sĩ giải thích là cháu bị phù phổi cấp. Hôm nay, sau 1 ngày, thì cháu đỡ nhiều rồi. Từ trước tới nay cháu hoàn toàn khỏe mạnh, chưa phát hiện bệnh gì. Vậy bác sĩ cho em hỏi có đúng là cháu bị phù phổi cấp không? Bệnh này có chữa khỏi được không? Và cần phòng tránh bệnh như thế nào?

Nguyễn Lan Anh (Thanh Hóa)

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì đúng là có khả năng cháu bị phù phổi cấp. Tuy nhiên cũng cần phải loại trừ được các nguyên nhân khác gây khó thở, đau ngực và ho nhiều ở trẻ em (ví dụ: viêm phế quản, viêm phổi…). Hơn nữa, phù phổi cấp có nhiều nguyên nhân gây lên, hay gặp nhất là nguyên nhân tim mạch, bạn cần phải cho cháu đi khám và kiểm tra lại tim mạch một cách cẩn thận. Quay lại tình huống của cháu, các dấu hiệu khó thở, đau ngực và ho nhiều xuất hiện sau khi đi tắm biển về vài tiếng thì phải cẩn thận có thể cháu bị phù phổi cấp do hít phải nước trong khi tắm biển. Vì lượng nước hít phải nhỏ nên cháu không bị khó thở ngay. Các dấu hiệu và triệu chứng của cháu xuất hiện ở trên rất phù hợp với bệnh cảnh “đuối cạn” và/hoặc “đuối nước thứ phát”. Để hiểu rõ hơn, tôi xin giới thiệu một bài viết về chủ đề này.

ĐUỐI CẠN VÀ ĐUỐI NƯỚC THỨ PHÁT LÀ GÌ?

Mùa hè là khoảng thời gian dành cho giải trí với nước, nhưng nó cũng kèm theo nguy cơ đuối nước cao hơn

Nhiều người không nhận ra rằng mọi người có thể bị đuối nước ngay cả sau họ đã ra khỏi nước. Đây là một hiện tượng hiếm gặp được gọi là “đuối cạn” hoặc “đuối nước thứ phát”

Để tìm hiểu thêm, WebMD đã nói chuyện với bác sĩ Orlowski1, ông là một chuyên gia về đuối nước đã có nhiều công trình nghiên cứu được công nhận trên toàn cầu

1 Bệnh viện Florida, thành phố Tamda, bang Florida, Hoa Kỳ

Dưới đây là những gì mà bạn cần biết về đuối cạn và đuối nước thứ phát:

Trong khi các cụm từ “đuối cạn” và “đuối nước thứ phát” không phải là những thuật ngữ chính thức thì đuối cạn xảy ra khi ai đó hít vào một lượng nhỏ nước trong lúc gắng sức, Orlowski nói. Điều đó đã kích thích các cơ trong đường hô hấp co thắt và gây khó thở.

Trong đuối nước thứ phát, chất lỏng tích tụ trong phổi, được gọi là phù phổi, sau một tai nạn suýt bị đuối nước. Chất lỏng sẽ gây khó thở.

Một người suýt bị đuối nước có thể được đưa ra khỏi nước và đi bộ xung quanh một cách bình thường trước khi các dấu hiệu của đuối cạn biểu hiện rõ ràng. Nhưng tất cả các trường hợp đuối cạn đều gây khó thở và tổn thương não, cũng giống như đuối nước. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong.

Tại sao đuối cạn hiếm gặp?

Đuối cạn và đuối nước thứ phát không phổ biến. Cả hai chỉ chiếm khoảng 1% – 2% các trường hợp đuối nước, Orlowski nói.

Các dấu hiệu của đuối cạn hoặc đuối nước thứ phát là gì?

Một người đã hít phải nước thì có thể có các dấu hiệu:

+ Khó thở, đau ngực, hoặc ho

+ Thay đổi đột ngột hành vi

+ Rất mệt mỏi

Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu hoặc mệt mỏi sau một ngày dài dưới ánh nắng mặt trời và ngâm mình trong nước. Nếu con bạn gắng sức hoặc có những vấn đề khi ở dưới nước, hãy chú ý tới các dấu hiệu trên vì nó có thể xuất hiện vài giờ sau đó.

