Mang thai – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Thu, 30 Jan 2020 15:00:31 +0000 vi hourly 1 162709760 Bổ sung sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai https://yhocthuongthuc.net/bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai.html#respond Thu, 30 Jan 2020 15:00:31 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3446 Một nghiên cứu mới cho thấy, uống bổ sung viên sắt trong khi mang thai có thể giảm nguy cơ thiếu máu và liên kết tới khả năng tăng cân và giảm nguy cơ sinh thiếu cân. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 90 nghiên cứu khác nhau với gần 2 triệu phụ nữ mang thai và thấy rằng bổ sung sắt hàng ngày có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ. Thiếu máu trong ba tháng đầu và 3 tháng tiếp sau có liên quan tới nguy cơ sinh nhẹ cân

Bài viết Bổ sung sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Một nghiên cứu mới cho thấy, uống bổ sung viên sắt trong khi mang thai có thể giảm nguy cơ thiếu máu và liên kết tới khả năng tăng cân và giảm nguy cơ sinh thiếu cân.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 90 nghiên cứu khác nhau với gần 2 triệu phụ nữ mang thai và thấy rằng bổ sung sắt hàng ngày có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.

Thiếu máu trong ba tháng đầu và 3 tháng tiếp sau có liên quan tới nguy cơ sinh nhẹ cân và sinh non. Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 20 tháng 6 trên tạp chí BMJ của Mỹ.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cứ tăng mỗi 10 mg trong lượng sắt bổ sung mỗi ngày (khoảng 66 mg), các bà mẹ mang thai có khả năng giảm 12 % nguy cơ thiếu máu và trong lượng trẻ sơ sinh tăng lên 15g và nguy cơ sinh con thiếu cân giảm 3%.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi bà mẹ mang thai bổ sung ít nhất 60 mg sắt mỗi ngày.

Các chuyên gia cũng cho biết, thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến trên thế giới và là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thai kỳ, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Người ta ước tính rằng, thiếu sắt ảnh hưởng tới 32 triệu phụ ữ mang thai trên toàn thế giới năm 2011.

Phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất sắt ở phụ nữ mang thai. Bổ sung sắt là một phần của chiến lược cải thiện lượng máu cho mẹ, và cân nặng cho thai nhi.

Bài viết Bổ sung sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai.html/feed 0 3446
Những đối tượng không nên uống thuốc tránh thai (P1) https://yhocthuongthuc.net/nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1 https://yhocthuongthuc.net/nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1.html#respond Thu, 30 Jan 2020 08:28:01 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3329 Ngày nay, để an toàn khi “yêu”, chị em thường sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số trường đặc biệt sau, chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai dưới bất kỳ hình thức nào để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính Điều cần chú ý, phụ nữ mắc chứng bệnh này tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai bởi khi vào cơ thể, sẽ làm tăng “gánh nặng” cho gan và thận, từ đó gây tổnthương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết

Bài viết Những đối tượng không nên uống thuốc tránh thai (P1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Ngày nay, để an toàn khi “yêu”, chị em thường sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số trường đặc biệt sau, chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai dưới bất kỳ hình thức nào để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính

Điều cần chú ý, phụ nữ mắc chứng bệnh này tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai bởi khi vào cơ thể, sẽ làm tăng “gánh nặng” cho gan và thận, từ đó gây tổnthương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơthể. Lâu dần bệnh viêm gan, viêm thận ngày càng nghiêm trọng khó màchữa trị.

Mắc các bệnh về tim mạch hay suy nhược chức năng tim mạch

Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai ngăn chặn sự lưu thông của cácphân tử nước, natri (Na). Điều đó, đồng nghĩa với việc hệ thống timmạch phải tăng công suất hoạt động. Dùng thuốc tránh thai trong thờigian dài sẽ gây quá tải cho hệ tim mạch, dễ dàng làm bệnh trở lên trầmtrọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Mắc bệnh cao huyết áp

Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, uống thuốc tránh thai làm tănghuyết áp ở số ít phụ nữ. Do đó, nếu mắc chứng cao huyết áp không nên sửdụng thuốc tránh thai gây hại cho sức khỏe.

