Gia đình & thai nghén – Sức Khỏe https://yhocthuongthuc.net Chuyên trang kiến thức Y khoa Thu, 30 Jan 2020 15:00:31 +0000 vi hourly 1 162709760 Bổ sung sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai https://yhocthuongthuc.net/bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai.html#respond Thu, 30 Jan 2020 15:00:31 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3446 Một nghiên cứu mới cho thấy, uống bổ sung viên sắt trong khi mang thai có thể giảm nguy cơ thiếu máu và liên kết tới khả năng tăng cân và giảm nguy cơ sinh thiếu cân. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 90 nghiên cứu khác nhau với gần 2 triệu phụ nữ mang thai và thấy rằng bổ sung sắt hàng ngày có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ. Thiếu máu trong ba tháng đầu và 3 tháng tiếp sau có liên quan tới nguy cơ sinh nhẹ cân

Bài viết Bổ sung sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Một nghiên cứu mới cho thấy, uống bổ sung viên sắt trong khi mang thai có thể giảm nguy cơ thiếu máu và liên kết tới khả năng tăng cân và giảm nguy cơ sinh thiếu cân.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 90 nghiên cứu khác nhau với gần 2 triệu phụ nữ mang thai và thấy rằng bổ sung sắt hàng ngày có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.

Thiếu máu trong ba tháng đầu và 3 tháng tiếp sau có liên quan tới nguy cơ sinh nhẹ cân và sinh non. Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 20 tháng 6 trên tạp chí BMJ của Mỹ.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cứ tăng mỗi 10 mg trong lượng sắt bổ sung mỗi ngày (khoảng 66 mg), các bà mẹ mang thai có khả năng giảm 12 % nguy cơ thiếu máu và trong lượng trẻ sơ sinh tăng lên 15g và nguy cơ sinh con thiếu cân giảm 3%.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi bà mẹ mang thai bổ sung ít nhất 60 mg sắt mỗi ngày.

Các chuyên gia cũng cho biết, thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến trên thế giới và là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thai kỳ, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Người ta ước tính rằng, thiếu sắt ảnh hưởng tới 32 triệu phụ ữ mang thai trên toàn thế giới năm 2011.

Phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất sắt ở phụ nữ mang thai. Bổ sung sắt là một phần của chiến lược cải thiện lượng máu cho mẹ, và cân nặng cho thai nhi.

Bài viết Bổ sung sắt có thể ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bo-sung-sat-co-the-ngan-ngua-thieu-mau-khi-mang-thai.html/feed 0 3446
Lưu ý khi đóng bỉm cho bé vào mùa hè https://yhocthuongthuc.net/luu-y-khi-dong-bim-cho-be-vao-mua-he.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=luu-y-khi-dong-bim-cho-be-vao-mua-he https://yhocthuongthuc.net/luu-y-khi-dong-bim-cho-be-vao-mua-he.html#respond Thu, 30 Jan 2020 08:55:29 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3368 Chiếc bỉm càng ngày càng quan trọng và cần thiết với bà mẹ có con nhỏ, đặc biệt vào mùa hè oi nóng này. Khác với ngày xưa, ngày nay trẻ em có nhiều nhiều loại bỉm để cho các mẹ lựa chọn sao cho hợp lý và giúp cún yêu nhà mình cảm thấy thoải mái nhất mà lại không gặp phải những mẫn cảm cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Vì vậy nên cách sử dụng bỉm đặc biệt quan trọng, làm sao để tránh những bệnh thông thường của trẻ; nổi mẩn, lở loét, viêm nhiễm……. Hãy

Bài viết Lưu ý khi đóng bỉm cho bé vào mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Chiếc bỉm càng ngày càng quan trọng và cần thiết với bà mẹ có con nhỏ, đặc biệt vào mùa hè oi nóng này.

Khác với ngày xưa, ngày nay trẻ em có nhiều nhiều loại bỉm để cho các mẹ lựa chọn sao cho hợp lý và giúp cún yêu nhà mình cảm thấy thoải mái nhất mà lại không gặp phải những mẫn cảm cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Vì vậy nên cách sử dụng bỉm đặc biệt quan trọng, làm sao để tránh những bệnh thông thường của trẻ; nổi mẩn, lở loét, viêm nhiễm……. Hãy lựa chọn và sử dụng bỉm thông minh cho các bé yêu nhà mình nào;

Một vài lời khuyên dùng bỉm sau đây sẽ cực hữu ích cho các bà mẹ ;

  • Khi đi mua bỉm nên xem kỹ kích cỡ và cách sử dụng để tránh tình trạng bỉm quá chật làm bé bị hăm.
  • Chọn loại bỉm thoáng, bề mặt bên ngoài phải được làm từ loại giấy mềm, chống dị ứng. Những loại có thương hiệu uy tín thường có thêm những hạt siêu thấm, giúp thấm hút các chất thải và phân bổ đều theo dọc tã giúp bé cảm thấy dễ chịu.
  • Nên dùng loại thích hợp với bé, không nên thay đổi nhiều loại.
  • Thay bỉm cho bé sau 4  tiếng.
  • Chỉ đóng  vào ban đêm, nhất là vào mùa hè, ban ngày các mẹ chịu khó thay quần áo khi bé đi vệ sinh.
  • Lau sạch vùng bẹn, mông của bé bằng nước ấm trước khi thay bỉm.

Nên chọn loại bỉm thoáng khí,thấm hút nhiều và nhanh để bề mặt da bé thông thoáng

  • Nên để da bé khô hẳn rồi mới mặc bỉm.
  • Thoa kem dưỡng da hoặc phấn dành riêng cho bé ở các nếp gấp để tạo nên một lớp màng bảo vệ, không cho nước tiểu và phân ngấm vào da bé.
  • Tập cho bé thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày.
  • Khi thấy bé bị viêm nhiễm, không nên đóng bỉm hãy vệ sinh cho bé thật sạch, làm thoáng, khô vùng da bị viêm. Nếu vùng da bị viêm có vẻ nặng và không hết thì nên đưa bé đến bác sĩ ngay.
  •  Chúc bà mẹ và các con yêu dùng bỉm thoáng mát vào mùa hè nóng bức này !