Bạn cần làm gì nếu bạn nghĩ rằng ai đó có nguy cơ?

Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào ở trên, hãy tới phòng cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là yếu tố quan trọng trong điều trị đuối cạn.

Đuối cạn hoặc đuối nước thứ phát có thể điều trị được không?

Có, họ có thể được điều trị bằng thở oxy hoặc thông khí nhân tạo tại bệnh viện.

Bao lâu sau tai nạn thì xuất hiện nguy cơ đuối cạn?

Đuối cạn và đuối nước thứ phát thường xuất hiện trong khoảng 1 – 24 giờ sau một gắng sức trong nước.

Đuối cạn và đuối nước thứ phát có thể phòng tránh được không?

An toàn với nước là cách phòng tránh tốt nhất. Nhắm chặt mắt khi bơi không có kính mắt bảo vệ và khi trẻ em ở dưới nước, dạy người bơi thổi nước ra, biết giới hạn của mình, và không hoảng loạn trong nước.

Orlowski nhấn mạnh rằng không có sự thay thế nào cho sự giám sát tốt của cha mẹ khi trẻ em ở xung quanh nước, có thể là bể bơi hoặc một hồ nước tự nhiên. Đuôi nước vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em. Để phòng tránh đuối nước, chúng ta phải biết cách hồi sinh tim phổi (PCR), dạy trẻ em bơi và biết cách giữ an toàn với nước, và đặt một hàng rào kín xung quanh bể bơi để phòng tránh trẻ em bị ngã xuống do tai nạn.

ThS. BS. Lương Quốc Chính

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Theo: WebMD Health News

Bài viết Đuối cạn và đuối nước thứ phát là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/tin-tuc-va-chuyen-gia/bac-si-noi-tru/duoi-can-va-duoi-nuoc-thu-phat-la-gi-164.html/feed 0 2036
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí rắn lục cắn https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-ran-luc-can-129.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-ran-luc-can https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-ran-luc-can-129.html#respond Fri, 05 Dec 2014 13:27:35 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=1983 Rắn lục (Cryptelytrops albolabris) cắn là một cấp cứu phải được theo dõi sát tại khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc có huyết thanh kháng nọc rắn lục và có khả năng hồi sức. Dùng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp điều trị đặc hiệu và hiệu quả. ĐẠI CƯƠNG – Rắn lục C. albolabris cắn là một cấp cứu phải được theo dõi sát tại khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc có huyết thanh kháng nọc rắn lục và có khả năng hồi sức. – Dùng huyết thanh kháng nọc rắn là phương

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí rắn lục cắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Rắn lục (Cryptelytrops albolabris) cắn là một cấp cứu phải được theo dõi sát tại khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc có huyết thanh kháng nọc rắn lục và có khả năng hồi sức. Dùng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp điều trị đặc hiệu và hiệu quả.

ĐẠI CƯƠNG

– Rắn lục C. albolabris cắn là một cấp cứu phải được theo dõi sát tại khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc có huyết thanh kháng nọc rắn lục và có khả năng hồi sức.

– Dùng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp điều trị đặc hiệu và hiệu quả.

Rối loạn đông máu do rắn lục cắn

Trong nọc rắn lục có các độc tố:

– Enzym tiêu huỷ protein (protease), trong đó metalloproteinase, sernoproteinase giữ vai trò chủ đạo. Protease phá huỷ nội mô thành mạch và thành mạch gây tăng tính thấm thành mạch, phá vỡ cân bằng quá trình đông máu và cầm máu bình thường trong cơ thể. Tổn thương nội mạc mạch máu tạo điều kiện cho tiểu cầu bám dính ngưng tập và hình thành các yếu tố như photpholipid khởi động cơ chế đông cầm máu trong huyết tương.

– Các enzym tiền đông máu có tác dụng hoạt hoá các yếu tố đông máu, chủ yếu là hoạt hoá prothrombin (yếu tố II) và yếu tố X, V do tác dụng trực tiếp yếu tố II, V.

– Các protein chống đông máu tác động lên cơ chế đông máu huyết tương, các protein này liên kết với các yếu tố IX, X, làm tăng tiêu thụ các yếu tố IX, X, VII, tạo thành chuỗi axit amin. Do đó làm thiếu hụt Xa, thiếu hụt phức hợp prothrombinase.