Mắc bệnh tiểu đường hoặc có bệnh sử gia đình mắc bệnh này

Có thể nói, do sau khi dùng thuốc, lượng đường trong máu tăng nhẹ, mầm mống gây bệnhtiểu đường có nguy cơ phát tác. Đặc biệt đối với những phụ nữ đã từnghoặc đang mắc bệnh này, mức ảnh hưởng cao hơn.

Mắc chứng cang tiến tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)

Với những ai chưa được chữa trị dứt điểm, tốt nhất không nên sử dụng thuốc tránh thai. Đây sẽ là điều nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.

Bài viết Những đối tượng không nên uống thuốc tránh thai (P1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1.html/feed 0 3329
Bao lâu sau khi tiêm rubella thì có thể mang thai? https://yhocthuongthuc.net/bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai.html#respond Tue, 20 Aug 2019 13:06:03 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3002 Chỉ nên có thai sau khi têm mũi rubella cuối cùng 3 tháng. Câu hỏi:  Tôi sinh tháng 4 năm 1987, như vậy đến thời điểm này tôi đã bước sang tuổi 26. Tháng 2 năm nay tôi có đi tiêm phòng rubella tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Và được tư vấn tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Bác sĩ hẹn hai tháng sau (tháng 4) tiêm mũi thứ 2, như vậy tôi đã được quá tuổi thì liệu còn tác dụng gì không? Năm sau tôi muốn sinh em bé có được

Bài viết Bao lâu sau khi tiêm rubella thì có thể mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Chỉ nên có thai sau khi têm mũi rubella cuối cùng 3 tháng.

Câu hỏi:

 Tôi sinh tháng 4 năm 1987, như vậy đến thời điểm này tôi đã bước sang tuổi 26. Tháng 2 năm nay tôi có đi tiêm phòng rubella tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Và được tư vấn tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Bác sĩ hẹn hai tháng sau (tháng 4) tiêm mũi thứ 2, như vậy tôi đã được quá tuổi thì liệu còn tác dụng gì không? Năm sau tôi muốn sinh em bé có được không và nếu không tiêm mũi ba thì vắc xin có tác dụng gì không?

Trả lời: 

Độ tuổi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung được Bộ y tế khuyến cáo hện nay là từ 9- 26 tuổi (không khuyến cáo têm vác –xin phòng HPV cho phụ nữ trên 26 tuổi). Tuy nhiên một số nước trên thế giới vẫn tiêm phòng cho phụ nữ trên 26 tuổi. Chứng tỏ việc tiêm này vẫn có tác dụng. Bạn bắt đầu tiêm mũi đầu tiên khi chưa được 26 tuổi. Và được tư vấn tại một trong những địa chỉ tin cậy là Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Vậy bạn hãy thực hiện tiêm đủ ba mũi để đạt được hiệu quả tối đa. Bạn chỉ nên có thai sau khi têm mũi cuối  cùng 3 tháng.

Việc tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con là cần thiết. Bạn không nên bỏ tiêm bất cứ mũi nào. Bạn hãy nhớ, cho dù đã tiêm phòng đầy đủ thì bạn vẫn cần thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ. Và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết Bao lâu sau khi tiêm rubella thì có thể mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai.html/feed 0 3002
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai? https://yhocthuongthuc.net/co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai.html#respond Wed, 14 Aug 2019 08:32:48 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2931 Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn ngừa những căn bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Câu hỏi: Tôi nghe nhiều người mách, trước khi mang thai phụ nữ nên đi tiêm phòng để phòng ngừa những bệnh dễ mắc trong thai kỳ. Điều này có đúng không? Nếu tiêm thì tiêm phòng những bệnh gì mà nên tiêm trước khi mang thai bao lâu? Trả lời: Phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu được chuẩn bị chu đáo về sức khỏe thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh. Tiêm phòng trước khi mang

Bài viết Có nên tiêm phòng trước khi mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn ngừa những căn bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.