Bài viết Lưu ý khi đóng bỉm cho bé vào mùa hè đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/luu-y-khi-dong-bim-cho-be-vao-mua-he.html/feed 0 3368
Những đối tượng không nên uống thuốc tránh thai (P1) https://yhocthuongthuc.net/nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1 https://yhocthuongthuc.net/nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1.html#respond Thu, 30 Jan 2020 08:28:01 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3329 Ngày nay, để an toàn khi “yêu”, chị em thường sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số trường đặc biệt sau, chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai dưới bất kỳ hình thức nào để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính Điều cần chú ý, phụ nữ mắc chứng bệnh này tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai bởi khi vào cơ thể, sẽ làm tăng “gánh nặng” cho gan và thận, từ đó gây tổnthương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết

Bài viết Những đối tượng không nên uống thuốc tránh thai (P1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Ngày nay, để an toàn khi “yêu”, chị em thường sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số trường đặc biệt sau, chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai dưới bất kỳ hình thức nào để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính

Điều cần chú ý, phụ nữ mắc chứng bệnh này tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai bởi khi vào cơ thể, sẽ làm tăng “gánh nặng” cho gan và thận, từ đó gây tổnthương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơthể. Lâu dần bệnh viêm gan, viêm thận ngày càng nghiêm trọng khó màchữa trị.

Mắc các bệnh về tim mạch hay suy nhược chức năng tim mạch

Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai ngăn chặn sự lưu thông của cácphân tử nước, natri (Na). Điều đó, đồng nghĩa với việc hệ thống timmạch phải tăng công suất hoạt động. Dùng thuốc tránh thai trong thờigian dài sẽ gây quá tải cho hệ tim mạch, dễ dàng làm bệnh trở lên trầmtrọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Mắc bệnh cao huyết áp

Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, uống thuốc tránh thai làm tănghuyết áp ở số ít phụ nữ. Do đó, nếu mắc chứng cao huyết áp không nên sửdụng thuốc tránh thai gây hại cho sức khỏe.

Mắc bệnh tiểu đường hoặc có bệnh sử gia đình mắc bệnh này

Có thể nói, do sau khi dùng thuốc, lượng đường trong máu tăng nhẹ, mầm mống gây bệnhtiểu đường có nguy cơ phát tác. Đặc biệt đối với những phụ nữ đã từnghoặc đang mắc bệnh này, mức ảnh hưởng cao hơn.

Mắc chứng cang tiến tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)

Với những ai chưa được chữa trị dứt điểm, tốt nhất không nên sử dụng thuốc tránh thai. Đây sẽ là điều nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.

Bài viết Những đối tượng không nên uống thuốc tránh thai (P1) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/nhung-doi-tuong-khong-nen-uong-thuoc-tranh-thai-p1.html/feed 0 3329
Bao lâu sau khi tiêm rubella thì có thể mang thai? https://yhocthuongthuc.net/bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai.html#respond Tue, 20 Aug 2019 13:06:03 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=3002 Chỉ nên có thai sau khi têm mũi rubella cuối cùng 3 tháng. Câu hỏi:  Tôi sinh tháng 4 năm 1987, như vậy đến thời điểm này tôi đã bước sang tuổi 26. Tháng 2 năm nay tôi có đi tiêm phòng rubella tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Và được tư vấn tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Bác sĩ hẹn hai tháng sau (tháng 4) tiêm mũi thứ 2, như vậy tôi đã được quá tuổi thì liệu còn tác dụng gì không? Năm sau tôi muốn sinh em bé có được

Bài viết Bao lâu sau khi tiêm rubella thì có thể mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Chỉ nên có thai sau khi têm mũi rubella cuối cùng 3 tháng.

Câu hỏi:

 Tôi sinh tháng 4 năm 1987, như vậy đến thời điểm này tôi đã bước sang tuổi 26. Tháng 2 năm nay tôi có đi tiêm phòng rubella tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Và được tư vấn tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Bác sĩ hẹn hai tháng sau (tháng 4) tiêm mũi thứ 2, như vậy tôi đã được quá tuổi thì liệu còn tác dụng gì không? Năm sau tôi muốn sinh em bé có được không và nếu không tiêm mũi ba thì vắc xin có tác dụng gì không?

Trả lời: 

Độ tuổi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung được Bộ y tế khuyến cáo hện nay là từ 9- 26 tuổi (không khuyến cáo têm vác –xin phòng HPV cho phụ nữ trên 26 tuổi). Tuy nhiên một số nước trên thế giới vẫn tiêm phòng cho phụ nữ trên 26 tuổi. Chứng tỏ việc tiêm này vẫn có tác dụng. Bạn bắt đầu tiêm mũi đầu tiên khi chưa được 26 tuổi. Và được tư vấn tại một trong những địa chỉ tin cậy là Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Vậy bạn hãy thực hiện tiêm đủ ba mũi để đạt được hiệu quả tối đa. Bạn chỉ nên có thai sau khi têm mũi cuối  cùng 3 tháng.