– Nọc rắn lục còn gây tiêu fibrinogen thông qua các yếu tố fibrinogenolysin và các enzym có tác dụng như thrombin (thrombin-like enzyme) hoạt hoá  hình thành mạng lưới fibrin thứ phát làm tăng tiêu thụ fibrinogen. Đồng thời các yếu tố plasminogen hoạt hóa  nhanh chóng chuyển plasminogen thành plasmin tác động lên mạng lưới fibrin dẫn đến tiêu fibrin một cách nhanh chóng gây xu hướng chảy máu, có thể diễn ra sớm trong vòng 30 phút và có thể kéo dài 12-18 giờ.

– Nọc rắn lục còn có chất thuỷ phân casein, ester arginin, axit arginin glycin aspartic trọng lượng phân tử thấp có hoạt tính ức chế ngưng tập tiểu cầu, hoạt hoá protein C làm thoái hoá Va và VIIIa dẫn đến tiêu fibrin.

Như vậy, RLĐM do nọc rắn lục là do tiêu thụ hoặc ức chế các yếu tố đông máu gây chảy máu khắp nơi, BN rơi vào tình trạng như đông máu nội mạch rải rác (DIC), một mặt tạo ra các fibrin hoà tan, làm xuất hiện các cục huyết khối nhỏ rải rác trong lòng mạch, đồng thời quá trình tiêu fibrin dẫn đến tiêu thụ quá nhiều các yếu tố đông máu và hậu quả là thiếu máu tổ chức gây thiếu ôxy tổ chức và xuất huyết.

Phân loại các nhóm độc tố có trong nọc rắn lục

Bảng 1. Phân loại các nhóm độc tố có trong nọc rắn lục tác động đến hệ thống đông máu (Markland, 1998)

Nhóm độc tố Tác động
Tiền đông máu Yếu tố V hoạt hóaYếu tố IX hoạt hóaYếu tố X hoạt hóa
Chống đông máu Protein C hoạt hóaProtein bất hoạt yếu tố IX, XChất ức chế thrombinPhospholipase A2
Phân giải fibrinogen Thrombin-like enzymePlasminogen hoạt hóa
Tác động đến thành mạch Haemorrhagins
Hoạt động tiểu cầu Kích thích ngưng tập tiểu cầuỨc chế ngưng tập tiểu cầu

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG-XÉT NGHIỆM

2.1. Lâm sàng

Hoàn cảnh bị rắn lục cắn và đặc điểm của con rắn đã cắn bệnh nhân: cần yêu cầu bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân đem rắn (đã chết hoặc còn sống) đến để nhận dạng.

Chú ý không cố gắng bắt hoặc giết rắn, cẩn thận vì đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người và gây ngộ độc

Tại chỗ:

+ Vài phút sau khi bị cắn sưng tấy nhanh kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm.

+ Sau khoảng 6 giờ toàn chi sưng to, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ.

+ Sau đó xuất hiện phỏng rộp, xuất huyết trong bọng nước. Có thể có hoại tử, nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang, chèn ép nhiều.

Toàn thân:

+ Chóng mặt, lo lắng, tình trạng sốc: tụt HA, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu.

+ Trên lâm sàng có thể quan sát thấy hiện tương chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng. Hay gặp chảy máu tiêu hóa, tiết niệu. Trường hợp năng chảy máu phổi, não.

+ Suy thận cấp do tiêu cơ vân.

2.2. Cận lâm sàng

– Xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường: lấy máu cho vào ống thủy tinh sạch để lại một chỗ (không được lắc hoặc ghiêng ống) sau 20 phút máu còn ở dạng lỏng tức là máu không đông thì xét nghiệm này dương tính

– Công thức máu: tiểu cầu (thường giảm nặng), có thể thiếu máu do mất máu.

– Xét nghiệm đông máu: tỷ lệ prothrombin giảm, IRN kéo dài, APTT kéo dài, giảm fibrinogen, tăng D-dimer.

– Bilan thận: urê, creatinin, điện giải, protein (máu và nước tiểu), CK tăng.