Câu hỏi: Tôi nghe nhiều người mách, trước khi mang thai phụ nữ nên đi tiêm phòng để phòng ngừa những bệnh dễ mắc trong thai kỳ. Điều này có đúng không? Nếu tiêm thì tiêm phòng những bệnh gì mà nên tiêm trước khi mang thai bao lâu?

Trả lời: Phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu được chuẩn bị chu đáo về sức khỏe thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh. Tiêm phòng trước khi mang thai giúp cho người mẹ phòng bệnh cho mình, tránh gặp những nguy hiểm cho tính mạng mẹ khi mang thai như viên gan siêu vi cáp hoặc gây dị tật cho con khi mới cấn thai như rubella, cúm…và tăng sức đề kháng cho con.

Trước khi dự định có thai mẹ nên tiêm phòng rubella, thủy đậu, viêm gan B. Ngoài ra, còn có thể phòng các loại bệnh như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não cầu A+C…Các mũi tiêm ngừa phải chấm dứt ít nhất một tháng trước khi có thai. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên mẹ nên để sau 3 tháng hãy mang thai là an toàn nhất.

 

Bài viết Có nên tiêm phòng trước khi mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai.html/feed 0 2931
Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html#respond Thu, 30 Jul 2015 02:46:09 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2201 Sản phụ L.T.V, nữ 35 tuổi (địa chỉ Lý Nhân, Hà Nam nhưng sống và lao động ở Hà Nội). Lý do vào viện: chuyển dạ đẻ con rạ lần ba. Khoảng 7 giờ 45 phút (30/07/2015), sản phụ lâm râm đau bụng, được gia đình gọi xe taxi đưa tới bệnh viện Bạch Mai, trên xe taxi sản phụ xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội (cơn co tử cung) và khoảng 30 phút sau thì thai xổ ra ngoài. Chồng sản phụ đã đỡ, quấn khăn tã cho cháu bé và đặt đỡ cháu trên bụng mẹ

Bài viết Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Sản phụ L.T.V, nữ 35 tuổi (địa chỉ Lý Nhân, Hà Nam nhưng sống và lao động ở Hà Nội). Lý do vào viện: chuyển dạ đẻ con rạ lần ba.

Khoảng 7 giờ 45 phút (30/07/2015), sản phụ lâm râm đau bụng, được gia đình gọi xe taxi đưa tới bệnh viện Bạch Mai, trên xe taxi sản phụ xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội (cơn co tử cung) và khoảng 30 phút sau thì thai xổ ra ngoài. Chồng sản phụ đã đỡ, quấn khăn tã cho cháu bé và đặt đỡ cháu trên bụng mẹ (do nhau chưa xổ) ngay trên xe taxi khi đang trên đường tới bệnh viện.

Ngay khi tới bệnh viện, y bác sĩ đã tiếp đón hai mẹ con sản phụ ngay tại ngoài xe taxi và nhanh chóng đưa hai mẹ con vào khoa cấp cứu để ủ ấm, hút đờm dãi cho bé, kẹp và cắt dây rốn. Vì tình huống quá nhanh cho nên không biết cháu bé là trai hay gái, chỉ biết rằng cháu bé rất kháu khỉnh, hồng hào, khóc to và cân nặng được khoảng 3,5 kg. Sau khi xử trí cấp cứu xong, y bác sĩ đã chuyển hai mẹ con sản phụ lên khoa sản của bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại sức khoẻ của hai mẹ con đều ổn định.