Việc tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con là cần thiết. Bạn không nên bỏ tiêm bất cứ mũi nào. Bạn hãy nhớ, cho dù đã tiêm phòng đầy đủ thì bạn vẫn cần thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ. Và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết Bao lâu sau khi tiêm rubella thì có thể mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bao-lau-sau-khi-tiem-rubella-thi-co-the-mang-thai.html/feed 0 3002
Bé suy dinh dưỡng vì đi ngoài phân sống https://yhocthuongthuc.net/be-suy-dinh-duong-vi-di-ngoai-phan-song.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=be-suy-dinh-duong-vi-di-ngoai-phan-song https://yhocthuongthuc.net/be-suy-dinh-duong-vi-di-ngoai-phan-song.html#respond Tue, 20 Aug 2019 12:33:18 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2998 Vì bị đi ngoài phân sống nên trẻ nhỏ không hấp thu được thức ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Câu hỏi: Bé nhà em được 5 tháng thì bị tiêu chảy phải nhập viện 1 tuần. Hiện bé nặng 5.,7 kg, dài 72 cm. Hai tháng nay bé vị viêm mũi họng, lại thêm đi phân sống nên chẳng thấy lên cân. Bé bú rất ít, em cố ép mà một ngày chỉ được 700 ml sữa. Em có nên cho bé uống thêm thuốc bổ hay tăng cường cho bé ăn dặm không? Trả lời: Với

Bài viết Bé suy dinh dưỡng vì đi ngoài phân sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Vì bị đi ngoài phân sống nên trẻ nhỏ không hấp thu được thức ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Câu hỏi:

Bé nhà em được 5 tháng thì bị tiêu chảy phải nhập viện 1 tuần. Hiện bé nặng 5.,7 kg, dài 72 cm. Hai tháng nay bé vị viêm mũi họng, lại thêm đi phân sống nên chẳng thấy lên cân. Bé bú rất ít, em cố ép mà một ngày chỉ được 700 ml sữa. Em có nên cho bé uống thêm thuốc bổ hay tăng cường cho bé ăn dặm không?

Trả lời:

Với cân nặng hiện nay thì bé nhà em đã bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân sau ốm bé phải dùng kháng sinh nên dẫn đến bị loạn khuẩn đường ruột. Đi ngoài phân sống. Cháu không hấp thu được thức ăn nên không tăng cân. Vì vậy vấn đề quan trọng nhất hiện nay là em phải điều trị đi ngoài phân sống của bé.

Trước hết, em cần mang phân của cháu đi làm xét nghiệm để xem mức độ bị loạn khuẩn đường ruột. Sau đó tùy theo mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ kê đơn hoặc hướng dẫn em dùng men vi sinh cho cháu. Ngoài ra còn cần bổ sung thêm kẽm, men tiêu hóa enzyme giúp cháu ăn tốt hơn. Với tháng tuổi của cháu, ngoài uống sữa cũng có thể cho ăn thêm sữa chua, ăn 1- 2 bữa bột loãng hoặc dùng cháo pha sữa cũng được. Tốt nhất em nên cho cháu đến khám tư vấn tại trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng số 2 Yecsin Hà Nội. Trung tâm làm việc vào tất cả các ngày trong tuần kể cả sáng thứ Bảy và Chủ nhật.

Bài viết Bé suy dinh dưỡng vì đi ngoài phân sống đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/be-suy-dinh-duong-vi-di-ngoai-phan-song.html/feed 0 2998
Nuôi trẻ sơ sinh thế nào mới đúng? https://yhocthuongthuc.net/nuoi-tre-so-sinh-the-nao-moi-dung.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nuoi-tre-so-sinh-the-nao-moi-dung https://yhocthuongthuc.net/nuoi-tre-so-sinh-the-nao-moi-dung.html#respond Thu, 15 Aug 2019 01:29:42 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2939 Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ đã có thời gian phát triển trong tử cung từ 38 – 42 tuần (Tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng)- Có tài liệu ghi là từ 39 tuần. Thời kỳ sơ sinh được tính từ ngay khi sinh đến 1 tháng sau sinh. Thời kỳ nhũ nhi là 12 tháng đầu. Bài này chỉ nói đến thời kỳ sơ sinh: 1 tháng đầu. 1. MỘT VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý: – Tắm nắng: Sau sinh khoảng 1 tuần đến 10 ngày đã có thể cho bé tắm nắng. Tắm

Bài viết Nuôi trẻ sơ sinh thế nào mới đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ đã có thời gian phát triển trong tử cung từ 38 – 42 tuần (Tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng)- Có tài liệu ghi là từ 39 tuần. Thời kỳ sơ sinh được tính từ ngay khi sinh đến 1 tháng sau sinh. Thời kỳ nhũ nhi là 12 tháng đầu. Bài này chỉ nói đến thời kỳ sơ sinh: 1 tháng đầu.

1. MỘT VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý:

– Tắm nắng: Sau sinh khoảng 1 tuần đến 10 ngày đã có thể cho bé tắm nắng. Tắm nắng để tiền Vitamin D dưới da bé được chuyển thành Vitamin D3, hỗ trợ chuyển hóa canxi giúp bé lớn lên. 
Mới đầu, không đặt ngay trẻ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Phải tập dần từ trong bóng râm, nắng chiếu qua cửa kính, nắng nhẹ sáng sớm… với thời lượng từ ít tăng dần. (Nên tìm xem kỹ về hướng dẫn tắm nắng cho trẻ) 
– Khứu giác: Đã bắt đầu phân biệt được mùi, dần dần có thể nhận ra hơi mẹ và mùi sữa mẹ.
– Vị giác: Chưa hoàn thiện nhưng có thể phân biệt được vị ưa thích, dễ uống thuốc đắng vì chỉ biết nuốt chưa biết đẩy ra. (Thói quen thích mùi vị ở trẻ là do được tập dần mà hình thành)
– Phản xạ bú: Trẻ sơ sinh luôn tìm kiếm núm vú mẹ để bú sữa. Khi có bất kỳ vật gì chạm vào khóe miệng của bé, bé sẽ quay đầu lại, mở miệng và làm động tác bú.
– Phản xạ mút: Khi môi của bé chạm vào vật gì, bé sẽ có xu hướng mút một cách tự nhiên. Phản xạ này giải thích tại sao bé có thể bú bình ngay sau khi mới sinh. Bé cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay.
– Các hiện tượng hay gặp như hạ thân nhiệt, hạ đường huyết có thể tránh bằng cách cho bú sớm, ăn đủ no và giữ ấm cho trẻ.
– Cân nặng: 2,5 kg trở lên được coi là sinh đủ cân. Sụt cân sinh lý gặp ở 80% trẻ đủ tháng. Bắt đầu từ ngày thứ 2-3 dến ngày thứ 10 – 12 thì hết. Sụt chỉ dưới 10% trọng lượng sinh. Chỉ cần cho bé ăn sớm và đầy đủ. Theo dõi cân nặng hàng tuần để biết bé được bú đủ hay không: Tăng trung bình 250g/tuần trong tháng đầu.
– Trẻ bài tiết phân su rồi sau đó đi ngoài đều đặn hàng ngày, đặc điểm phân có thể khác nhau tùy mỗi trẻ. Tiểu trung bình 6 bãi lớn/ngày (Nếu tiểu ít hơn có thể do bú chưa đủ).

