Viêm da dị ứng là một bệnh lý mãn tính thường gặp nhất là khi thời tiết giao mùa. Bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nhưng những trường hợp nặng thì cần dùng thuốc bôi viêm da dị ứng để điều trị. Tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.
Contents
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng phổ biến nhất là do một số nguyên nhân sau:
- Di truyền: Nếu bố mẹ có tiền sử bị viêm da dị ứng thì hơn 80% các con cũng sẽ bị bệnh này. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống 50% nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh.
- Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm (tôm, cua, trứng, đậu nành..), lông chó/mèo, nước bẩn…
- Bệnh lý: Người có tiền sử bị bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen.. có tỷ lệ mắc viêm da dị ứng cao.
Triệu chứng
Ngứa là biểu hiện đầu tiên cảnh báo bạn đang bị viêm da dị ứng. Người bệnh có thể thấy ngứa nhẹ đến nặng rất khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt.
Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy khô da. Đây là một biểu hiện rất thường gặp của bệnh.
Vùng da bị viêm, tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp (trẻ nhỏ) ví dụ: Cổ tay, khuỷu tay, đầu gốc, nếp lằn mông, dưới tai, mi mắt, quanh miệng, lòng bàn tay… hoặc ở mặt, bàn tay, mi mắt, cổ (đối với người trưởng thành và thiếu niên).
Tầm quan trọng của việc dùng đúng thuốc bôi viêm da dị ứng
Theo nhiều chuyên gia, bản thân viêm da dị ứng không phải là một bệnh gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại tác động trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh. Đây là bệnh rất dễ tái phát nên khi điều trị người bệnh cần hết sức kiên trì.
Thông thường, khi bị viêm da dị ứng thì người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da như thú cưng, khói bụi, đồ ăn gây dị ứng. Trường hợp khi đã áp dụng hết các biện pháp trên nhưng vẫn thấy bệnh tăng nặng và quá khó chịu thì có thể dùng một số loại thuốc bôi viêm da dị ứng.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà nên tham khảo và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để không gặp phải những tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh chữa mãi không khỏi.
Một số loại thuốc bôi viêm da dị ứng
Thuốc giữ ẩm
Thuốc giữ ẩm giúp làm mềm vùng da bị dị ứng. Nhất là khi bị dị ứng nhẹ thì cần sử dụng loại kem giữ ẩm trung tính, không chứa hương liệu. Dùng thuốc này bôi lên vùng da khô sạch 1-2 lần/ngày tùy tình trạng của da.
Lưu ý: Trước khi bôi kem giữ ẩm lên vùng da dị ứng thì cần test trước ở vùng da lành để xem có bị dị ứng với thành phần tinh dầu hay không.
Corticoid bôi viêm da dị ứng
Trường hợp viêm da dị ứng nặng, người bệnh cần sử dụng kem bôi da corticoid. Đây là thuốc bôi viêm da dị ứng được chỉ định khi người bệnh đang ở đợt kịch phát.
Corticoid có tác dụng chống viêm tại chỗ. Có 3 nhóm thuốc chính:
- Rất mạnh (clobetasol propionat, diprolene): Cho tác dụng tức thì, chỉ định dùng trong thời gian ngắn, ở vùng tổn thương nhỏ và nhạy cảm với corticoid.
- Mạnh (betamethasone valerete 0,01%, 0,1%): Chỉ định cho trường hợp dị ứng toàn thân, dùng ở người lớn tuổi.
- Vừa (hydrocortison 1%, 2,5%; dexamethason 0,1%…): Chỉ định dùng cho những thương tổn ở mặt hoặc thương tổn diện rộng.
Lưu ý an toàn:
- Corticoid có khả năng chống tăng sinh, gây hạn chế sự tổng hợp collagen. Khi dùng trong thời gian dài sẽ gây teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông..
- Ở trẻ em (chủ yếu), corticoid có thể gây hội chứng dạng Cushing, làm trẻ chậm lớn, suy thượng thận nếu dùng lượng lớn corticoid mạnh rồi ngừng đột ngột.
- Corticoid có thể gây đục thủy tinh thể nên cần hết sức thận trọng khi dùng ở vùng mí mắt, gần mắt.
- Chỉ định dùng corticoid ngày 1 lần cho đến khi đỡ (thông thường khoảng 10 ngày), để giảm tối đa nguy cơ tác dụng phụ.
- Nên dùng corticoid vào buổi tối, giảm dần liều lượng bôi theo chỉ định rồi mới ngừng sử dụng.
- Corticoid có thể tăng ngấm qua da nếu bôi ở vùng vết thương hở. Ở tổn thương không hở thì chú ý lượn thuốc ngấm qua da khi bôi vượt qua 70% diện tích cơ thể.
- Quan trọng nhất, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu để hạn chế thấp nhất tác dụng phụ của corticoid.
Tacrolimus
Là một thuốc bôi viêm da dị ứng ở thể dẫn xuất macrolid, được chỉ định sử dụng cho trẻ em hoặc người lớn bị viêm da dị ứng nặng mà dùng corticoid không đáp ứng.
Cơ chế hoạt động của Tacrolimus là ứng chế sự tổng hợp và giải phóng cytokin gây viêm. Tacrolimus không gây teo da nhưng chỉ được dùng để bôi lên các thương tổn ở thân, mặt và tuyệt đối tránh vùng niêm mạc, da bị nhiễm khuẩn hoặc vùng da bị băng kín.
Lưu ý an toàn:
- Tacrolimus có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như bỏng/ngứa trong những ngày điều trị đầu tiên (chủ yếu ở người lớn).
- Nếu vùng da dị ứng có dấu hiệu bội nhiễm thì phải điều trị nhiễm khuẩn trước rồi mới dùng Tacrolimus.
- Che chắn cẩn thận khi ra nắng nếu đang điều trị bằng Tacrolimus.
- Tacrolimus có thể làm mất tác dụng của vắc-xin. Vì vậy cách 14 hoặc 28 ngày sau khi dùng Tacrolimus thì mới được tiêm chủng.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng Tacrolimus nếu bệnh dị ứng tái phát. Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế thấp nhất các tác dụng phụ không mong muốn.
Những lưu ý trong sinh hoạt khi dùng thuốc bôi viêm da dị ứng
Về chế độ sinh hoạt
- Không gãi, cào vùng da bị dị ứng để tránh bệnh tăng nặng hơn. Nên bôi kem chống ngứa, cắt móng tay hoặc đeo găng tay khi ngủ.
- Che phủ vùng dị ứng với băng gạc sạch để tránh cào gãi tối đa.
- Tắm bằng nước ấm, lau khô da và dùng thuốc bôi ngoài da/kem dưỡng ẩm ngay để hạn chế thấp nhất tình trạng khô da.
Về chế độ ăn uống
Người bệnh viêm da dị ứng nên tuyệt đối tránh 4 loại thực phẩm dưới đây:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, xúc xích… chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gia tăng tình trạng viêm sưng.
- Sản phẩm từ sữa: Gây trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm da dị ứng.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Bánh mỳ trắng, mỳ ống làm việc tiêu hóa kém hiệu quả. Ngoài ra, thực phẩm bột tinh chế cũng làm tăng nặng các triệu chứng dị ứng.
- Đường, thực phẩm nhiều đường.
Trên đây là những thông tin về thuốc bôi viêm da dị ứng và các lưu ý an toàn khi dùng thuốc. Hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!