Một vài lưu ý về nguy cơ biến chứng nguy hiểm khi sản phụ đẻ rơi hoặc để đẻ tại nhà

Với mẹ:

– Chấn thương, rách âm đạo, rách âm hộ và tầng sinh môn

– Sót nhau, sót màng ối

– Băng huyết và đờ tử cung

– Vỡ tử cung

– Sốc mất máu

– Nhiễm trùng hậu sản

Với thai:

– Ngạt và sặc ối trong khi thai xổ

– Chấn thương thai

– Chảy máu nhau thai (khi đã xổ) có thể gây mất máu cho thai

– Hạ thân nhiệt thai nhi

– Nhiễm trùng, đặc biệt là viêm kết mạc mắt, viêm phổi

Lời khuyên

– Cần khám thai định kỳ, ước tính ngày sinh để từ đó có được kế hoạch chu đáo khi lâm bồn

– Khi có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ, không nên chủ quan và cần đi khám ngay và hãy tới khám ở cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ Hà Phương

 

Bài viết Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html/feed 0 2201
Rubella trong thời kỳ mang thai https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/rubella-trong-thoi-ky-mang-thai-438.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=rubella-trong-thoi-ky-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/rubella-trong-thoi-ky-mang-thai-438.html#respond Sat, 25 Apr 2015 16:03:51 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2130 Nhiễm Rubella có thể gây sảy thai, sinh non hay thai chết lưu, cũng như các khuyết tật bẩm sinh khác, nhưng còn phải phụ thuộc vào giai đoạn bạn bị nhiễm virus. Nguy cơ cao nhất là ở giai đoạn sớm trong sự phát triển của thai nhi và nguy cơ giảm dần theo sự tiến triển của thai kỳ. RUBELLA (SỞI ĐỨC) TRONG THỜI KỲ MANG THAI Tại sao tôi cần được kiểm tra miễn dịch với Rubella? Ở Mỹ, khả năng bị phơi nhiễm với Rubella (Sởi Đức) là cực kì thấp. Nhưng bạn cần biết liệu

Bài viết Rubella trong thời kỳ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Nhiễm Rubella có thể gây sảy thai, sinh non hay thai chết lưu, cũng như các khuyết tật bẩm sinh khác, nhưng còn phải phụ thuộc vào giai đoạn bạn bị nhiễm virus. Nguy cơ cao nhất là ở giai đoạn sớm trong sự phát triển của thai nhi và nguy cơ giảm dần theo sự tiến triển của thai kỳ.

RUBELLA (SỞI ĐỨC) TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Tại sao tôi cần được kiểm tra miễn dịch với Rubella?

Ở Mỹ, khả năng bị phơi nhiễm với Rubella (Sởi Đức) là cực kì thấp. Nhưng bạn cần biết liệu mình đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.

Nếu bạn chưa có miễn dịch với Rubella và bị mắc Rubella trong những tháng đầu của thai kỳ thì con bạn có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị sảy thai hoặc thai nhi có thể có các dị tật bẩm sinh và các vấn đề về phát triển. Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) là những triệu chứng ở đứa trẻ sinh ra khi mẹ nhiễm virus trong quá trình mang thai.

Vì vậy, nếu bạn chưa được sàng lọc miễn dịch với Rubella trước khi có thai, bạn sẽ được xét nghiệm máu ở lần khám thai đầu tiên.

May mắn là, các chuyên gia ước tính có khoảng 90% người Mỹ trên 5 tuổi đều có miễn dịch với Rubella vì họ đã được tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh khi còn nhỏ. (Những người ở những nước mà Rubella không nằm trong chương trình tiêm chủng định kì thì khả năng có miễn dịch là rất thấp).

Hơn nữa, Sởi Đức không giống với Sởi thông thương (rubeola) và khi bạn có miễn dịch với bệnh này thì cũng không có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh kia.

Rubella phổ biến như thế nào?

Rubella đã trở nên rất hiếm gặp ở Mỹ, nhờ thực hiện rất thành công chương trình tiêm chủng. Trước khi vắc-xin Rubella được phát triển vào năm 1969, dịch Rubella năm 1964 và 1965 đã có 12.5 triệu trường hợp bệnh và 20.000 trường hợp có hội chứng rubella bẩm sinh (CRS: congenital rubella syndrome) ở Mỹ. Ngược lại, từ 2001 đến 2005, có tất cả 68 trường hợp bệnh Rubella được báo cáo và có 5 trường hợp có hội chứng Rubella bẩm sinh. Và năm 2006, chỉ có 11 trường hợp Rubella được báo cáo và chỉ có 1 trường hợp Hội chứng Rubella bẩm sinh.