2. LƯU Ý NUÔI DƯỠNG:

Không được cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trước khi cho bú mẹ. (Mật ong, các loại nước …)
Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu, người mẹ nên cho trẻ bú, bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh tốt. Khi cho con bú sau sinh, mẹ co hồi tử cung và cầm máu nhanh hơn.

SỮA NON bắt đầu được tạo ra từ khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ, khoảng tháng thứ sáu đến tháng thứ bảy thì có thể bắt đầu tiết sữa. Sữa non vẫn còn tồn tại trong một vài ngày sau khi sinh. Nó là một loại sữa đặc, dính và có màu từ gam vàng nhạt đến cam. Mặc dù khối lượng ít, nhưng sữa có nồng độ dinh dưỡng cao, rất giàu chất đạm, kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành. Nhiều thành phần quan trọng khác như immunoglobulin miễn dịch, các yếu tố tăng trưởng, kháng thể, vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin…. Là loại thực phẩm hoàn hảo đầu tiên của trẻ nhỏ.

Cho bé ăn: 8-12 bữa/24giờ. Số lần cho trẻ bú không nên gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

BẢO VỆ SỮA MẸ: 

– Ôm ấp và trò chuyện với bé trìu mến yêu thương.
– Bú kiệt từng bên rồi mới chuyển sang bên kia. Vắt kiệt sữa thừa sau mỗi lần trẻ bú để kích thích vú sản xuất sữa mới, nếu không, sẽ dần mất sữa.
– Khi cho con bú, người mẹ cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường.
– Mẹ uống vitaminA 50.000 đv/ngày – sau sinh (trong vòng 2 tuần) : sau đó có thể dùng liều hàng ngày 10.000 – 20.000/ngày trong vòng 2 tháng (Uống hoặc tiêm bắp)

VITAMIN A là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Với trẻ em, Vitamin A có các vai trò chính:
• Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường.
• Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt.
• Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.
• Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể.
• Vitamin A có khả nǎng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…

– Các th/ăn giàu VTM A: Gan các loài, Lươn, trứng. Gấc, rau lá xanh …

MẸ THIẾU SỮA HAY KHÔNG THỂ CHO CON BÚ?

Việc chọn lựa nguồn dinh dưỡng thay thế như thế nào sẽ quyết định đến việc trẻ có tiếp tục giữ được nhịp sinh lý, tăng trưởng, sức khỏe tốt và phát triển toàn diện hay không.
Thực tế cho thấy 2 trong 3 trẻ sử dụng sữa bò công thức có các vấn đề như nôn trớ, đầy hơi, lười bú, táo bón, chậm tăng cân và hay ốm vặt.

Để bé có thể chấp nhận nguồn dinh dưỡng thay thế một cách nhẹ nhàng, duy trì nhịp sinh lý bình thường của trẻ như khi bú mẹ: Bú tốt, ngủ ngoan, đi ngoài đều đặn, sức khỏe và tăng trưởng tốt, thì sữa dê công thức là giải pháp mẹ nên cân nhắc lựa chọn ngay từ đầu.

Sữa Dê Công Thức với bản chất dinh dưỡng tương thích với trẻ một cách tự nhiên, chứa hàm lượng chất dinh dưỡng quan trọng cao, bao gồm vitamin (A, D, B1, B2 và B12), khoáng chất (canxi, phốt pho, magiê, kẽm và iốt), protein và axit béo. Nó cũng tự nhiên chứa một nồng độ nucleotide cao, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng trưởng tế bào. 
Thành phần chất béo và protein trong sữa dê khá độc đáo. Phân tử protein của sữa dê nhỏ hơn của sữa bò rất nhiều, trong môi trường axit của dạ dày trẻ, protein sữa dê tạo thành các cấu trúc xốp như bọt biển, dịch và men tiêu hóa dễ thấm vào nên được tiêu hóa rất nhanh, khác với protein trong sữa bò với phân tử lớn, thường kết lại thành mảng đặc khó tiêu và có thể làm tổn thương đường tiêu hóa của trẻ. Các giọt chất béo của sữa dê cũng nhỏ hơn sữa bò và số lượng các axit béo chuỗi ngắn và trung bình tương đối cao dễ dàng tiêu hóa và được hấp thu trọn vẹn. Do vậy, cơ thể bé có thể sử dụng các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả cho việc tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Đặc biệt sữa dê có mùi vị dụi nhẹ gần với sữa mẹ hơn, nên không gây bỏ bú mẹ khi cho bé dùng kèm với sữa mẹ.