– Điện tim, khí máu.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định: dựa vào hoàn cảnh bị rắn lục cắn, biểu hiện lâm sàng sưng nề tại chỗ và xuất huyết nhiều nơi do rối loạn đông máu, xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường và xét nghiệm đông máu.

ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc điều trị

Rắn độc cắn là một cấp cứu. Bệnh nhân cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

b. Điều trị cụ thể

  • Sơ cứu rắn độc cắn

Sau khi bị rắn độc cắn cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.

Mục tiêu của sơ cứu:

– Làm chậm sự hấp thu của nọc độc về tuần hoàn hệ thống.

– Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.

– Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu và khả năng hồi sức cấp cứu tốt).

– Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân!

Các biện pháp sơ cứu:

– Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.

– Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp (vì bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.

– Không được chích rạch tại vết cắn, tránh các can thiệp khác vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.

– Không uống hoặc đắp bất kỳ thuốc lá gì lên vết cắn.

– Nếu đau nhiều: nạn nhân là người lớn thì cho paracetamol uống hoặc truyền tĩnh mạch.

– Nếu dấu hiệu toàn thân hay tại chỗ nặng, đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt xa chỗ cắn) để truyền dịch.

– Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được mất quá nhiều thì giờ.

  • Điều trị tại bệnh viện

– Sát trùng tại chỗ cắn, chống uốn ván (tiêm SAT), kháng sinh dự phòng.

– Điều trị bằng huyết thanh kháng nọc (HTKN):

+ Chỉ định khi:

Hoàn cảnh được xác định hoặc nghi ngờ bệnh nhân bị rắn lục cắn có một trong những dấu hiệu sau:

a) Chảy máu bất thường: chảy máu hệ thống tự phát.

b) RLĐM: xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính, hoặc giảm prothrombin; INR, APTT kéo dài, giảm fibrinogen hoặc tiểu cầu giảm dưới 100 x 109/l

c) Sưng đau lan rộng lên đến hơn một nửa chi bị rắn cắn trong vòng 48 giờ.

HTKN được điều trị ngay sau khi được chỉ định, nó có thể đảo ngược những bất thường về đông cầm máu do nọc độc gây ra kể cả sau một hoặc vài tuần. Do đó nếu BN vẫn còn bằng chứng về RLĐM thì còn chỉ định HTKN.

Đánh giá BN đáp ứng tốt với HTKN khi tình trạng lâm sàng cải thiện, đỡ đau đầu, buồn nôn, chảy máu tại chỗ tự cầm và xét nghiệm đông máu sau 6 giờ trở về bình thường.

+ Liều HTKN:

Liều ban đầu 10 lọ.

Nếu sau 2 giờ BN vẫn tiếp tục chảy máu hoặc sau 6 giờ còn RLĐM thì chỉ định liều HTKN tiếp theo. Liều nhắc lại 5-10 lọ HTKN.

Chú ý đề phòng sốc phản vệ (nếu có phải xử trí ngay theo phác đồ)

– Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần nếu bệnh nhân mất máu nhiều.

– Truyền plasma tươi đông lạnh, tủa cryo, khối tiểu cầu nếu có chỉ định.

– Truyền dịch nhiều, phòng suy thận cấp do tiêu cơ vân.

– Chạy thận nhân tạo khi suy thận cấp do tiêu cơ vân nặng.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng

DỰ PHÒNG

Truyền thông giáo dục phòng chống rắn độc cắn. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

  1. Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ; Hồi sức cấp cứu toàn tập; Nhà xuất bản Y học 2004.
  2. Lewis R. Goldfrank; Toxicologic Emergencies – 8th edition; McGraw-Hill 2006.
  3. Richard C. Dart (2004), Medical Toxicology – 3rd edition; Lippincott Williams & Wilkins 2004.
  4. Warrell DA (2010), ‘Guidelines for management of snake-bites”, WHO.
  5. Julian White (2005) “Snake venoms and coagulopathy”, Toxicon 45; 951-967.