Nói như vậy, sự bùng phát Rubella vẫn xảy ra lác đác ở Mỹ trong vài năm qua, vì vậy điều cốt yếu vẫn là đưa trẻ em đi tiêm chủng và chính bản thân bạn cũng cần được tiêm chủng (khi bạn chưa có thai) nếu bạn vẫn chưa có miễn dịch đặc hiệu.

Ngoài ra, khoảng 1/3 các nước trên Thế giới vẫn thiếu các chương trình tiêm chủng vắc-xin Rubella, vì vậy, virus vẫn lưu hành rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 110.000 trường hợp Hội chứng Rubella bẩm sinh mỗi năm.

Tôi chắc chắn rằng mình đã được tiêm vắc-xin Rubella khi còn nhỏ nhưng xét nghiệm cho thấy tôi vẫn chưa có miễn dịch đặc hiệu. Điều này có thể xảy ra không?

Câu trả lời là có. Mặc dù điều này không thường xuyên xảy ra. Có một số ít người đã được tiêm chủng nhưng không có đáp đứng kháng thể đủ lớn để có thể phát hiện trên xét nghiệm sàng lọc. Cũng có thể là do tác dụng của vắc-xin bị suy yếu qua thời gian.

Những triệu chứng của Rubella là gì?

Rubella là bệnh nhiễm virus cấp tính, nhưng các triệu chứng có thể không đặc hiệu, khiến cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác gặp khó khăn. Khoảng hơn nửa số trường hợp mắc bệnh, hoặc không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ mà bạn có thể không biết được là mình đã nhiễm virus.

Nếu bạn có các triệu chứng điển hình thì chúng sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 12 đến 23 ngày sau khi bạn nhiễm virus. Bạn có thể bị sốt nhẹ, cảm giác khó chịu, đau đầu, sưng hạch, sưng đau khớp, đỏ mắt và nghẹt mũi, chảy nước mũi trong 1 đến 5 ngày trước khi phát ban.

Ban chỉ tồn tại vài ngày, thường xuất hiện đầu tiên trên mặt và sau đó lan ra các bộ phận khác trên cơ thể. Sưng hạch và đau khớp có thể kéo dài vài tuần. Bạn có khả năng lây bệnh cho người khác kể từ 1 tuần trước khi mọc ban và vài tuần sau đó. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là khi ban mọc.

Tôi nên làm gì khi nghi ngờ mình bị nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai?

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay và cho bác sĩ biết rằng bạn có thể đang bị nhiễm Rubella. Đừng đến phòng khám gặp bác sĩ mà không thông báo trước rằng mình có khả năng đã bị nhiễm Rubella vì có nguy cơ lây bệnh cho các phụ nữ có thai khác. Nếu bạn cần được thăm khám, bạn sẽ được sắp xếp buổi hẹn để không phải ngồi trong phòng chờ đông người.

Nếu trước đó bạn chưa có miễn dịch với bệnh hoặc chưa từng được xét nghiệm, bác sĩ sẽ cần làm xét nghiệm máu cho bạn ngay lập tức để kiểm tra xem liệu bạn đã có kháng thể đặc hiệu với Rubella hay không. Bạn sẽ được làm một xét nghiệm máu khác trong 2 tuần và có thể làm 1 xét nghiệm nữa trong 4 tuần. ( Những thay đổi đáng kể về kháng thể so với lần xét nghiệm miễn dịch đầu tiên sẽ thể hiện tình trạng nhiễm trùng hiện tại).

Nếu bạn đã có miễn dịch trước đó với Rubella thì khi nhiễm virus, bạn sẽ có nguy cơ thấp bị tái nhiễm, nhưng con bạn sẽ không có khả năng bị ảnh hưởng. Sẽ không cần làm thêm xét nghiệm gì, nhưng bạn nên gặp bác sĩ để thảo luận kĩ hơn về trường hợp của bản thân.