Tháng đầu tiên của cuộc đời – Là thời kỳ sơ sinh, thời kỳ bé rời cơ thể mẹ để làm quen với thế giới bên ngoài. Bạn đã rất hạnh phúc khi bé chào đời – Và nỗi vất vả của bạn cũng không hề nhỏ bé. 
Vì con mà, bạn sẽ còn dành rất nhiều sự quan tâm, thời gian và tình yêu thương của mình cho Bé.


Nguồn: DR Hoang Anh

Bài viết Nuôi trẻ sơ sinh thế nào mới đúng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/nuoi-tre-so-sinh-the-nao-moi-dung.html/feed 0 2939
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai? https://yhocthuongthuc.net/co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai.html#respond Wed, 14 Aug 2019 08:32:48 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2931 Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn ngừa những căn bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Câu hỏi: Tôi nghe nhiều người mách, trước khi mang thai phụ nữ nên đi tiêm phòng để phòng ngừa những bệnh dễ mắc trong thai kỳ. Điều này có đúng không? Nếu tiêm thì tiêm phòng những bệnh gì mà nên tiêm trước khi mang thai bao lâu? Trả lời: Phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu được chuẩn bị chu đáo về sức khỏe thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh. Tiêm phòng trước khi mang

Bài viết Có nên tiêm phòng trước khi mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn ngừa những căn bệnh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.

Câu hỏi: Tôi nghe nhiều người mách, trước khi mang thai phụ nữ nên đi tiêm phòng để phòng ngừa những bệnh dễ mắc trong thai kỳ. Điều này có đúng không? Nếu tiêm thì tiêm phòng những bệnh gì mà nên tiêm trước khi mang thai bao lâu?

Trả lời: Phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu được chuẩn bị chu đáo về sức khỏe thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh. Tiêm phòng trước khi mang thai giúp cho người mẹ phòng bệnh cho mình, tránh gặp những nguy hiểm cho tính mạng mẹ khi mang thai như viên gan siêu vi cáp hoặc gây dị tật cho con khi mới cấn thai như rubella, cúm…và tăng sức đề kháng cho con.

Trước khi dự định có thai mẹ nên tiêm phòng rubella, thủy đậu, viêm gan B. Ngoài ra, còn có thể phòng các loại bệnh như: cúm, viêm gan siêu vi A, thương hàn, phế cầu, viêm màng não do não cầu A+C…Các mũi tiêm ngừa phải chấm dứt ít nhất một tháng trước khi có thai. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên mẹ nên để sau 3 tháng hãy mang thai là an toàn nhất.

 

Bài viết Có nên tiêm phòng trước khi mang thai? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/co-nen-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai.html/feed 0 2931
Bị rết cắn nên xử lý thế nào? https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html#comments Sun, 14 Jul 2019 14:27:30 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2391 Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất? Bị rết cắn độc như thế nào? Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể

Bài viết Bị rết cắn nên xử lý thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Rết là loài côn trùng khá phổ biến ở nước ta, cả ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, rết thích sống ở những chỗ ẩm thấp nên bất cứ đâu chúng cũng có thể xuất hiện. Vậy nếu không may bạn bị rết cắn thì sao? Lúc đó nên xử lý như thế nào là tốt nhất?

Bị rết cắn độc như thế nào?

Rết là một côn trùng độc hại. Nó có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc. Khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào cơ thể gây đau đớn, nhức đầu, sốt, buồn nôn. Nếu nó là một con rết lớn thì thậm chí còn gây co giật và hôn mê. Bị rết cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách.

Cách đây gần 1 năm, bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM đã xử lý một trường hợp bị rết cắn. Bố mẹ bé gái (11 tuổi) kể lại, lúc 23h đêm cả nhà đang ngủ thì nghe tiếng khóc thét của con. Sau khi kiểm tra thì phát hiện ra một con rết dài 30cm đang bò trong màn. Trên vai của bé có 2 vết thương sưng đỏ, bầm tím.

Rết may bố mẹ đã đưa bé gái đến bệnh viện kịp thời nên đã tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, nhồi máu cơ tim, suy thận, hoại tử, sốc phản vệ… Sau 1 ngày theo dõi điều trị, vết cắn bớt sưng, bé gái đã tỉnh táo và ăn uống được.

Nên xử lý như thế nào khi bị rết cắn?

Bị rết cắn có thể xảy ra bất ngờ, nếu bạn vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn. Việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó. Tiếp theo, bạn dùng nó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô). Việc làm này nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này, bạn mới tiếp tục điều trị bằng các bài thuốc khác.

Cách điều trị khi bị rết cắn

Khi bị rết cắn, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau. Nếu rết nhỏ cắn, không chứa chất độc. Bạn có thể áp dụng một số cách theo kinh nghiệm dân gian dưới đây:

– Lấy một ít dầu gió thoa vào vết thương. Sau một thời gian ngắn chỗ bị rết cắn sẽ tự khỏi.

– Người dân tộc Dao sử dụng nước dãi của gà hoặc ốc để thoa vào vết thương bị rết cắn. Chỉ sau khoảng 2 đến 3 lần thoa cơn đau sẽ được xoa dịu.

– Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn. Những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

– Lấy hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ và cho nước lọc vào để hòa tan. Sau đó chắt lấy nước cốt để uống, phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.

– Lấy một nắm rau sam rửa sạch, cho vào cối giã nát và đắp vào chỗ bị rết cắn.

– Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào. Sau đó, uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, bã thì đắp vào vết thương bị rết cắn.

– Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức. Mỗi ngày đắp từ 1đến 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Nếu 2 – 3 ngày bạn thấy vết cắn không khỏi mà ngày càng bị sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường. Như vậy có lẽ bạn đã bị nhiễm độc của rết. Lúc này nạn nhân phải được đưa đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời.  