TS. BS. Hà Trần Hưng

Bộ môn Hồi sức Cấp cứu & Chống độc, Đại học Y Hà Nội

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí rắn lục cắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/huong-dan-chan-doan-va-xu-tri-ran-luc-can-129.html/feed 0 1983
Hướng dẫn nhận biết và xử trí khi bị bọ cạp đốt https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/chan-doan-va-xu-tri-bo-cap-dot-153.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=chan-doan-va-xu-tri-bo-cap-dot https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/chan-doan-va-xu-tri-bo-cap-dot-153.html#comments Fri, 05 Dec 2014 12:51:34 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=1973 Vết đốt của bọ cạp có thể gây đau đớn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng lớn nào. Những gì một người nên làm sau khi bị bọ cạp đốt phụ thuộc vào loại bọ cạp và các triệu chứng sau đó. Bài viết này, yhocthuongthuc.net sẽ hướng dẫn bạn cách thức cụ thể để nhận biết và xử lí khi bị bọ cạp cắn. Những kinh nghiệm này chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn! Những hiểu biết về bọ cạp Bọ cạp là một thành viên của lớp

Bài viết Hướng dẫn nhận biết và xử trí khi bị bọ cạp đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Vết đốt của bọ cạp có thể gây đau đớn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng lớn nào. Những gì một người nên làm sau khi bị bọ cạp đốt phụ thuộc vào loại bọ cạp và các triệu chứng sau đó.

Bài viết này, yhocthuongthuc.net sẽ hướng dẫn bạn cách thức cụ thể để nhận biết và xử lí khi bị bọ cạp cắn. Những kinh nghiệm này chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn!

Những hiểu biết về bọ cạp

Bọ cạp là một thành viên của lớp Arachnida và có họ hàng gần với nhện, bọ ve và ve.

Loài sinh vật này có hai kìm, 8 chân và một cơ thể thuôn dài với một cái đuôi gồm nhiều đoạn. Chúng có chiều dài từ khoảng 9 đến 21 cm. Một số con bọ cạp nhỏ hơn và khó nhìn thấy. Chúng có thể xuất hiện như một sợi dây mảnh trên mặt đất. 

Đoạn đuôi cuối cùng chứa ngòi (còn gọi là telson) truyền độc tố cho người bị đốt. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau – từ nâu vàng, nâu nhạt đến đen.

Các yếu tố nguy cơ bị bọ cạp đốt

Bọ cạp thường trốn trong đống củi, quần áo, khăn trải giường, giày dép, thùng rác. Vì vậy cần hết sức lưu ý khi xử lý những thứ này. Chúng có nhiều khả năng được nhìn thấy trong những mùa ấm hơn và khi đi bộ đường dài hoặc cắm trại.

bọ cạp đốt

Vết đốt của bọ cạp thường xảy ra trên bàn tay, cánh tay, bàn chân và cẳng chân.

Nhận biết vết cắn bọ cạp

Lịch sử chẩn đoán vết đốt của bọ cạp là điều hiển nhiên.

Vết cắn của bọ cạp dẫn đến tổn thương quầng bao gồm một vùng hình tròn nhạt màu được bao quanh bởi một vòng đỏ.

Việc chẩn đoán bệnh bọ cạp đôi khi có thể khó khăn nếu không có tiền sử bị đốt. Và đặc biệt là ở trẻ em. Vết cắn này được so sánh với rắn hổ mang cắn, nhện cắn.

Mặc dù có các cơ chế hoạt động khác nhau. Nhưng cả nọc của bọ cạp gây ra sự gia tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh ngoại vi. Dẫn đến một số điểm tương đồng giữa chủ nghĩa sống ẩn và bọ cạp. 

Các triệu chứng cổ điển và các dấu hiệu của bệnh bò cạp thường được tìm thấy. Bao gồm chứng khó nuốt với các chất tiết ở hầu họng rõ rệt, khó thở, rối loạn thị giác và rối loạn cảm giác nói chung. 

Mặt khác, đổ mồ hôi nhiều và độ cứng của cơ bụng cũng là một dấu hiệu nhận biết.

Điều gì xảy ra sau khi bị bọ cạp đốt?

Thông thường, cơn đau từ vết đốt của bọ cạp ở mức độ trung bình đến dữ dội và giảm từ từ theo thời gian. Các triệu chứng khi bị bọ cạp đốt là đau, ngứa ran, bỏng rát hoặc cảm giác tê tại vị trí bị đốt. Phản ứng với vết đốt có thể nhẹ.