Nếu bạn bị nhiễm Rubella trong những tháng đầu của thai kỳ, bạn sẽ gặp bác sĩ chuyên khoa về sản- nhi (maternal-fetal medicine specialist) để biết về những nguy cơ xảy ra đối với con của bạn và bạn sẽ cần phải quyết định có đình chỉ thai nghén hay không. Hiện tại không chó phương pháp điều trị hiệu quả nào với Rubella hay bất cứ cách nào để phòng tránh mắc bệnh sau khi phơi nhiễm.

Nếu bạn lựa chọn không đình chỉ thai, bác sĩ sẽ cho bạn một liều globulin miễn dịch càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với hi vọng giảm thiểu nguy cơ dị tật cho con bạn. Tuy nhiên, việc đó không thể ngăn được việc con bạn bị nhiễm bệnh.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là rubella-2.jpg

Phần lớn phụ nữ nghĩ rằng họ không cần tiêm vắc-xin dự phòng bệnh Rubella nữa vì họ đã được tiêm phòng bệnh này khi còn trẻ rồi. Thật không may, ngay cả bạn đã được tiêm phòng bệnh Rubella khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thì trong một nghiên cứu đã chứng minh rằng miễn dịch được tạo bởi vắc-xin phòng bệnh Rubella không kéo dài lâu như bạn nghĩ. Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin sẽ hết qua một khoảng thời gian nhất định.

Ảnh: Internet

Làm cách nào để tôi giảm thiểu nguy cơ mắc Rubella trong quá trình mang thai, trong khi tôi vẫn chưa có miễn dịch đặc hiệu?

Thật không may là bạn không thể tiêm vắc-xin Rubella khi bạn đã có thai. Nếu bạn chưa có miễn dịch, bạn sẽ cần thận trọng để tránh tiếp xúc với những người có ban hay virus, cũng như tránh tiếp xúc với bất kì ai phơi nhiễm với Rubella mà trước đó chưa từng bị bệnh. Sau đây là một vài cảnh báo quan trọng:

+ Đảm bảo rằng con bạn đều được tiêm chủng đầy đủ và bất kì ai trong gia đình chưa có miễn dịch đều cần tiêm phòng. Bạn sẽ không bị lây Rubella từ những người đã tiêm phòng vắc-xin.

+ Tránh tiếp xúc với mọi người khi biết rằng có người bị Rubella trong cộng đồng của bạn. Ở nhà, tránh nơi làm việc hoặc trường học trong giai đoạn bùng phát dịch, cho tới khi trung tâm y tế dự phòng hoặc bác sĩ thông báo rằng không còn nguy cơ lây nhiễm bệnh nữa.

+ Hoãn lại các kế hoạch du lịch tới bất cứ nơi nào trên Thế giới mà Rubella vẫn đang lưu hành phổ biến.

Khi đã sinh con, bạn hãy đi tiêm phòng để Rubella không còn là nỗi lo trong lần mang thai tiếp theo của bạn. Bạn có thể tiêm phòng trong thời gian cho con bú, nhưng bạn sẽ cần đợi ít nhất 28 ngày sau khi tiêm trước khi bắt đầu bắt đầu có thai trở lại. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian này. Nếu bạn có thai trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, nguy cơ có hại xảy ra với em bé của bạn sẽ thấp nhưng tốt nhất là nên cẩn trọng.

Điều gì sẽ xảy ra với thai nhi khi tôi nhiễm Rubella trong quá trình mang thai?

Nhiễm Rubella có thể gây sảy thai, sinh non hay thai chết lưu, cũng như các khuyết tật bẩm sinh khác, nhưng còn phải phụ thuộc vào giai đoạn bạn bị nhiễm virus. Nguy cơ cao nhất là ở giai đoạn sớm trong sự phát triển của thai nhi và nguy cơ giảm dần theo sự tiến triển của thai kỳ.