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý khi bị rết cắn. Tuy nhiên, để đề phòng bị rết cắn, bạn nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng chúng sẽ không còn chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh nhằm mục đích tiêu diệt rết. Vào những cơn mưa đầu mùa rết thường bò ra mặt đất. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, bố mẹ thường xuyên nhắc nhở không đến những nơi ẩm ướt hay chọc phá rết. Khi ngủ cả người lớn và trẻ nhỏ phải mắc màn cẩn thận tránh trường hợp côn trùng chui vào màn gây nguy hiểm.

Bài viết Bị rết cắn nên xử lý thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/bi-ret-can-nen-xu-ly-the-nao.html/feed 1 2391
Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html#respond Thu, 30 Jul 2015 02:46:09 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2201 Sản phụ L.T.V, nữ 35 tuổi (địa chỉ Lý Nhân, Hà Nam nhưng sống và lao động ở Hà Nội). Lý do vào viện: chuyển dạ đẻ con rạ lần ba. Khoảng 7 giờ 45 phút (30/07/2015), sản phụ lâm râm đau bụng, được gia đình gọi xe taxi đưa tới bệnh viện Bạch Mai, trên xe taxi sản phụ xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội (cơn co tử cung) và khoảng 30 phút sau thì thai xổ ra ngoài. Chồng sản phụ đã đỡ, quấn khăn tã cho cháu bé và đặt đỡ cháu trên bụng mẹ

Bài viết Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Sản phụ L.T.V, nữ 35 tuổi (địa chỉ Lý Nhân, Hà Nam nhưng sống và lao động ở Hà Nội). Lý do vào viện: chuyển dạ đẻ con rạ lần ba.

Khoảng 7 giờ 45 phút (30/07/2015), sản phụ lâm râm đau bụng, được gia đình gọi xe taxi đưa tới bệnh viện Bạch Mai, trên xe taxi sản phụ xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội (cơn co tử cung) và khoảng 30 phút sau thì thai xổ ra ngoài. Chồng sản phụ đã đỡ, quấn khăn tã cho cháu bé và đặt đỡ cháu trên bụng mẹ (do nhau chưa xổ) ngay trên xe taxi khi đang trên đường tới bệnh viện.

Ngay khi tới bệnh viện, y bác sĩ đã tiếp đón hai mẹ con sản phụ ngay tại ngoài xe taxi và nhanh chóng đưa hai mẹ con vào khoa cấp cứu để ủ ấm, hút đờm dãi cho bé, kẹp và cắt dây rốn. Vì tình huống quá nhanh cho nên không biết cháu bé là trai hay gái, chỉ biết rằng cháu bé rất kháu khỉnh, hồng hào, khóc to và cân nặng được khoảng 3,5 kg. Sau khi xử trí cấp cứu xong, y bác sĩ đã chuyển hai mẹ con sản phụ lên khoa sản của bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại sức khoẻ của hai mẹ con đều ổn định.

Một vài lưu ý về nguy cơ biến chứng nguy hiểm khi sản phụ đẻ rơi hoặc để đẻ tại nhà

Với mẹ:

– Chấn thương, rách âm đạo, rách âm hộ và tầng sinh môn

– Sót nhau, sót màng ối

– Băng huyết và đờ tử cung

– Vỡ tử cung

– Sốc mất máu

– Nhiễm trùng hậu sản

Với thai:

– Ngạt và sặc ối trong khi thai xổ

– Chấn thương thai

– Chảy máu nhau thai (khi đã xổ) có thể gây mất máu cho thai

– Hạ thân nhiệt thai nhi

– Nhiễm trùng, đặc biệt là viêm kết mạc mắt, viêm phổi

Lời khuyên

– Cần khám thai định kỳ, ước tính ngày sinh để từ đó có được kế hoạch chu đáo khi lâm bồn

– Khi có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ, không nên chủ quan và cần đi khám ngay và hãy tới khám ở cơ sở y tế gần nhất.

Bác sĩ Hà Phương

 

Bài viết Nếu chủ quan sẽ sinh tai biến: Sản phụ sinh con trên xe taxi khi tới bệnh viện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/neu-chu-quan-se-sinh-tai-bien-san-phu-sinh-con-tren-xe-taxi-khi-toi-benh-vien-482.html/feed 0 2201
Rubella trong thời kỳ mang thai https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/rubella-trong-thoi-ky-mang-thai-438.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=rubella-trong-thoi-ky-mang-thai https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/rubella-trong-thoi-ky-mang-thai-438.html#respond Sat, 25 Apr 2015 16:03:51 +0000 https://yhocthuongthuc.net/?p=2130 Nhiễm Rubella có thể gây sảy thai, sinh non hay thai chết lưu, cũng như các khuyết tật bẩm sinh khác, nhưng còn phải phụ thuộc vào giai đoạn bạn bị nhiễm virus. Nguy cơ cao nhất là ở giai đoạn sớm trong sự phát triển của thai nhi và nguy cơ giảm dần theo sự tiến triển của thai kỳ. RUBELLA (SỞI ĐỨC) TRONG THỜI KỲ MANG THAI Tại sao tôi cần được kiểm tra miễn dịch với Rubella? Ở Mỹ, khả năng bị phơi nhiễm với Rubella (Sởi Đức) là cực kì thấp. Nhưng bạn cần biết liệu

Bài viết Rubella trong thời kỳ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
Nhiễm Rubella có thể gây sảy thai, sinh non hay thai chết lưu, cũng như các khuyết tật bẩm sinh khác, nhưng còn phải phụ thuộc vào giai đoạn bạn bị nhiễm virus. Nguy cơ cao nhất là ở giai đoạn sớm trong sự phát triển của thai nhi và nguy cơ giảm dần theo sự tiến triển của thai kỳ.

RUBELLA (SỞI ĐỨC) TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Tại sao tôi cần được kiểm tra miễn dịch với Rubella?