Cơn đau mà bạn cảm thấy sau khi bị bọ cạp đốt là tức thời và cực độ. Mọi vết sưng tấy và mẩn đỏ thường sẽ xuất hiện trong vòng năm phút. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn, nếu chúng xảy ra, sẽ xuất hiện trong vòng một giờ.

Hiếm khi, một người trải qua một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng trên khắp cơ thể. 

bọ cạp đốt

Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng khi bị bọ cạp đốt bao gồm tê khắp cơ thể, khó nuốt , lưỡi dày, nhìn mờ, chuyển động mắt, co giật , tiết nước bọt và khó thở.

Nếu một người gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi bị bọ cạp đốt, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • khó thở
  • chảy nước dãi
  • khó nuốt
  • co giật hoặc giật cơ
  • phát ban và sưng tấy trên cơ thể
  • khó đứng
  • vô thức

Những triệu chứng này có thể gây ra tử vong.

Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng liên quan đến vết đốt của bọ cạp?

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng đốt của bọ cạp là ngạnh hoặc nọc có chứa độc tố protein. Độc tố không tinh khiết. Nó chứa một hỗn hợp các protein (chất độc thần kinh, chất ức chế protein và các chất khác). 

Các loại khác nhau giữa các loài và có khả năng đã tiến hóa để nhắm mục tiêu các con mồi cụ thể của loài bọ cạp cụ thể. Chỉ có khoảng 25 đến 40 trong số gần 2000 loài bọ cạp có độc tố hoặc nọc độc gây nguy hiểm cho con người. 

Nọc độc bọ cạp chứa chất độc thần kinh làm tăng tính thấm kênh natri dẫn đến kích hoạt kênh natri và khử cực màng tế bào. 

Điều này dẫn đến sự kích thích quá mức của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Từ đó gây giải phóng quá nhiều acetylcholine và catecholamine.

Chlorotoxin và Maurotoxin là hai chất độc của bọ cạp đã được phân lập. Và hiện đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị tiềm năng cho các bệnh như ung thư.

Xử lí khi bị bọ cạp cắn

Cách điều trị bọ cạp đốt là các biện pháp tại nhà và nghỉ ngơi.

  1. Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước, đồng thời tháo tất cả đồ trang sức ra. Vì mô sưng lên có thể cản trở quá trình lưu thông nếu vết đốt không được mở rộng (ví dụ, vết đốt ở ngón tay có vòng bao quanh).
  2. Chườm mát bằng đá, thường là 10 phút và 10 phút sau vết đốt.
  3. Có thể dùng Acetaminophen ( Tylenol ) 1-2 viên mỗi 4 giờ để giảm đau (thường không quá 3g mỗi 24 giờ). Tránh aspirin và ibuprofen ( Advil , Motrin ) vì chúng có thể góp phần gây ra các vấn đề khác.
  4. Thuốc kháng sinh không hữu ích trừ khi vết đốt bị nhiễm trùng lần thứ hai.
  5. Không cắt vào vết thương hoặc hút thuốc.
  6. Nếu trẻ từ 5 tuổi trở xuống bị đốt, hãy nhờ người chăm sóc y tế đánh giá. 

Hầu hết các nạn nhân bị bọ cạp Centruroides excilicauda cắn chỉ có thể được quản lý bằng cách chăm sóc hỗ trợ. Chẳng hạn như chăm sóc vết thương tại chỗ, dự phòng uốn ván, opioid để giảm đau cơ và benzodiazepine cho các triệu chứng thần kinh cơ. 

bọ cạp đốt

Hỗ trợ đường thở là quan trọng và bệnh nhân có thể yêu cầu thông khí do tăng tiết và rối loạn chức năng tự chủ.

Tuy nhiên, nếu một loài nguy hiểm hơn. Chẳng hạn như bọ cạp đốt người, việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết đốt:

Cấp 1

Điều này có nghĩa là đau, sưng và các triệu chứng khác chỉ giới hạn ở khu vực bị đốt. Điều này chỉ yêu cầu kiểm soát cơn đau.

Cấp 2

Có cảm giác đau và một số tê liệt tại hoặc gần vị trí đó và gần nơi chi kết nối với cơ thể.

Điều trị thường bao gồm kiểm soát cơn đau và có thể bao gồm thuốc chống lo âu.