Nếu bạn bị nhiễm Rubella trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nguy cơ cao (tới 85%) con bạn sẽ bị hội chứng Rubella bẩm sinh. Tỉ lệ bị Hội chứng Rubella bẩm sinh ở những đứa trẻ có mẹ bị nhiễm virus từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 16 là khoảng 54%, và tỉ lệ tiếp tục giảm đột ngột kể từ giai đoạn này. Sau 20 tuần, nguy cơ dị tật bẩm sinh do nhiễm virus là rất thấp.

Những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến Hội chứng Rubella bẩm sinh rất đa dạng, hay gặp nhất là điếc, các khuyết tật về mắt (có thể dẫn tới mù) như đục thủy tinh thể, dị tật về tim và các vấn đề liên quan đến thần kinh như bại não. Các khuyết tật khác có thể thấy ngay khi sinh hoặc có những khuyết tật có thể sau này mới nhận ra được trong giai đoạn sơ sinh và thời kỳ thơ ấu.

Trong khi các hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng và khủng khiếp, hãy nhớ rằng khả năng bị phơi nhiễm với Rubella ở Mỹ hiện tại là cực thấp. Nhưng bạn vẫn nên biết tại sao mình cần được kiểm tra, bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ cho chính mình và con của mình nếu bạn vẫn chưa có miễn dịch, và bạn có thể bảo vệ bản thân trong tương lai như thế nào.

Nguyễn Thị Hào[1]

[1]HMU English Club | CLB tiếng Anh, Đại học Y Hà Nội

Nguồn: Rubella (German measles) during pregnancy | BabyCenter

Bài viết Rubella trong thời kỳ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/rubella-trong-thoi-ky-mang-thai-438.html/feed 0 2130
Odon device: Thiết bị mới, đơn giản, và chi phí thấp để hỗ trợ sinh ngả âm đạo https://yhocthuongthuc.net/gia-dinh-va-thai-nghen/mang-thai/odon-device-thiet-bi-moi-don-gian-va-chi-phi-thap-de-ho-tro-sinh-nga-dao-316.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=odon-device-thiet-bi-moi-don-gian-va-chi-phi-thap-de-ho-tro-sinh-nga-am-dao https://yhocthuongthuc.net/gia-dinh-va-thai-nghen/mang-thai/odon-device-thiet-bi-moi-don-gian-va-chi-phi-thap-de-ho-tro-sinh-nga-dao-316.html#respond Mon, 09 Feb 2015 11:17:52 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2250 Bài viết “Hệ lụy từ một tình huống sinh khó” của bạn Phạm Khánh Sơn được đăng trên bacsinoitru.vn ngày 6 tháng 2 năm 2015 đã cho chúng ta thấy biến chứng của các kỹ thuật forceps và giác hút để lại những hậu quả nặng nề như thế nào. Các biến chứng này thực sự không phải là hiếm gặp ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, và nhằm hạn chế tối đa những hậu quả nặng nề do các biến chứng này gây ra, các nhà khoa học đã liên tục nghiên cứu nhằm cải tiến

Bài viết Odon device: Thiết bị mới, đơn giản, và chi phí thấp để hỗ trợ sinh ngả âm đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Bài viết “Hệ lụy từ một tình huống sinh khó” của bạn Phạm Khánh Sơn được đăng trên bacsinoitru.vn ngày 6 tháng 2 năm 2015 đã cho chúng ta thấy biến chứng của các kỹ thuật forceps và giác hút để lại những hậu quả nặng nề như thế nào. Các biến chứng này thực sự không phải là hiếm gặp ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, và nhằm hạn chế tối đa những hậu quả nặng nề do các biến chứng này gây ra, các nhà khoa học đã liên tục nghiên cứu nhằm cải tiến các kỹ thuật hỗ trợ sinh khi giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ kéo dài vì bất cứ nguyên nhân gì (sản phụ kiệt sức, thai nhi mắc kẹt trong đường âm đạo…). Mặc dù ky thuật này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng bước đầu đã có những thành công nhất định, và vì vậy chúng tôi xin được giới thiệu lại với các bạn

Các biến chứng do giai đoạn 2 của chuyển dạ kéo dài (giai đoạn kể từ sau khi cổ tử cung mở 10 cm cho tới khi thai xổ ra ngoài) bao gồm khả năng tử vong mẹ (chảy máu, nhiễm trùng) và các biến chứng sơ sinh (sinh ngạt và chấn thương).