Ở Mỹ, khả năng bị phơi nhiễm với Rubella (Sởi Đức) là cực kì thấp. Nhưng bạn cần biết liệu mình đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.

Nếu bạn chưa có miễn dịch với Rubella và bị mắc Rubella trong những tháng đầu của thai kỳ thì con bạn có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể bị sảy thai hoặc thai nhi có thể có các dị tật bẩm sinh và các vấn đề về phát triển. Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) là những triệu chứng ở đứa trẻ sinh ra khi mẹ nhiễm virus trong quá trình mang thai.

Vì vậy, nếu bạn chưa được sàng lọc miễn dịch với Rubella trước khi có thai, bạn sẽ được xét nghiệm máu ở lần khám thai đầu tiên.

May mắn là, các chuyên gia ước tính có khoảng 90% người Mỹ trên 5 tuổi đều có miễn dịch với Rubella vì họ đã được tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh khi còn nhỏ. (Những người ở những nước mà Rubella không nằm trong chương trình tiêm chủng định kì thì khả năng có miễn dịch là rất thấp).

Hơn nữa, Sởi Đức không giống với Sởi thông thương (rubeola) và khi bạn có miễn dịch với bệnh này thì cũng không có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh kia.

Rubella phổ biến như thế nào?

Rubella đã trở nên rất hiếm gặp ở Mỹ, nhờ thực hiện rất thành công chương trình tiêm chủng. Trước khi vắc-xin Rubella được phát triển vào năm 1969, dịch Rubella năm 1964 và 1965 đã có 12.5 triệu trường hợp bệnh và 20.000 trường hợp có hội chứng rubella bẩm sinh (CRS: congenital rubella syndrome) ở Mỹ. Ngược lại, từ 2001 đến 2005, có tất cả 68 trường hợp bệnh Rubella được báo cáo và có 5 trường hợp có hội chứng Rubella bẩm sinh. Và năm 2006, chỉ có 11 trường hợp Rubella được báo cáo và chỉ có 1 trường hợp Hội chứng Rubella bẩm sinh.

Nói như vậy, sự bùng phát Rubella vẫn xảy ra lác đác ở Mỹ trong vài năm qua, vì vậy điều cốt yếu vẫn là đưa trẻ em đi tiêm chủng và chính bản thân bạn cũng cần được tiêm chủng (khi bạn chưa có thai) nếu bạn vẫn chưa có miễn dịch đặc hiệu.

Ngoài ra, khoảng 1/3 các nước trên Thế giới vẫn thiếu các chương trình tiêm chủng vắc-xin Rubella, vì vậy, virus vẫn lưu hành rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 110.000 trường hợp Hội chứng Rubella bẩm sinh mỗi năm.

Tôi chắc chắn rằng mình đã được tiêm vắc-xin Rubella khi còn nhỏ nhưng xét nghiệm cho thấy tôi vẫn chưa có miễn dịch đặc hiệu. Điều này có thể xảy ra không?

Câu trả lời là có. Mặc dù điều này không thường xuyên xảy ra. Có một số ít người đã được tiêm chủng nhưng không có đáp đứng kháng thể đủ lớn để có thể phát hiện trên xét nghiệm sàng lọc. Cũng có thể là do tác dụng của vắc-xin bị suy yếu qua thời gian.

Những triệu chứng của Rubella là gì?

Rubella là bệnh nhiễm virus cấp tính, nhưng các triệu chứng có thể không đặc hiệu, khiến cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác gặp khó khăn. Khoảng hơn nửa số trường hợp mắc bệnh, hoặc không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ mà bạn có thể không biết được là mình đã nhiễm virus.

Nếu bạn có các triệu chứng điển hình thì chúng sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 12 đến 23 ngày sau khi bạn nhiễm virus. Bạn có thể bị sốt nhẹ, cảm giác khó chịu, đau đầu, sưng hạch, sưng đau khớp, đỏ mắt và nghẹt mũi, chảy nước mũi trong 1 đến 5 ngày trước khi phát ban.

Ban chỉ tồn tại vài ngày, thường xuất hiện đầu tiên trên mặt và sau đó lan ra các bộ phận khác trên cơ thể. Sưng hạch và đau khớp có thể kéo dài vài tuần. Bạn có khả năng lây bệnh cho người khác kể từ 1 tuần trước khi mọc ban và vài tuần sau đó. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là khi ban mọc.

Tôi nên làm gì khi nghi ngờ mình bị nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai?

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay và cho bác sĩ biết rằng bạn có thể đang bị nhiễm Rubella. Đừng đến phòng khám gặp bác sĩ mà không thông báo trước rằng mình có khả năng đã bị nhiễm Rubella vì có nguy cơ lây bệnh cho các phụ nữ có thai khác. Nếu bạn cần được thăm khám, bạn sẽ được sắp xếp buổi hẹn để không phải ngồi trong phòng chờ đông người.

Nếu trước đó bạn chưa có miễn dịch với bệnh hoặc chưa từng được xét nghiệm, bác sĩ sẽ cần làm xét nghiệm máu cho bạn ngay lập tức để kiểm tra xem liệu bạn đã có kháng thể đặc hiệu với Rubella hay không. Bạn sẽ được làm một xét nghiệm máu khác trong 2 tuần và có thể làm 1 xét nghiệm nữa trong 4 tuần. ( Những thay đổi đáng kể về kháng thể so với lần xét nghiệm miễn dịch đầu tiên sẽ thể hiện tình trạng nhiễm trùng hiện tại).

Nếu bạn đã có miễn dịch trước đó với Rubella thì khi nhiễm virus, bạn sẽ có nguy cơ thấp bị tái nhiễm, nhưng con bạn sẽ không có khả năng bị ảnh hưởng. Sẽ không cần làm thêm xét nghiệm gì, nhưng bạn nên gặp bác sĩ để thảo luận kĩ hơn về trường hợp của bản thân.