Cấp 3

Điều này có thể bao gồm tất cả các triệu chứng của lớp 2. Cùng với chân tay bủn rủn và lưng cong (rối loạn chức năng thần kinh cơ xương) hoặc tăng tiết nước bọt, mờ mắt và cử động nhanh của lưỡi (các vấn đề về thần kinh sọ).

Điều trị bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc lo âu và thuốc chống nọc độc.

Cấp 4

Một người sẽ gặp phải cả rối loạn chức năng thần kinh cơ xương và các vấn đề thần kinh sọ, cũng như suy các cơ quan, tăng thân nhiệt hoặc phù phổi.

Antivenom rất quan trọng đối với những người gặp phải các triệu chứng này. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nhiều bệnh viện không dự trữ thuốc kháng nọc độc, và nó có thể rất đắt.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Một người nên đến gặp bác sĩ nếu họ có các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn trong vòng 2-3 giờ sau vết đốt.

Một người cần được cấp cứu y tế khẩn cấp nếu họ có các tình trạng nghiêm trọng. Tình trạng này có khả năng đe dọa tính mạng phát triển ngay sau vết đốt.

Hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già. Đặc biệt là nếu bị bọ cạp đốt, sống ở những khu vực rộng lớn ở Arizona và New Mexico. Nên được bác sĩ nhanh chóng đưa đi khám vì một số phản ứng nghiêm trọng xảy ra ở những quần thể này.

Phòng ngừa bị bọ cạp chích

Các chuyên gia khuyên người có nguy cơ tiếp xúc. Chẳng hạn như những người làm việc tại các khu vực bên ngoài, thực hiện các bước sau:

  • Mang găng tay da.
  • Mặc áo dài tay.
  • Giũ quần áo, giày và ủng trước khi mặc vào.

Một người cũng nên mang theo ống tiêm tự động epinephrine nếu họ có tiền sử bị dị ứng với vết cắn hoặc đốt của côn trùng.

bọ cạp đốt

Bọ cạp hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Vì vậy, mọi người nên thận trọng khi làm việc bên ngoài vào ban đêm.

Nhiều loại thuốc trừ sâu được sử dụng thương mại bên ngoài trong nhà có thể làm cho một số loài bọ cạp chậm chạp và dễ bị giết hơn trước khi chúng có thể chích. Ngoài ra, thuốc trừ sâu có thể làm giảm rõ rệt nguồn thức ăn của bọ cạp.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đề xuất rằng nếu bạn nhìn thấy hoặc sờ thấy bọ cạp trên da. Hãy nhanh chóng loại bỏ chúng thay vì cố gắng giết nó. Vì bọ cạp có thể sẽ đốt bạn nếu bạn không giết chết nó.

Bọ cạp phát sáng dưới tia UV (ánh sáng đen). Vì vậy nếu bạn đang làm nhiệm vụ ở những khu vực mà bọ cạp có thể sinh sống. Chẳng hạn như khu vực tối như tủ quần áo hoặc bên dưới mái hiên. Hãy sử dụng đèn đen để tìm chúng trước khi chúng đốt bạn.

Kết luận

Bọ cạp đốt thường không phải là một vấn đề đe dọa tính mạng. Sau khi bị vết đốt, một người nên rửa khu vực bằng xà phòng và nước và liên hệ với Cơ quan Kiểm soát Chất độc để được hướng dẫn.

Thông thường, một người sẽ chỉ cần chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như thuốc giảm đau và nước đá. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải dùng thêm thuốc và điều trị.

Với sự chăm sóc y tế thích hợp, hầu hết mọi người sẽ hồi phục sau một trường hợp nghiêm trọng.

Những người có nguy cơ bị bọ cạp đốt nhiều nhất là những người sống hoặc làm việc ở các khu vực Tây Nam của Hoa Kỳ. Họ có thể muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi làm việc bên ngoài.

Chúc bạn sức khỏe và an toàn khi làm việc!

Đừng quên những mẹo nhỏ mà chúng tôi mách bạn để áp dụng kịp thời nhé!

Theo: Thiện Huy.

Bài viết Hướng dẫn nhận biết và xử trí khi bị bọ cạp đốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/benh-ly/cap-cuu/chan-doan-va-xu-tri-bo-cap-dot-153.html/feed 1 1973