Odon device là một thiết bị mới với chi phí thấp nhằm hỗ trợ sinh khi có biến chứng xảy ra trong giai đoạn 2 của chuyển dạ. Thiết bị này được làm từ vật liệu polyethylene và có thể an toàn và dễ sử dụng hơn forceps và giác hút (có chống chỉ định trong các trường hợp nhiễm HIV) trong việc hỗ trợ sinh, và đây là một lựa chọn thay thế cho sinh mổ ở những nơi có khả năng phẫu thuật và nhân lực y tế hạn chế.

Odon device có thể áp dụng rộng rãi ở những nơi có nguồn lực y tế kém, ngay cả với các cơ sở y tế tuyến trung bình. Vì tính an toàn và hiệu quả đã được chứng minh, cho nên Odon device sẽ là sự cải tiến đầu tiên trong sinh đường âm đạo bằng thủ thuật kể từ khi xuất hiện kỹ thuật forceps ở những thế kỷ trước và kỹ thuật giác hút ở những thập liên trước. Bằng cách giảm tiếp xúc giữa đầu của thai nhi/sơ sinh và kênh sinh (âm đạo), thiết bị sẽ dự phòng được các nhiễm trùng và chấn thương trong khi sinh.

Odon device đang được thử nghiệm trong một nghiên cứu 2 giai đoạn tại các cơ sở y tế ở Argentina và Nam Phi. Trong giai đoạn 1, thiết bị sẽ được thử nghiệm về mức độ an toàn và tính khả thi dưới tình trạng sinh đẻ bình thường. Thử nghiệm đã bắt đầu tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe của trường đại học tại Argentina dưới sự giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Việc sử dụng Odon device rất đơn giản như được thấy trong các hình ảnh và clip dưới đây:

1. Bộ gài (inserter) được áp lên đầu của sơ sinh. Quả chuông/chiếc phễu bằng nhựa mềm đảm bảo cho việc việc tiếp cận/phỏng theo/mô phỏng một cách hoàn hảo đầu của sơ sinh và dự phòng các tổn thương.

2. Bộ gài sẽ đặt Odon device vào đúng vị trí một cách từ từ xung quanh đầu của thai nhi/sơ sinh. Việc đặt Odon device vào đúng vị trí diễn ra khi bộ gài nhẹ nhàng tạo di chuyển trượt giữa 2 bề mặt bao gồm bề mặt của túi (bao) hình tay áo gấp dọc theo kênh sinh (âm đạo) và bề mặt xung quanh đầu của thai nhi/sơ sinh.

3. Khi Odon device ở đúng vị trí, một điểm làm dấu trên thanh cầm của bộ gài sẽ được thấy rõ rang trong cửa sổ đọc. Một lượng khí tối thiểu và tự giới hạn được bơm vào buồng khí ở bề mặt bên trong.

4. Điều này sẽ tạo ra được một sự ôm ghì an toàn xung quanh đầu thai nhi/sơ sinh mà nó có thể cố định bề mặt bên trong và cho phép kéo. Bộ gài được tháo ra.

5. Đầu thai nhi/sơ sinh được xổ bằng cách tận dụng hiệu ứng trượt giữa hai bề mặt của túi (bao) hình tay áo. Bôi trơn các bề mặt để tạo thuận hơn cho quá trình sinh (xổ). Nếu cần, lực kéo có thể áp dụng đến 19 kg (tương đương với lực được áp dụng trong kỹ thuật giác hút).

Bác sĩ Hà Phương

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Theo: WHO / ODON DIVICE

Bài viết Odon device: Thiết bị mới, đơn giản, và chi phí thấp để hỗ trợ sinh ngả âm đạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/gia-dinh-va-thai-nghen/mang-thai/odon-device-thiet-bi-moi-don-gian-va-chi-phi-thap-de-ho-tro-sinh-nga-dao-316.html/feed 0 2250