Nếu bạn bị nhiễm Rubella trong những tháng đầu của thai kỳ, bạn sẽ gặp bác sĩ chuyên khoa về sản- nhi (maternal-fetal medicine specialist) để biết về những nguy cơ xảy ra đối với con của bạn và bạn sẽ cần phải quyết định có đình chỉ thai nghén hay không. Hiện tại không chó phương pháp điều trị hiệu quả nào với Rubella hay bất cứ cách nào để phòng tránh mắc bệnh sau khi phơi nhiễm.

Nếu bạn lựa chọn không đình chỉ thai, bác sĩ sẽ cho bạn một liều globulin miễn dịch càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với hi vọng giảm thiểu nguy cơ dị tật cho con bạn. Tuy nhiên, việc đó không thể ngăn được việc con bạn bị nhiễm bệnh.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là rubella-2.jpg

Phần lớn phụ nữ nghĩ rằng họ không cần tiêm vắc-xin dự phòng bệnh Rubella nữa vì họ đã được tiêm phòng bệnh này khi còn trẻ rồi. Thật không may, ngay cả bạn đã được tiêm phòng bệnh Rubella khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thì trong một nghiên cứu đã chứng minh rằng miễn dịch được tạo bởi vắc-xin phòng bệnh Rubella không kéo dài lâu như bạn nghĩ. Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin sẽ hết qua một khoảng thời gian nhất định.

Ảnh: Internet

Làm cách nào để tôi giảm thiểu nguy cơ mắc Rubella trong quá trình mang thai, trong khi tôi vẫn chưa có miễn dịch đặc hiệu?

Thật không may là bạn không thể tiêm vắc-xin Rubella khi bạn đã có thai. Nếu bạn chưa có miễn dịch, bạn sẽ cần thận trọng để tránh tiếp xúc với những người có ban hay virus, cũng như tránh tiếp xúc với bất kì ai phơi nhiễm với Rubella mà trước đó chưa từng bị bệnh. Sau đây là một vài cảnh báo quan trọng:

+ Đảm bảo rằng con bạn đều được tiêm chủng đầy đủ và bất kì ai trong gia đình chưa có miễn dịch đều cần tiêm phòng. Bạn sẽ không bị lây Rubella từ những người đã tiêm phòng vắc-xin.

+ Tránh tiếp xúc với mọi người khi biết rằng có người bị Rubella trong cộng đồng của bạn. Ở nhà, tránh nơi làm việc hoặc trường học trong giai đoạn bùng phát dịch, cho tới khi trung tâm y tế dự phòng hoặc bác sĩ thông báo rằng không còn nguy cơ lây nhiễm bệnh nữa.

+ Hoãn lại các kế hoạch du lịch tới bất cứ nơi nào trên Thế giới mà Rubella vẫn đang lưu hành phổ biến.

Khi đã sinh con, bạn hãy đi tiêm phòng để Rubella không còn là nỗi lo trong lần mang thai tiếp theo của bạn. Bạn có thể tiêm phòng trong thời gian cho con bú, nhưng bạn sẽ cần đợi ít nhất 28 ngày sau khi tiêm trước khi bắt đầu bắt đầu có thai trở lại. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian này. Nếu bạn có thai trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, nguy cơ có hại xảy ra với em bé của bạn sẽ thấp nhưng tốt nhất là nên cẩn trọng.

Điều gì sẽ xảy ra với thai nhi khi tôi nhiễm Rubella trong quá trình mang thai?

Nhiễm Rubella có thể gây sảy thai, sinh non hay thai chết lưu, cũng như các khuyết tật bẩm sinh khác, nhưng còn phải phụ thuộc vào giai đoạn bạn bị nhiễm virus. Nguy cơ cao nhất là ở giai đoạn sớm trong sự phát triển của thai nhi và nguy cơ giảm dần theo sự tiến triển của thai kỳ.

Nếu bạn bị nhiễm Rubella trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nguy cơ cao (tới 85%) con bạn sẽ bị hội chứng Rubella bẩm sinh. Tỉ lệ bị Hội chứng Rubella bẩm sinh ở những đứa trẻ có mẹ bị nhiễm virus từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 16 là khoảng 54%, và tỉ lệ tiếp tục giảm đột ngột kể từ giai đoạn này. Sau 20 tuần, nguy cơ dị tật bẩm sinh do nhiễm virus là rất thấp.

Những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến Hội chứng Rubella bẩm sinh rất đa dạng, hay gặp nhất là điếc, các khuyết tật về mắt (có thể dẫn tới mù) như đục thủy tinh thể, dị tật về tim và các vấn đề liên quan đến thần kinh như bại não. Các khuyết tật khác có thể thấy ngay khi sinh hoặc có những khuyết tật có thể sau này mới nhận ra được trong giai đoạn sơ sinh và thời kỳ thơ ấu.

Trong khi các hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng và khủng khiếp, hãy nhớ rằng khả năng bị phơi nhiễm với Rubella ở Mỹ hiện tại là cực thấp. Nhưng bạn vẫn nên biết tại sao mình cần được kiểm tra, bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ cho chính mình và con của mình nếu bạn vẫn chưa có miễn dịch, và bạn có thể bảo vệ bản thân trong tương lai như thế nào.

Nguyễn Thị Hào[1]

[1]HMU English Club | CLB tiếng Anh, Đại học Y Hà Nội

Nguồn: Rubella (German measles) during pregnancy | BabyCenter

Bài viết Rubella trong thời kỳ mang thai đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Sức Khỏe.

]]>
https://yhocthuongthuc.net/suc-khoe-a-z/thai-nghen/rubella-trong-thoi-ky-mang-thai-438.html/feed 0 2130